Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 2 môn Tiếng Việt 5 chân trời này bao gồm: đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau: 

Cửa sông 

Là cửa nhưng không then khóa 

Cũng không khép lại bao giờ

Mênh mông một vùng sóng nước

Mở ra bao nỗi đợi chờ.

Nơi những dòng sông cần mẫn

Gửi lại phù sa bãi bồi

Để nước ngọt ùa ra biển

Sau cuộc hành trình xa xôi.

Nơi biển tìm về với đất

Bằng con sóng nhớ bạc đầu

Chất muối hòa trong vị ngọt

Thành vũng nước lợ nông sâu.

Nơi cá đối vào đẻ trứng

Nơi tôm rảo đến búng càng

Cần câu uốn cong lưỡi sóng

Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.

Nơi con tàu chào mặt đất

Còi ngân lên khúc giã từ

Cửa sông tiễn người ra biển

Mây trắng lành như phong thư.

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non

QUANG HUY 

Câu 1 (0,5 điểm). Theo bài thơ, phù sa được dòng sông gửi lại ở đâu?

A. Bãi bồi.

B. Biển khơi.

C. Núi non.

D. Vũng nước lợ. 

Câu 2 (0,5 điểm). “Cửa sông” trong bài thơ được ví như điều gì?

A. Một cánh cửa không bao giờ khép.

B. Một nơi sóng nước mênh mông.

C. Một nơi giao hòa giữa đất và biển.

D. Tất cả các ý trên. 

Câu 3 (0,5 điểm). Câu thơ “Dù giáp mặt cùng biển rộng / Cửa sông chẳng dứt cội nguồn” thể hiện điều gì?

A. Sự lưu luyến của cửa sông với biển cả.

B. Sự gắn bó của cửa sông với đất mẹ, nguồn cội.

C. Tình cảm giữa con người với thiên nhiên.

D. Sự chuyển động liên tục của dòng sông. 

Câu 4 (0,5 điểm). Hình ảnh “Lá xanh mỗi lần trôi xuống / Bỗng… nhớ một vùng núi non” gợi suy nghĩ gì về nguồn cội?

A. Dù đi xa, con người vẫn luôn nhớ đến quê hương, cội nguồn.

B. Sự chuyển động của dòng sông là một hành trình chia ly.

C. Lá xanh tượng trưng cho sự gắn kết giữa thiên nhiên và con người.

D. Sông và biển là biểu tượng cho sự xa cách.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Đọc đoạn văn sau rồi viết lại cho đúng những tên riêng trong đoạn:

Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về ác-boa để lu-i Paxtơ có thể tiếp tục đi học. ác boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.

Câu 6 (2,0 điểm) Điền từ vào chỗ trống:

a) Nhờ ý tưởng ______ của Việt, chúng tôi đã hoàn thành bộ sản phẩm “Vì môi trường” để giới thiệu trong Hội chợ Xuân của trường.

b) Trong hành trình ______ Bắc Cực, đoàn thám hiểm đã phát hiện ra một hòn đảo mới.

c) Những năm tháng tuổi thơ, Xti-von Hoóc-King say sưa ______, khám phá về Trái Đất và bầu trời qua những cuốn sách bố mua tặng.

d) Sau một thời gian dài ______, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều điều kì diệu về đời sống của một số loài động vật hoang dã.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

  1. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết đoạn văn (4,0 điểm)

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn nêu lí do tán thành ý kiến “Học sinh tiểu học phải chấp hành luật giao thông”. 

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                    Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

1

1

4

0

2,0

Luyện từ và câu

1

1

0

2

4,0

Luyện viết đoạn văn

1

0

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

1

1

1

1

1

1

4

3

7 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

0,5

2,0

0,5

4,0

2,0

8,0

10,0

Tổng số điểm

3,0 

30%

2,5

25% 

4,5

45%

10,0

100%

10,0

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

Từ câu 1 – Câu 4

4

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Nắm được nơi được dòng sông bồi đắp phù sa. 

- Nắm được các hình ảnh so sánh với cửa sông. 

2

C1, C2

Kết nối

- Hiểu được ý nghĩa của câu thơ. 

1

C3

Vận dụng

Từ hình ảnh của câu thơ nêu được thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

1

C4

Câu 5 – Câu 6

2

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Chữa lỗi tên riêng, tên địa lí nước ngoài 

1

C5

Kết nối

- Điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện câu.  

1

C6

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 7

1

2. Luyện viết đoạn văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một đoạn văn (câu mở đầu – các câu tiếp theo – câu kết thúc.) 

- Nêu được lí do tán thành của em về ý kiến trên. 

- Nêu được bài học cho bản thân. 

- Vận dụng được các kiến thức đã học để viết đoạn văn. 

- Có sáng tạo trong diễn đạt, đoạn văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

1

C7

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Tiếng việt 5 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay