Giáo án chuyên đề sinh học 10 cánh diều bài 6: Công nghệ tế bào gốc và ứng dụng

Giáo án chuyên đề bài 6: Công nghệ tế bào gốc và ứng dụng sách chuyên đề học tập sinh học 10 cánh diều. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án chuyên đề sinh học 10 cánh diều bài 6: Công nghệ tế bào gốc và ứng dụng
Giáo án chuyên đề sinh học 10 cánh diều bài 6: Công nghệ tế bào gốc và ứng dụng
Giáo án chuyên đề sinh học 10 cánh diều bài 6: Công nghệ tế bào gốc và ứng dụng
Giáo án chuyên đề sinh học 10 cánh diều bài 6: Công nghệ tế bào gốc và ứng dụng
Giáo án chuyên đề sinh học 10 cánh diều bài 6: Công nghệ tế bào gốc và ứng dụng
Giáo án chuyên đề sinh học 10 cánh diều bài 6: Công nghệ tế bào gốc và ứng dụng
Giáo án chuyên đề sinh học 10 cánh diều bài 6: Công nghệ tế bào gốc và ứng dụng
Giáo án chuyên đề sinh học 10 cánh diều bài 6: Công nghệ tế bào gốc và ứng dụng

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 10 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO GỐC VÀ ỨNG DỤNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm tế bào gốc.
  • Trình bày được một số thành tựu trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc.
  • Thực hiện được dự án tìm hiểu về thành tựu của công nghệ tế bào gốc.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu về tế bào gốc; xác định được hướng phát triển phù hợp sau cấp Trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến tế bào gốc và ứng dụng tế bào gốc.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận các vấn đề về tế bào gốc phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận thức sinh học: Nêu được khái niệm tế bào gốc; Trình bày được một số thành tựu trong sử dụng tế bào gốc
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được tại sao công nghệ tế bào gốc hiện nay là một trong các biện pháp quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề của y học.
  1. Phẩm chất
  • HS thấy yêu thích môn học hơn, đam mê hơn với khoa học và công nghệ
  • Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Sinh học 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Bản phóng to các hình ảnh trong SCĐ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Sinh học 10.
  • Tranh ảnh, tư liệu, đồ dùng học tập liên quan đến bài học,...theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV đưa ra tình huống có vấn đề, yêu cầu HS thảo luận và đưa ra câu trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. (HS không nhất thiết phải trả lời đúng)
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra tình huống mở đầu:

Năm 1981, lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện các tế bào gốc phôi từ phôi chuột giai đoạn sớm. Đến năm 1998, các tế bào mầm phôi của phôi nang lần đầu được phân lập và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Năm 2006, các nhà nghiên cứu đã tìm ra điều kiện cho phép một số loại tế bào soma ở người trưởng thành có thể trở về trạng thái giống như tế bào gốc.

Những khám phá nêu trên về tế bào gốc phôi mở ra những triển vọng nào trong nghiên cứu và ứng dụng của công nghệ tế bào gốc, đặc biệt trong lĩnh vực y học?

- GV yêu cầu HS  thảo luận theo bàn, suy nghĩ và đưa ra những dự đoán.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời câu hỏi trong tình huống mở đầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm đưa ra dự đoán về ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong lĩnh vực y học.

- HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài học: Để tìm hiểu về tế bào gốc và các thành tựu của việc ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong cuộc sống, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay - Bài 6: Tế bào gốc và một số thành tựu. 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về tế bào gốc động vật

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm tế bào gốc và các loại tế bào gốc.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I (SCĐ tr.36 – 38) để tìm hiểu về khái niệm tế bào gốc động vật.

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 5 HS), yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục I (SCĐ tr.36 – 38) để tìm hiểu về tế bào gốc động vật.

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hướng dẫn HS thảo luận những nội dung sau:

+ Quan sát hình 6.1 (SCĐ tr.36) và cho biết:

a) Tế bào gốc có những đặc điểm nào?

b) Các đặc điểm của tế bào gốc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển cơ thể và tiềm năng ứng dụng.

+ Đọc thông tin mục I.2, kết hợp quan sát hình 6.2, cho biết định nghĩa về tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành. Trong hai loại tế bào gốc này, loại nào có khả năng biệt hóa hình thành nhiều loại mô hơn? Vì sao?

