Đề thi giữa kì 1 Địa lí 12 file word với đáp án chi tiết (đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Địa lí 12 đề số 1 soạn chi tiết bao gồm: đề trắc nghiệm, cấu trúc đề và ma trận đề. Bộ đề gồm nhiều đề tham khảo khác nhau đề giáo viên tham khảo nhiều hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề giữa kì 1 Địa lí 12 mới này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Địa lí 12kì 1 soạn theo công văn 5512
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
ĐỊA LÍ 12
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Điểm giống nhau giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long?
- Có đất mặn, đất phèn chiếm phần lớn diện tích.
- Có hệ thống đê sông kiên cố để ngăn lũ.
- Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- Đều là các đồng bằng phù sa châu thổ sông.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của nước ta?
- Trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc. B. Tiếp giáp với Biển Đông.
- Trong vùng nhiều thiên tai. D. Ở trung tâm bán đảo Đông Dương.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh chế độ nước sông Hồng với sông Cửu Long?
- Số tháng lũ nhiều hơn một tháng. B. Tổng lưu lượng nước lớn hơn.
- Số tháng lũ ít hơn một tháng. D. Số tháng lũ đều bằng nhau.
Câu 4: Khu vực được bồi tụ phù sa vào mùa lũ ở Đồng bằng sông Hồng là
- các ô trũng ngập nước. B. rìa phía tây và tây bắc.
- vùng trong đê. D. vùng ngoài đê.
Câu 5: Thời tiết nóng và khô ở ven biển Trung bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió nào sau đây gây ra?
- Tín phong bán cầu Nam. B. Gió mùa Đông Bắc.
- Gió Tây Nam đầu mùa. D. Tín phong bán cầu Bắc.
Câu 6: Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là do nguyên nhân nào sau đây?
- Nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu Á và giáp Biển Đông.
- Nằm trong vùng gió mùa, giữa hai đường chí tuyến nên có lượng mưa lớn và góc nhập xạ lớn.
- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh năm nhận lượng bức xạ lớn.
- Nằm ở vùng vĩ độ thấp nên nhận được nhiều nhiệt và tiếp giáp Biển Đông nên mưa nhiều.
Câu 7: Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta là
- đồng bằng chiếm 1/4 diện tích nằm chủ yếu ở ven biển.
- đối núi chiếm phần lớn diện tích và chủ yếu là núi cao.
- đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam và vòng cung.
Câu 8: Căn cứ vào trang 13 và 14 của Atlat Địa Lí Việt Nam, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc – đông nam?
- Hoàng Liên Sơn. B. Đông Triều. C. Trường Sơn. D. Pu Đen Đinh.
Câu 9: Vùng Đồng bằng sông Hồng nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
- Vùng đất trong đê được bồi đắp hàng năm.
- Có hệ thống đê ven sông để ngăn lũ.
- Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô.
- Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc.
Câu 10: Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
- Quá trình phong hóa diễn ra mạnh. B. Tích tụ ôxít nhôm Al2O3.
- Mưa nhiều, rửa trôi các chất badơ. D. Tích tụ ôxít sắt Fe2O3.
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây đúng với Đồng bằng ven biển miền Trung nước ta?
- Có nhiều ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập nước.
- Nằm gần vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- Có cồn cát, đầm phá; vùng trũng thấp; đồng bằng.
- Địa hình thấp, dễ bị thủy triều xâm nhập sâu.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển?
- Hà Giang. B. Cà Mau. C. Gia Lai. D. Điện Biên.
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây ở trạm khí tượng Sa Pa có lượng mưa lớn nhất?
- Tháng VIII. B. Tháng IX. C. Tháng X. D. Tháng XI.
Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết điểm cực Nam trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh nào sau đây?
- Sóc Trăng. B. Kiên Giang. C. An Giang. D. Cà Mau.
Câu 15: Địa hình nước ta không có đặc điểm chung nào sau đây?
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi cao.
Câu 16: Căn cứ vào trang 13 và 14 của Atlat Địa Lí Việt Nam, hãy cho biết Trường Sơn Bắc có đỉnh núi nào sau đây?
- Pu xai lai leng. B. Tây Côn Lĩnh. C. Ngọc Linh. D. Pu si lung.
Câu 17: Ý nào sau đây không phải là kết quả tác động của khối khí nhiệt đới ẩm từ bắc Ấn Độ Dương đến nước ta?
- Làm cho mưa ở Duyên hải Nam Trung Bộ đến sớm hơn.
- Gây hiện tượng phơn cho đồng bằng ven biển Trung Bộ.
- Gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Hiện tượng thời tiết khô nóng ở phía nam của Tây Bắc.
Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Trung Quốc?
- Lai Châu. B. Sơn La. C. Yên Bái. D. Phú Thọ.
Câu 19: Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các
- đảo ven bờ. B. đảo xa bờ. C. hải đảo. D. quần đảo.
Câu 20: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm của nước ta là
- rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
- rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh.
- rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.
- rừng thưa nhiệt đới khô rụng lá theo mùa.
Câu 21: Điểm khác biệt rõ nét về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Nam so với vùng núi Trường Sơn Bắc là
- núi theo hướng vòng cung. B. có các khối núi và cao nguyên.
- độ dốc địa hình nhỏ hơn. D. địa hình có độ cao nhỏ hơn.
Câu 22: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường nhập cư là vùng
- đặc quyền về kinh tế. B. thềm lục địa.
- lãnh hải. D. tiếp giáp lãnh hải.
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không phải của sông ngòi miền Trung nước ta?
- Dòng sông ngắn và dốc. B. Lũ lên chậm xuống chậm.
- Có lũ vào thu - đông. D. Chế độ nước thất thường.
Câu 24: Gió mùa Đông Bắc không xóa đi tính chất nhiệt đới của khí hậu và cảnh quan nước ta là do
- nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ nóng ẩm.
- lãnh thổ nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
- gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt ở miền Bắc.
- nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 200C.
Câu 25: Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
- nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
- độ cao khoảng từ 100m đến 200m.
- có cả đất phù sa cổ lẫn đất đỏ ba dan.
- bị chia cắt do tác động của dòng chảy.
Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Cửu Long?
- Là đồng bằng châu thổ rộng lớn.
- Được bồi đắp phù sa của sông Cửu Long.
- Trên bề mặt có nhiều đê sông.
- Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có mưa nhiều từ tháng IX đến tháng XII?
- Sa Pa. B. Nha Trang. C. Đà Lạt. D. Thanh Hóa.
Câu 28: Căn cứ vào trang 13 và 14 của Atlat Địa Lí Việt Nam, hãy cho biết ở nước ta có sơn nguyên nào sau đây?
- Mộc Châu. B. Sơn La. C. Đồng Văn. D. Lâm Viên.
Câu 29: Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là
- có các cao nguyên ba dan, xếp tầng.
- có 3 mạch núi hướng tây bắc - đông nam.
- có các khối núi cao và đò sộ nhất nước ta.
- núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung.
Câu 30: Nguyên nhân chính dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là
- sự phân hóa độ cao của địa hình.
- tác động của hướng các dãy núi.
- tác động của gió mùa và địa hình.
- tác động của gió mùa và sông ngòi.
------ HẾT ------
Lưu ý: Học sinh được sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam