Giáo án Âm nhạc 11 chân trời Phương án lựa chọn hát Bài 4

Giáo án Phương án lựa chọn hát Bài 4 sách Âm nhạc 11 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 11 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: THỰC HÀNH HÁT LUYẾN ÂM (9 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết hát đúng tư thế, biết xử lí hơi thở phù hợp với bài hát.
  • Vận dụng được kĩ thuật hát luyến âm và thể hiện được tính chất âm nhạc của bài hát.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống.
  • Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đọc học tập để hoàn thành nhiệm vụ.

Năng lực riêng:

  • Hát đúng cao độ, trường độ, rõ lời ca bài Ngôi trường giữa ngàn mây và bài dân ca Lí hoài xuân, Lí con sáo sang sông.
  1. Phẩm chất
  • Yêu quê hương, đất nước; yêu trường lớp, bạn bè; có lí tưởng đóng góp, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.
  • Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Âm nhạc 11.
  • File âm thanh bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây, Lí hoài xuân hoặc Lí con sáo sang sông.
  • Đàn phím điện tử, máy nghe nhạc.
  • Máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Âm nhạc 11.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: GV gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Ai nhanh hơn và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS tích cực tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Ai nhanh hơn: Giới thiệu với bạn một bài dân ca có sử dụng kĩ thuật hát luyến âm và hát cho các bạn cùng nghe.

- GV hát mẫu cho HS một bài trong chương trình môn âm nhạc THPT, vận dụng thêm cách hát luyến âm của dân ca.

- GV cho HS nêu cảm nghĩ sau khi nghe hát mẫu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

Bài dân ca có sử dụng kĩ thuật hát luyến âm:

+ Lí cây đa: https://youtu.be/KtlZdSHw6l4?si=ecb0laYq_QsBfQH-

à Lí cây đa là một trong những làn điệu dân ca phổ biến của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung ở cùng văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày ngay). Bài lí có giai điệu mềm mại, nhịp độ nhanh, tính chất vui tươi. Lời ca thể hiện tình cảm giao duyên của nam nữa trong lễ hội làng quê.

+ Đèn cù: https://youtu.be/hBUwEzmwzaw?si=X9NWcCiGqkjxCFsN

à Đây là bài ca giao duyên Bắc Bộ, có giai điệu vui tươi, tí dỏm. Lời hát thể hiện nét văn hóa dân gian mộc mạc, giản dị của dân tộc ta.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4 – Thực hành hát luyến âm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khởi động giọng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện khởi động giọng.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu.
  3. Sản phẩm: HS thực hiện khởi động giọng theo mẫu và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu sau:

Mẫu 1:

Mẫu 2:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS khởi động giọng theo lớp, tổ/nhóm, cá nhân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV chuyển sang hoạt động mới.        

1. Khởi động giọng

Thực hiện hai mẫu luyện thanh đi lên và đi xuống liền bậc theo quãng 2 thứ, trong tầm âm phù hợp.

Hoạt động 2: Hướng dẫn chung về kĩ thuật hát luyến âm

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm bắt được kĩ thuật hát luyến âm.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS về kĩ thuật hát luyến âm.
  3. Sản phẩm: HS luyện tập kĩ thuật hát luyến âm.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giải thích, làm mẫu, minh họa cho các hướng dẫn về tư thế, lấy hơi, khẩu hình, chất lượng âm thanh,... của kĩ thuật hát luyến âm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện tập về kĩ thuật hát luyến âm theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kĩ thuật hát luyến âm trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV chuyển sang hoạt động mới.        

2. Hướng dẫn chung về kĩ thuật hát luyến âm

- Hơi thở: lấy hơi đúng chỗ, kiểm soát hơi thở tốt.

- Miệng: mở tự nhiên, hơi cười.

- Âm thanh: mềm mại, mượt mà.

Hoạt động 3: Tìm hiểu thông tin về tác giả và bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây, Lí hoài xuân hoặc Lí con sáo sang sông

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thông tin chính về tác giả và bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây, Lí hoài xuân hoặc Lí con sáo sang sông.
  2. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và nội dung, ý nghĩa của bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây, Lí hoài xuân hoặc Lí con sáo sang sông.
  3. Sản phẩm: HS trình bày về tác giả, tác phẩm và nội dung, ý nghĩa của bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây, Lí hoài xuân hoặc Lí con sáo sang sông và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS nghe bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây, Lí hoài xuân hoặc Lí con sáo sang sông:

+ Ngôi trường giữa ngàn mây:

https://youtu.be/yLrdtbENptM?si=Dbx3ZO7G1UcQGnC9

+ Lí hoài xuân:

https://youtu.be/IxchuxdVBWs?si=NDuR8ZF3u0PJYjWW

+ Lí con sáo sang sông:

https://youtu.be/aj9yIJa-f6g?si=RbkCsHMbUnRop1xz

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát.

- GV chia HS thành 4 nhóm và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nhạc sĩ Lê Dũng (năm sinh, quá trình hoạt động âm nhạc, các tác phẩm tiêu biểu,...).

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây (kí hiệu, âm hình tiết tấu, tính chất, nhịp, cấu trúc, chia câu, chia đoạn, hát bè,...).

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về bài dân ca Lí hoài xuân (nguồn gốc, xuất xứ, các đặc trưng trong cách hát, các từ địa phương trong bài,...).

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về bài dân ca Lí con sáo sang sông (nguồn gốc, xuất xứ, các đặc trưng trong cách hát, các từ địa phương trong bài,...).

- GV yêu cầu HS lắng nghe bài hát nhằm xác định những chỗ hát luyến âm trong bài.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm theo nội dung thảo luận được phân công.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận lần lượt theo các nội dung sau:

+ Tác giả, tác phẩm bài Ngôi trường giữa ngàn mây.

+ Bài dân ca Lí hoài xuân.

+ Bài dân ca Lí con sáo sang sông.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý bổ sung (nếu có) cho phần trình bày của nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

3. Tìm hiểu thông tin về tác giả và bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây, Lí hoài xuân hoặc Lí con sáo sang sông

* Bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây

- Nhạc sĩ Lê Dũng:

+ Nhạc sĩ Lê Dũng sinh năm 1985 tại Hà Tây.

+ Ông tốt nghiệp khoa Piano và Sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).

+ Ông sáng tác một số ca khúc được sử dụng trong các chương trình biểu diễn của nhà thiếu nhi các tỉnh và của Đài Truyền hình Việt Nam.

- Bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây:

+ Bài hát được sáng tác vào năm 2020, có giai điệu nhiều luyến láy theo phong cách dân ca miền núi, nhịp độ vừa phải.

+ Nội dung lời ca miêu tả lớp học đơn sơ nơi vùng cao, với thầy cô và đàn em thân thương, với con đường đến lớp mỗi sáng sớm mây trắng quyện theo từng bước chân.

+ Bài hát đạt giải khuyến khích trong cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc, thiểu số, miền núi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức năm 2020.

+ Bài hát có cấu trúc 2 đoạn:

        ·        Đoạn 1: từ đầu đến ngôi trường giữa ngàn mây.

        ·        Đoạn 2: từ Đây là ngôi trường của em đến hết bài.

+ Âm hình tiết tấu chủ đạo đoạn 2:

* Bài hát Lí hoài xuân

- Lí hoài xuân là bài dân ca quen thuộc với lời hát mộc mạc, giản dị nhưng giàu ý nghĩa, giai điệu nhiều quãng nhảy và nhiều luyến láy.

+ Lời hát được lấy ý từ bài ca dao Mười thương:

“Một thương tóc bỏ đuôi gà

Hai thương ăn nói mặn mà có duyên

Ba thương má lúm đồng tiền

Bốn thương răng láng hạt huyền kém thua”

- Bài dân ca có sử dụng một số từ địa phương vùng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế như: nường (nàng).

* Bài hát Lí con sáo sang sông

- Lí con sáo sang sông (dân ca Nam Bộ) là bài dân ca trữ tình, giai điệu buồn man mác nhiều luyến láy, thể hiện tính chất mênh mang của vùng sông nước Nam Bộ; lời hát được lấy ý từ câu ca dao:

“Ai đem con sáo sang sông

Để cho con sáo sổ lồng bay xa”

- Bài dân ca có sử dụng từ địa phương Nam Bộ như: thiềng thị (thành thị).

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

KIẾN THỨC CHUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: ƯỚC MƠ BAY CAO

CHỦ ĐỀ 2: KHÚC CA CỘI NGUỒN

CHỦ ĐỀ 3: MÙA XUÂN TÌNH BẠN

CHỦ ĐỀ 4: NIỀM TIN CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN WORD PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN: HÁT

GIÁO ÁN WORD PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN: NHẠC CỤ

ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ

ĐÀN GUITAR

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ ÂM NHẠC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. KĨ NĂNG BIỂU DIỄN THANH NHẠC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. KĨ NĂNG BIỂU DIỄN NHẠC CỤ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. KĨ NĂNG CHỈ HUY

Chat hỗ trợ
Chat ngay