+ Quan sát hình 6.5 (SCĐ tr.40) và mô tả phương pháp tạo tế bào gốc phôi in vitro. Phương pháp này khắc phục được trở ngại gì của việc cấy ghép mô, cấy ghép tạng từ nguồn khác? Giải thích.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục I, kết hợp quan sát các hình ảnh để trả lời câu hỏi của GV. Với mỗi câu hỏi, thành viên các nhóm làm việc cá nhân, viết câu trả lời ra giấy, sau đó cả nhóm thảo luận và thống nhất câu trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời lần lượt các câu hỏi.

- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chuẩn kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Em có biết (SCĐ tr.38) để tìm hiểu thêm các thông tin về tế bào gốc.

  

- GV nhận xét câu trả lời của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. KHÁI NIỆM VỀ TẾ BÀO GỐC ĐỘNG VẬT

1. Định nghĩa và đặc điểm của tế bào gốc

- Tế bào gốc là tế bào chưa được biệt hóa, có thể phân chia tạo ra các tế bào biệt hóa cấu thành các mô và cơ quan của cơ thể động vật thực vật.

2. Các loại tế bào gốc

- Dựa vào nguồn gốc hình thành, tế bào gốc bao gồm:

+ Tế bào gốc phôi: các tế bào gốc bắt nguồn từ khối tế bào mầm phôi của phôi nang ở giai đoạn tiền làm tổ; có khả năng được biệt hóa thành hầu hết các loại mô và cơ quan của cơ thể.

+ Tế bào gốc trưởng thành: các tế bào chưa được biệt hóa trong các mô (cơ quan) của cơ thể sau khi sinh ra, thường có một số vị trí nhất định.

Hoạt động 2: Tìm hiểu thành tựu của công nghệ tế bào gốc

  1. Mục tiêu: Trình bày được một số thành tựu trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc.
  2. Nội dung:

- GV cho HS làm việc nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục II (SC Đ tr.40 – 42) và quan sát hình 6.6 để tìm hiểu về các thành tựu của công nghệ tế bào gốc.

- HS thảo luận, trao đổi và trả lời các câu hỏi của GV.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Trong những năm gần đây, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc đạt được những thành tựu to lớn, phản ánh qua số lượng các công bố khoa học và thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp tế bào gốc.

- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, mỗi nhóm lớn chia thành các nhóm nhỏ 4 – 5 HS và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

+ Nhóm lớn 1: Tìm hiểu về tái tạo mô cho trị liệu

+ Nhóm lớn 2: Tìm hiểu về cấy ghép tế bào gốc

- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin mục II (SCĐ tr. 40 – 42), kết hợp Hình 6.6, thảo luận để trả lời các câu hỏi:

+ Nêu những khó khăn, thách thức có thể gặp phải trong ứng dụng công nghệ tế bào gốc để điều trị bệnh ở người.

+ Theo em, công nghệ tế bào gốc có thể gặp những trở ngại nào? Vì sao?

+ Cần có những lưu ý gì trong nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh trong SCĐ, thảo luận và trả lời các câu hỏi tương ứng với nội dung được phân công.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết, đôn đốc HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh để các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: Mỗi nhóm dán câu trả lời của nhóm mình lên bảng (tường xung quanh lớp), sau đó các thành viên trong lớp đi quan sát sản phẩm của từng nhóm.

- GV mời đại diện một số HS nhận xét câu trả lời của các nhóm, bình chọn nhóm có sản phẩm tốt.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương các nhóm có câu trả lời đầy đủ,  chính xác; cho HS xem thêm video ngắn về một số ứng dụng của công nghệ tế bào gốc (nếu còn thời gian): https://youtu.be/_llTLlLhfVw?t=12

- GV chốt kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

 

II. Thành tựu của công nghệ tế bào gốc

1. Tái tạo mô lành cho trị liệu

- Tạo được mô trị liệu từ chính các tế bào của người bệnh (mô tự thân) thông qua tế bào gốc vạn năng cảm ứng.

=> Nguy cơ loại thải mô cấy ghép được giảm thiểu.

- Công nghệ tế bào gốc sử dụng tế bào gốc phôi là cơ sở của y học tái tạo => Các mô không có sẵn nguồn cấy ghép  cũng có thể được tái tạo và sử dụng.

- Tế bào gốc trung mô là các tế bào gốc được phân lập từ một số mô như mô mỡ, tủy xương, amidan,... có tiềm năng tự tái tạo và biệt hóa thành các tế bào tạo mỡ, cơ, tế bào sụn và nguyên bào xương => Các tế bào gốc trung mô được ứng dụng trong điều trị các bệnh như tim mạch, xương, bệnh về hệ thần kinh và các bệnh viêm nhiễm.

2. Cấy ghép tế bào gốc

- Cấy ghép tế bào gốc trưởng thành hoặc tế bào gốc máu cuống rốn có thể thay thế các tế bào bị tổn thương do điều trị ung thư hoặc tế bào bị bệnh được áp dụng hỗ trợ điều trị một số loại bệnh ung thư và các bệnh liên quan đến máu.

- Liệu pháp tiêm tế bào gốc tủy xương có thể khôi phục khả năng miễn dịch cho bệnh  nhân bị tổn thương tế bào miễn dịch do hóa trị ung thư hoặc các bệnh liên quan đến máu.

* Những trở ngại trong ứng dụng tế bào gốc:

- Các tế bào gốc phôi có thể tạo thành tế bào không tương thích và bị thải loại khi được cấy ghép.

- Mô được cấy ghép vẫn chứa các tế bào chưa được biệt hóa, có thể phát triển thành những khối mô bất thường.

- Sử dụng tế bào gốc phôi người để nghiên cứu vẫn là một vấn đề gây tranh cãi, liên quan đến đạo đức sinh học.

- Sử dụng các tế bào gốc trưởng thành có lượng nhỏ và khó phân lập, chỉ có thể biệt hóa tạo ra một vài loại tế bào xác định.

- Sử dụng tế bào được biệt hóa có nguồn gốc từ tế bào gốc vạn năng cảm ứng có thể hình thành khối u ác tính do các yếu tố tái lập trình thường liên quan đến phát triển khối u.

Hoạt động 3: Thực hiện đề tài tìm hiểu các thành tựu của công nghệ tế bào gốc

  1. Mục tiêu:

Thực hiện được đề tài tìm hiểu về thành tựu của công nghệ tế bào gốc:

- Thu thập được tài liệu khoa học về các thành tựu của công nghệ tế bào gốc được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của thực tiễn đời sống.

- Viết được báo cáo tổng quát về các thành tựu của công nghệ tế bào gốc và ứng dụng.

- Trình bày được báo cáo về thành tựu của công nghệ tế bào gốc.

  1. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS thực hiện dự án theo nhóm 5 – 6 HS, phân công đề tài tìm hiểu cho từng nhóm.

- GV hướng dẫn HS thực hiện dự án theo nội dung SCĐ.

  1. Sản phẩm học tập: Sản phẩm dự án: file Word, PowerPoint hoặc video.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thực hiện dự án theo nhóm 5 – 6 HS và phân chia các chủ đề tìm hiểu sau cho các nhóm:

+ Đề tài 1: Tìm hiểu về thành tựu, ứng dụng của công nghệ tế bào gốc trong y học (điều trị các bệnh ở người)

+ Đề tài 2: Tìm hiểu thành tựu của công nghệ tế bào gốc trong sản xuất dược phẩm.

+ Đề tài 3: Tìm hiểu thành tựu công nghệ tế bào gốc trong tạo giống, nhân giống vật nuôi.

- GV hướng dẫn HS thực hiện dự án:

+ Thảo luận để lập đề cương báo cáo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

+ Tìm kiếm thông tin từ cơ sở dữ liệu khoa học được công bố trên các website có nguồn chính thống về mặt khoa học, bài báo khoa học có số xuất bản, các trang tin khoa học của các viện nghiên cứu,...

+ Tìm hiểu thực tiễn: hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc ở địa phương nơi em ở (nếu có).

+ Tập hợp kết quả, thảo luận trong nhóm để thống nhất và viết báo cáo theo đề

+ Hoàn chỉnh báo cáo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhận đề tài được phân công, phân chia công việc, tìm hiểu, thu thập thông tin để hoàn thành dự án.

- GV theo sát quá trình thực hiện của HS, hỗ trợ, đôn đốc HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo

- GV mời đại diện các nhóm còn lại đưa ra nhận xét, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá sản phẩm của các nhóm theo các tiêu chí trong Phiếu đánh giá (Phiếu đánh giá dự án đính kèm ở phần hồ sơ học tập).

III. THỰC HIỆN ĐỀ TÀI TÌM HIỂU CÁC THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ TẾ BÀO GỐC

Dự án tìm hiểu các thành tựu của công nghệ tế bào gốc dưới dạng file word, PowerPoint hoặc video của HS.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức về tế bào gốc và công nghệ tế bào gốc.
  3. Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu HS thảo luận nhóm; HS sử dụng kiến thức đã học để thảo luận, trả lời các câu hỏi của GV.
  4. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS về tế bào gốc và công nghệ tế bào gốc.

- Sơ đồ phân loại tế bào gốc.

  1. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm 4 – 6 HS thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Vẽ sơ đồ phân loại tế bào gốc. Nêu các tiêu chí phân loại tế bào gốc.

+ Công nghệ tế bào gốc phôi trong trị liệu và công nghệ tế bào trong nhân bản vô tính động vật có điểm gì giống và khác nhau?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ khi HS cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác lắng nghe, quán sát và nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức thực tế để giải thích một số vấn đề thực tiễn. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng.
  3. Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS về công nghệ tế bào gốc.

  1. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS, yêu cầu các nhóm thực hiện ngoài giờ học trên lớp:

  1. Nếu lấy phôi nang được tạo ra bằng cách chuyển nhân tế bào soma: loại nhân để cấy vào tử cung của cá thể khác, hoặc tách thành nhiều phôi rồi cấy các phôi đó vào tử cung để tiếp tục phát triển, người ta thu được kết quả gì?
  2. Vì sao cấy ghép mô được tạo thành bằng công nghệ tế bào gốc có thể giảm nguy cơ loại thải mô cấy ghép so với các phương pháp cấy ghép mô từ nguồn khác? Hãy lập bảng so sánh nguồn gốc và khả năng biệt hoá khác nhau của các loại tế bào gốc động vật. Nêu ứng dụng của mỗi loại tế bào gốc động vật này.
  3. Ngoài những ứng dụng trong điều trị bệnh ở người, công nghệ tế bào gốc còn có tiềm năng được ứng dụng trong những lĩnh vực nào khác của đời sống? Hãy tìm hiểu các sản phẩm ứng dụng được sản xuất bằng công nghệ tế bào gốc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tìm kiếm thông tin, thảo luận và hoàn thành bài tập ngoài giờ học trên lớp.

- GV theo dõi, đôn đốc HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV yêu cầu đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận nhóm. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương nhóm có phần trình bày tốt.

*Hướng dẫn về nhà:

- HS ôn lại kiến thức đã học

- Đọc trước bài Ôn tập chuyên đề 1: Công nghệ tế bào và một số thành tựu.

  1. HỒ SƠ HỌC TẬP

Mẫu phiếu đánh giá đề tài/dự án

Nội dung đánh giá

Mức 3

Mức 2

Mức 1

Kế hoạch

thực hiện dự án

Bản kế hoạch cụ thể, chi tiết về nội dung công việc, sản phẩm, phương tiện, phân công công việc rõ ràng.

Bản kế hoạch về các nội dung công việc và phân công nhiệm vụ.

Mới phác thảo khái quát bản kế hoạch với các nội dung công việc.

Tài liệu thu thập

Nhiều tài liệu liên quan dự án, thu thập từ các nguồn khác nhau (có cả tiếng Anh).

Có nhiều tài liệu đã thu thập được.

Mới thu thập được một vài tài liệu.

Hình ảnh, video, ghi âm quá trình khảo sát

Đầy đủ các hình ảnh/ video/ ghi âm về quá trình khảo sát. Hình ảnh/ video rõ nét.

Một số hình ảnh và đoạn video/ ghi âm được thu thập.

Chụp được một số hình ảnh.

Biên bản họp nhóm

Biên bản họp nhóm chi tiết, cấu trúc biên bản logic

Có biên bản họp nhóm nhưng còn sơ sài.

Chưa viết thành biên bản họp nhóm.

Sản phẩm

dự án

Sản phẩm đáp ứng mục tiêu, mô tả đầy đủ quá trình thực hiện dựa vào kết quả thu được

Hình ảnh, âm thanh rõ nét.

Sản phẩm đáp ứng mục tiêu, có thể thiếu một vài nội dung.

Hình ảnh/ âm thanh chưa thực sự rõ nét.

Có sản phẩm nhưng vẫn còn sơ sài, chưa đáp ứng mục tiêu.

Báo cáo dự án

Báo cáo rõ ràng, ngắn gọn nhưng đầy đủ.

Thuyết trình hấp dẫn người nghe

Báo cáo đầy đủ nhưng còn quá dài hoặc quá ngắn.

Báo cáo còn thiếu hoặc quá ngắn/quá dài, người nghe chưa hiểu hết vấn đề

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 10 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP SINH HỌC 10 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO VÀ MỘT SỐ THÀNH TỰU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: CÔNG NGHỆ ENZYME VÀ ỨNG DỤNG

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT TRONG XỬ LÍ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay