Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 2 môn Tiếng Việt 5 chân trời này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)
Ê-mi-li, con ...
Ngày 2-11-1965, một công dân Mĩ tên là Mo-ri-xơn đã tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ở Việt Nam. Xúc động trước hành động của anh, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ Ê-mi-li, con... Bài thơ gợi lại hình ảnh Mo-ri-xơn bế con gái là bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi đến trụ sở Bộ Quốc Phòng Mĩ, nơi anh tự thiêu vì hòa bình ở Việt Nam.
Ê - mi - li, con đi cùng cha
Sau khôn lớn, con thuộc đường, khỏi lạc ...
- Đi đâu cha?
- Ra bờ sông Pô-tô-mác.
- Xem gì cha?
- Không, con ơi, chỉ có Lầu Ngũ Giác.
Giôn - xơn!
Tội ác bay chồng chất
Nhân danh ai
Bay mang những B.52
Những napan, hơi độc
Đến Việt Nam
Để đốt những nhà thương, trường học
Giết những con người chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em chỉ biết đến trường
Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá
Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa?
Ê - mi - li con ôi!
Trời sắp tối rồi...
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến tìm con
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
Cho cha nhé
Và con sẽ nói giùm với mẹ:
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!
Oa-sinh-tơn
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn, mất?
Đã đến phút lòng ta sáng nhất!
Ta đốt thân ta, cho ngọn lửa sáng lòa
Sự thật.
TỐ HỮU
Câu 1 (0,5 điểm). Mo-ri-xơn đã tự thiêu vào ngày nào?
A. 2-11-1965.
B. 2-12-1965.
C. 2-10-1965.
D. 2-1-1965.
Câu 2 (0,5 điểm). Mo-ri-xơn đã bế con gái đến đâu trước khi tự thiêu?
A. Nhà Trắng.
B. Lầu Ngũ Giác.
C. Trụ sở Bộ Quốc Phòng Mĩ.
D. Tòa nhà Quốc hội.
Câu 3 (0,5 điểm). Hành động của Mo-ri-xơn có ý nghĩa gì?
A. Phản đối việc tăng thuế.
B. Phản đối chính sách giáo dục của Mĩ.
C. Phản đối sự bất công trong xã hội.
D. Phản đối chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ở Việt Nam.
Câu 4 (0,5 điểm). Hình ảnh “những dòng sông của thơ ca nhạc họa” trong bài thơ ám chỉ điều gì?
A. Những vẻ đẹp tự nhiên của Việt Nam.
B. Những dòng sông bị tàn phá bởi chiến tranh.
C. Nền văn hóa nghệ thuật của nhân loại.
D. Những biểu tượng của hòa bình và sáng tạo.
Câu 5 (0,5 điểm). Câu “Ta đốt thân ta, cho ngọn lửa sáng lòa / Sự thật” mang ý nghĩa gì?
A. Hi sinh thân mình để đấu tranh cho lẽ phải và hòa bình.
B. Tạo nên một cuộc cách mạng lớn.
C. Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.
D. Chỉ trích chính quyền Mĩ bằng hành động mạnh mẽ.
Câu 6 (0,5 điểm). Thông điệp chính của văn bản "Ê-mi-li, con..." là gì?
A. Tình yêu thương gia đình.
B. Sự hy sinh vì hòa bình và công lý.
C. Sự phản đối chiến tranh.
D. Tình yêu quê hương đất nước.
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Tìm từ ngữ lặp lại để liên kết các câu trong đoạn văn sau:
a) Bé thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo giống mẹ. Lại có lúc bé thích làm bác sĩ để chữa bệnh cho ông ngoại.
b) Mùa hè đến, hoa phượng nở rộ. Mùa hè cũng là thời gian học sinh được nghỉ ngơi sau một năm học vất vả.
Câu 8 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố mà bạn biết. Sử dụng các từ ngữ liên quan đến chủ đề “hòa bình”.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm): Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Chiền chiện bay lên” (SGK TV5, Chân trời sáng tạo – trang 121) Từ “Theo với tiếng chim bay lên” cho đến “vào tâm hồn họ”.
Câu 10 (8,0 điểm): Em hãy viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối về hiện tượng chen lấn khi xếp hàng.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2 | 0 | 0 | 3,4,5 | 7 | 0 | 6 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1,0 | 0 | 0 | 1,5 | 2 | 0 | 0,5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. PHẦN TIẾNG VIỆT | ||||||
Từ Câu 1 – Câu 6 | 6 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Nắm được những thông tin liên quan về Mo-ri-xơn. | 2 | C1,2 | ||
Thông hiểu | - Hiểu được hành động của Mo-ri-xơn. - Hiểu được ý nghĩa các hình ảnh, chi tiết trong bài. | 3 | C3,4,5 | |||
Vận dụng | - Rút ra được thông điệp mà tác giả muốn truyền tải. | 1 | C6 | |||
Câu 7– Câu 8 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Tìm được từ lặp lại để liên kết câu. | 1 | C7 | ||
Kết nối | - Viết đoạn văn có sử dụng từ ngữ theo yêu cầu đề bài. | 1 | C8 | |||
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 9-10 | 2 | |||||
3. Luyện viết chính tả và viết bài văn | Vận dụng | Chính tả nghe và viết | 1 | C9 | ||
- Nắm được bố cục của một đoạn văn (câu mở đầu – các câu tiếp theo – câu kết thúc.) - Nêu được lí do phản đối của em về ý kiến trên. - Nêu được bài học cho bản thân. - Vận dụng được các kiến thức đã học để viết đoạn văn. - Có sáng tạo trong diễn đạt, đoạn văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 | C10 |