Đề thi giữa kì 1 Địa lí 12 file word với đáp án chi tiết (đề 4)

Đề thi giữa kì 1 môn Địa lí 12 đề số 4 soạn chi tiết bao gồm: đề trắc nghiệm, cấu trúc đề và ma trận đề. Bộ đề gồm nhiều đề tham khảo khác nhau đề giáo viên tham khảo nhiều hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề giữa kì 1 Địa lí 12 mới này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án Địa lí 12kì 1 soạn theo công văn 5512

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

ĐỊA LÍ 12

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Địa hình chiếm 3/4 diện tích cả nước ta là

  1. trung du. B. đồi núi.               C. núi cao.              D. đồng bằng.

Câu 2. Trung Bộ có mưa lớn vào tháng IX là do tác động kết hợp của

  1. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.
  2. dải hội tụ nhiệt đới và hoạt động của frông.
  3. Tín phong bán cầu Bắc và gió mùa Đông Bắc.
  4. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương và bão.

Câu 3. Điểm giống nhau giữa vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc là

  1. có ba dải địa hình hướng tây bắc - đông nam.
  2. hướng nghiêng địa hình theo chiều đông - tây.
  3. có các thung lũng sông cùng hướng dãy núi.
  4. có nhiều dãy núi vòng cung cao nhất cả nước.

Câu 4. Nhờ Biển Đông mà khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu

  1. lục địa. B. ôn đới.                C. hải dương.          D. địa trung hải.

Câu 5. Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là do

  1. lãnh thổ trải dài, nằm trong vùng nội chí tuyến, giáp Biển Đông rộng lớn.
  2. nằm trong vùng nội chí tuyến, giáp Biển Đông, trong vùng gió mùa châu Á.
  3. nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần xích đạo, lãnh thổ trải dài.
  4. gần trung tâm Đông Nam Á, giáp Trung Quốc, ở nội chí tuyến bán cầu Bắc.

Câu 6. Hướng vòng cung thể hiện ở các vùng núi nào sau đây của nước ta?

  1. Trường Sơn Bắc và Tây Bắc. B. Tây Bắc và Trường Sơn Nam.
  2. Trường Sơn Bắc và Đông Bắc. D. Đông Bắc và Trường Sơn Nam.

Câu 7. Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc khác với Trường Sơn Nam chủ yếu do tác động của

  1. vận động kiến tạo, quá trình phong hóa khác nhau các giai đoạn.
  2. các quá trình phong hóa, bóc mòn, bồi tụ khác nhau mỗi thời kì.
  3. hoạt động nội lực, các quá trình ngoại lực khác nhau ở mỗi nơi.
  4. vận động kiến tạo nâng lên và hạ xuống khác nhau ở mỗi vùng.

Câu 8. Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do quá trình nào sau đây của sóng biển tạo nên?

  1. Tích tụ ngầm và sạt lở. B. Mài mòn và bồi tụ.
  2. Mài mòn và vận chuyển. D. Phong hóa và mài mòn.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng với địa hình vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta?

  1. Sườn đông dốc, sườn tây thoải. B. Có nhiều cao nguyên đá vôi.
  2. Có nhiều dãy núi cao đồ sộ. D. Hẹp ngang, cao ở hai đầu.

Câu 10. Đặc điểm giống nhau của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là

  1. do phù sa biển bồi tụ, đồng bằng chia cắt nhiều ô, địa hình thấp.
  2. rộng, bằng phẳng, thành tạo do phù sa sông trên vịnh biển nông.
  3. đất đai màu mỡ, giàu phù sa sông, hệ thống kênh rạch chằng chịt.
  4. do phù sa sông bồi đắp, thấp phẳng, nhiều đê ven sông ngăn lũ.

Câu 11. Lãnh thổ trên đất liền nước ta có

  1. đường bờ biển kéo dài. B. vùng đất và vùng biển.
  2. hơn 4000 đảo lớn nhỏ. D. đường biên giới ngắn.

Câu 12. Khu vực bờ biển nước ta có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít cửa sông thuận lợi nhất cho nghề

  1. sản xuất muối.                               B. khai thác hải sản.
  2. chế biến thủy sản. D. nuôi trồng thủy sản.

Câu 13. Kiểu thời tiết đặc trưng vào nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta là

  1. lạnh, khô. B. ấm, khô.             C. lạnh, ẩm.            D. ấm, ẩm.

Câu 14. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên

  1. có tài nguyên khoáng sản phong phú.
  2. thiên nhiên chịu ảnh hưởng của biển.
  3. có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng.
  4. chịu tác động mạnh của gió mùa châu Á.

Câu 15. Thiên nhiên phần đất liền chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông, chủ yếu do nước ta có

  1. hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài.
  2. vùng biển rộng lớn, nền nhiệt khá cao.
  3. nhiều vũng, vịnh ăn sâu vào trong đất liền.
  4. hướng nghiêng địa hình thấp dần ra biển.

Câu 16. Điểm cực Đông nước ta thuộc tỉnh

  1. Hà Giang. B. Điện Biên.          C. Cà Mau.             D. Khánh Hòa.

Câu 17. Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển

  1. xích đạo. B. nhiệt đới.            C. cận nhiệt đới.      D. ôn đới.

Câu 18. Đất mặn, đất phèn chiếm gần 2/3 diện tích là đặc điểm của đồng bằng nào sau đây?

  1. Đồng bằng Quảng Nam. B. Đồng bằng Thanh Hóa.
  2. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 19. Đồng bằng ven biển nước ta có đặc điểm là

  1. có đê ven sông ngăn lũ. B. có kênh rạch chằng chịt.
  2. chủ yếu đất cát, cát pha. D. đất phèn chiếm phần lớn.

Câu 20. Đường biên giới quốc gia trên biển nước ta là ranh giới ngoài của vùng

  1. thềm lục địa.                               B. lãnh hải.
  2. nội thủy.                               D. tiếp giáp lãnh hải.

Câu 21. Đồng bằng sông Hồng được bồi tụ phù sa của các hệ thống

  1. sông Ba và sông Thu Bồn. B. sông Cả và sông Đồng Nai.
  2. sông Hồng và sông Thái Bình. D. sông Mê Công và sông Mã.

Câu 22. Nước ta nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế tạo thuận lợi chủ yếu để

  1. chung sống hòa bình, hợp tác các nước láng giềng.
  2. thông thương với nước láng giềng qua cửa khẩu.
  3. giao lưu kinh tế và thực hiện chính sách mở cửa.
  4. xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Câu 23. Cấu trúc địa hình nước ta có đặc điểm là

  1. đa dạng, nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam, gồm hai hướng chính.
  2. có tính phân bậc theo độ cao, đa dạng, chịu tác động mạnh của con người.
  3. đa dạng, đồi núi thấp chiếm chủ yếu, chỉ có núi hướng tây bắc – đông nam.
  4. đồi núi cao chiếm chủ yếu, xâm thực mạnh ở đồi núi, bồi tụ nhanh ở hạ lưu.

Câu 24. Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất nước ta tập trung chủ yếu ở vùng ven biển

  1. Bắc Bộ. B. Nam Bộ.             C. Bắc Trung Bộ.    D. Nam Trung Bộ.

Câu 25. So với đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm nào sau đây?

  1. Đất phèn ít hơn.                               B. Hệ thống đê lớn hơn.
  2. Diện tích nhỏ hơn. D. Địa hình thấp hơn.

Câu 26. Dải đồng bằng ven biển miền Trung nước ta nhỏ hẹp, ít mở rộng chủ yếu do

  1. có nhiều lần biển tiến, địa hình phân hóa phức tạp, nồng độ muối cao.
  2. núi ăn lan sát biển, phần lớn sông nhỏ ít phù sa, thềm lục địa thu hẹp.
  3. các nhánh núi lan sát biển, sông ngòi ngắn dốc, dòng biển lạnh ven bờ.
  4. thềm lục địa thu hẹp, các dòng biển chảy ven bờ, sông ngòi ngắn dốc.

Câu 27. Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam khi vào Bắc Bộ nước ta di chuyển theo hướng

  1. tây bắc. B. tây nam.             C. đông bắc.            D. đông nam.

Câu 28. Kiểu thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta là do

  1. khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương.
  2. ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ đến sớm.
  3. gió mùa mùa đông đi qua lục địa phương Bắc.
  4. khối khí lạnh di chuyển lệch đông qua biển.

Câu 29. Mùa mưa ở miền Nam dài hơn miền Bắc nước ta chủ yếu do

  1. hoạt động lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới từ bắc vào nam.
  2. thời gian giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ngắn hơn.
  3. hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở phía nam.
  4. miền Nam có vị trí địa lí gần khu vực xích đạo hơn.

Câu 30. Mùa mưa ở dải đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ chịu tác động chủ yếu của

  1. áp thấp nhiệt đới và bão, gió mùa Tây Nam, gió Tây và gió mùa Đông Bắc.
  2. gió tây nam Bắc Ấn Độ Dương đến, gió Đông Bắc, bão, áp thấp nhiệt đới.
  3. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc, bão, dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới.
  4. dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới, bão, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến.

Câu 31. Cho bảng số liệu:

MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ NHIỆT ĐỘ CỦA HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(Đơn vị: 0C)

Địa điểm

Nhiệt độ

trung bình năm

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất

Hà Nội

23,5

16,4 (tháng I)

28,9 (tháng VII)

TP. Hồ Chí Minh

27,1

25,8 (tháng XII)

28,9 (tháng IV)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

  1. Tháng nóng nhất của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều là tháng VII.
  2. Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh.
  3. Nhiệt độ tháng lạnh nhất của Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh.
  4. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh.

Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng tây bắc -đông nam?

  1. Ngân Sơn. B. Đông Triều.        C. Sông Gâm.         D. Hoàng Liên Sơn.

Câu 33. Cho biểu đồ về chỉ số khí hậu của Hà Nội theo các tháng

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2020, https://www.gso.gov.vn)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

  1. Số giờ nắng trung bình của Hà Nội. B. Lượng mưa trung bình của Hà Nội.
  2. Nhiệt độ trung bình của Hà Nội. D. Lượng bốc hơi trung bình của Hà Nội.

Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết tên hai quần đảo ngoài khơi xa của nước ta?

  1. Phú Quốc, Trường Sa. B. Côn Sơn, Thổ Chu.
  2. Hoàng Sa, Trường Sa. D. Thổ Chu, Hoàng Sa.

Câu 35. Dựa vào biểu đồ sau:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM Ở MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM.

(Số liệu theo SGK Địa lí lớp 12, NXBGD)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm trên?

  1. TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa nhỏ nhất.
  2. Huế có cân bằng ẩm cao nhất.
  3. Hà Nội có lượng bốc hơi lớn nhất.
  4. Hà Nội có cân bằng ẩm nhỏ nhất.

Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Hà Nội có nhiệt độ trung bình tháng I nằm trong khoảng nào sau đây?

  1. 20o – 24oC. B. 14o – 18oC.         C. 24o – 28oC.         D. 18o – 20oC.

Câu 37. Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH VÀ LƯỢNG MƯA CÁC THÁNG

CỦA BẮC NINH, NĂM 2021

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ

(0C)

16,2

20,6

22,4

25,3

29,4

31,2

30,6

30,1

28,8

24,3

21,9

18,3

Lượng mưa (mm)

0,3

73,5

68,1

95,4

83,0

144,1

240,2

212,7

122,6

304,0

11,5

0,6

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2021)

Theo bảng số liệu, để thể hiện nhiệt độ trung bình và lượng mưa các tháng của Bắc Ninh năm 2021, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

  1. Cột. B. Tròn.                  C. Miền.                 D. Kết hợp.

Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây có lượng mưa lớn nhất tại trạm khí tượng Đồng Hới?

  1. IX. B. X.                      C. XII.                    D. XI.

Câu 39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết nơi nào sau đây có khí tự nhiên?

  1. Cẩm Phả. B. Tiền Hải.            C. Bạch Hổ.            D. Rạng Đông.

Câu 40. Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Biển Đông?

  1. Hà Nam. B. Thái Bình.           C. Hưng Yên.          D. Hòa Bình.

------ HẾT ------

Lưu ý: Học sinh được sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Địa lí 12 file word với đáp án chi tiết - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay