Giáo án chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 1: Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Vật lí 12 bộ sách Chân trời sáng tạo Bài 1: Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 1: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

BÀI 1: CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU 

Thời gian thực hiện: 5 tiết 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được bằng biểu thức đại số hoặc đồ thị của cường độ dòng điện, điện áp xoay chiều.

  • Nêu được công suất toả nhiệt trung bình trên điện trở thuần bằng một nửa công suất cực đại của dòng điện xoay chiều hình sin (chạy qua điện trở thuần này).

  • Thiết kế phương án, chọn phương án, thực hiện phương án, đo tần số, điện áp xoay chiều bằng dụng cụ thực hành.

  • Thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, khảo sát đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp bằng dụng cụ thực hành..

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng tư duy độc lập của HS 

  • Năng lực giao tiếp hợp tác: Làm việc nhóm, tích cực tham gia thảo luận nhóm, trao đổi và chia sẻ ý tưởng về nội dung học tập

  • Năng lực giải quyết vấn đề: Đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, sáng tạo nhiều cách để giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến dòng điện xoay chiều 

Năng lực vật lí:

  • Nhận thức vật lí: Nêu được công suất toả nhiệt trung bình trên điện trở thuần bằng một nửa công suất cực đại của dòng điện xoay chiều hình sin (chạy qua điện trở thuần này); mô tả được bằng biểu thức đại số hoặc đồ thị: cường độ dòng điện, điện áp xoay chiều; so sánh được giá trị hiệu dụng và giá trị cực đại.

  • Tìm hiểu tự nhiên: Thiết kế được phương án, lựa chọn phương án, thực hiện phương án, đo được (hoặc mô tả được phương pháp đo) tần số và điện áp xoay chiều bằng dụng cụ thực hành; thiết kế được phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, khảo sát được đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp bằng dụng cụ thực hành.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về dòng điện xoay chiều giải quyết một số vấn đề thực tế thường gặp về mạch điện xoay chiều..

3. Phẩm chất

  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập vật lí.

  • Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

  • Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép đo và sử dụng các dụng cụ đo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

  • SCĐ, SGV Chuyên đề học tập Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy.

  • Bộ thí nghiệm đo tần số và điện áp xoay chiều.

  • Phiếu in các nhiệm vụ học tập theo trạm tìm hiểu mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần, chỉ có tụ điện và chỉ có cuộn cảm thuần (xem Hoạt động 4).

  • Bộ thí nghiệm khảo sát mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp 

  • Giấy khổ A0 

  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

  • SCĐ Chuyên đề học tập Vật lí 12.

  • Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Từ ví dụ thực tiễn trong đời sống, giúp HS bước đầu xác định được vấn đề của bài học, đưa ra được những ý tưởng ban đầu về dòng điện xoay chiều và mạch điện xoay chiều

b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về nội dung mở đầu trong SCĐ, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS xác định được nội dung bài học, hứng thú tìm hiểu về dòng điện xoay chiều và mạch điện xoay chiều

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chiếu hình ảnh một số thiết bị điện, điện tử sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất hiện nay 

Nguồn điện không ổn định ảnh hưởng như thế nào đến các thiết bị điện

- GV đặt vấn đề: Các thiết bị điện, điện tử mà chúng ta sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất hiện nay như: bóng đèn, ti vi, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa, quạt điện, động cơ điện,… chủ yếu dùng dòng điện xoay chiều. 

- GV nêu câu hỏi: Vậy, dòng điện xoay chiều là gì? Nó có những đại lượng đặc trưng là gì và cách đo các đại lượng đó như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Gợi ý đáp án:

+ Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian.

+ Các đại lượng đặc trưng như tần số, cường độ dòng điện, điện áp,….

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và ghi nhận ý kiến của HS.

GV tổng hợp lại các ý kiến của HS và dẫn dắt HS rút ra kết luận: Dòng điện xoay chiều không những có chiều luân phiên thay đổi mà còn có các đại lượng đặc trưng như cường độ dòng điện và điện áp biến thiên liên tục theo thời gian. Cách đo các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều có chút khác biệt so với dòng điện không đổi nhưng vẫn tuân theo những nguyên tắc chung. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác, chúng ra cùng tìm hiểu bài học mới: Bài 1: Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nhắc lại một số kiến thức về dòng điện xoay chiều 

a. Mục tiêu: HS mô tả được bằng biểu thức đại số hoặc đồ thị: cường độ dòng điện, điện áp xoay chiều; so sánh được giá trị hiệu dụng và giá trị cực đại; nêu được công suất toả nhiệt trung bình trên điện trở thuần bằng một nửa công suất cực đại của dòng điện xoay chiều hình sin (chạy qua điện trở thuần này).

b. Nội dung: HS nhắc lại kiến thức trong môn KHTN lớp 9 đã học: mô tả cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều bằng biểu thức đại số hoặc đồ thị; so sánh được giá trị hiệu dụng và giá trị cực đại; xác định công suất toả nhiệt trung bình trên điện trở thuần.

c. Sản phẩm: Biểu thức đại số hoặc đồ thị mô tả cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều; so sánh giá trị hiệu dụng và giá trị cực đại; biểu thức xác định công suất toả nhiệt trung bình trên điện trở thuần.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao các nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Trả lời câu Thảo luận 1 (SCĐ – tr5). Hãy viết biểu thức cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều. Giải thích các đại lượng. So sánh giá trị hiệu dụng và giá trị cực đại của cường độ dòng điện, điện áp.

+ Nhóm 2: HS quan sát hình 1.3 kết hợp thông tin trong SCĐ, thảo luận nguyên lí tạo ra dòng điện xoay chiều.

+ Nhóm 3: Hoàn thành câu Luyện tập trang 6 SCĐ. Từ đồ thị cường độ của dòng điện xoay chiều theo thời gian ở Hình 1.2, hãy xác định:

+ Nhóm 4: Nghiên cứu SCĐ, thảo luận về công suất toả nhiệt trung bình của dòng điện xoay chiều trên điện trở thuần.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về một số kiến thức chung về dòng điện xoay chiều và yêu cầu HS ghi nội dung chính vào vở. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

*Trả lời Thảo luận 1 (SCĐ – tr5)

Biểu thức cường độ dòng điện: 

i = I0cos(ωt+φi)

i: cường độ dòng điện tức thời, tức là cường độ dòng điện tại thời điểm t

I0: cường độ dòng điện cực đại

ω: tần số góc

φi: pha ban đầu của cường độ dòng điện

Giá trị hiệu dụng

Biểu thức điện áp: u = U0cos(ωt+φu)

u: điện áp tức thời, tức là điện áp tại thời điểm t

U0: điện áp cực đại

ω: tần số góc

φu: pha ban đầu của điện áp

Giá trị hiệu dụng

*Trả lời Luyện tập 1 (SCĐ – tr6)

a) Biên độ I= 2 A

+ Chu kì: T = 0,02 s

+ Tần số: f = 1/T = 50 Hz 

+ Tần số góc: ω = 2pf = 100p rad/s

+ Pha ban đầu: φ= 0 

b) Biểu thức cường độ dòng điện: 

i = 2 cos (100pt) (A)

c) Khoảng thời gian cường độ dòng điện tăng trong chu kì đầu tiên là 0,01s (từ t = 0,01s đến t = 0,02s)

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung khái niệm dòng điện xoay chiều, nguyên lí tạo ra dòng điện xoay chiều, các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều và biểu thức xác định công suất tỏa nhiệt trung bình trên điện trở thuần.

- GV chuyển sang nội dung Thí nghiệm đo tần số, điện áp xoay chiều

1. NHẮC LẠI MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU 

  • Khái niệm dòng điện xoay chiều 

- Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian 

  • Nguyên lí tạo ra dòng điện xoay chiều 

- Cho cuộn dây dẫn kín quay với tốc độ góc ω  không đổi trong từ trường đều   để từ thông qua tiết diện của cuộc dây biến thiên theo thời gian 

  • Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều 

- Cường độ dòng điện hiệu dụng:

- Điện áp hiệu dụng:

- Suất điện động hiệu dụng: 

  • Công suất tỏa nhiệt trung bình trên điện trở thuần

- Khi cho dòng điện xoay chiều: 

i = I0cos(ωt+φi)  chạy qua một điện trở thuần R thì làm điện trở tỏa nhiệt. 

Công suất tỏa nhiệt tức thời trên điện trở là: 

Công suất tỏa nhiệt trung bình trên điện trở bằng một nửa công suất cực đại của dòng điện xoay chiều chạy qua điện trở đó. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu thí nghiệm đo tần số, điện áp xoay chiều 

a. Mục tiêu: HS thiết kế và thực hiện được phương án thí nghiệm đo tần số, điện áp xoay chiều bằng dụng cụ thực hành

b. Nội dung: HS thảo luận thiết kế phương án, lựa chọn phương án, thực hiện phương án, đo được tần số và điện áp xoay chiều bằng dụng cụ thực hành

c. Sản phẩm: Bảng kết quả đo điện áp và tần số của dòng điện xoay chiều 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 3 nhóm, sử dụng phương pháp dạy học hợp tác kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu Thảo luận 2 (SCĐ – 7)Từ các dụng cụ thí nghiệm như Hình 1.4, đề xuất phương án thí nghiệm đo tần số và điện áp của dòng điện xoay chiều từ đầu ra của biến áp nguồn.

- GV có thể sử dụng các câu hỏi sau để hỗ trợ HS thiết kế và lựa chọn phương án đo điện áp và tần số của dòng điện xoay chiều:

+ Vai trò của biến áp nguồn là gì? Vì sao không tiến hành đo trực tiếp điện áp và tần số của dòng điện xoay chiều từ ổ điện trên tường? 

+ Phải điều chỉnh thang đo trên đồng hồ đo điện đa năng như thế nào để thực hiện chức năng đo điện áp và tần số?

+ Để đo điện áp, đồng hồ đo phải được mắc như thế nào vào mạch điện?

+ Phải cắm hai que đo (đỏ và đen) như thế nào vào các lỗ cắm trên đồng hồ đo điện đa năng? Nếu cắm ngược hai que đo vào lỗ cắm của đồng hồ hoặc cắm ngược hai que đo vào lỗ cắm đầu ra của biến áp nguồn thì kết quả đo có bị ảnh hưởng không? Vì sao?

- Sau khi HS lựa chọn được phương án thí nghiệm phù hợp, GV chốt lại câu trả lời và đúc kết các bước tiến hành thí nghiệm 

- GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo phương án đã dề xuất và ghi lại các số liệu thu thập được vào bảng số liệu – theo mẫu bảng 1.1 (SCĐ – tr8)

- Lưu ý: GV liên tục di chuyển để hỗ trợ kịp thời khi các nhóm gặp khó khăn 

- GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu để tính giá trị trung bình, sai số rồi từ đó nhận xét giá trị tần số đo được với tần số đã biết của mạng lưới điện 

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành câu Luyện tập (SCĐ – tr8) Thay biến áp nguồn bằng máy phát âm tần, thực hiện lại phép đo biên độ và tần số của tín hiệu xoay chiều do máy phát âm tần tạo ra.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

*  Trả lời Thảo luận (SCĐ – tr7)

Phương án thí nghiệm:

- Cắm biến áp nguồn vào ổ điện 220 V - 50 Hz. Bật công tắc cho biến áp hoạt động. Vặn núm xoay phía trước để điều chỉnh điện áp đầu ra xoay chiều hoặc tần số.

-  Ấn nút ON/OFF để đồng hồ đo điện đa năng hoạt động, vặn núm xoay để điều chỉnh chế độ đo điện áp xoay chiều hoặc tần số.

- Cắm hai dây nối của que đo vào đồng hồ đo điện đa năng.

-  Cắm hai đầu kim nhọn của hai dây nối vào hai lỗ cắm đầu ra của biến áp nguồn. Quan sát số chỉ điện áp hiệu dụng và tần số trên mặt đồng hồ đo.

*  Trả lời mục Báo cáo kết quả (SCĐ – tr8)

Lần đo

U(V)

f(Hz)

1

9,012

50,03

2

9,005

49,97

3

8,995

50,05

Giá trị trung bình

9,004

50,02

Giá trị trung bình của điện áp: 

Sai số tuyệt đối ứng với các lần đo điện áp:

Sai số tuyệt đối trung bình của 3 lần đo:

Sai số tuyệt đối của phép đo: 

Kết quả phép đo:

Giá trị trung bình của tần số:

Sai số tuyệt đối ứng với các lần đo tần số:

Sai số tuyệt đối trung bình của 3 lần đo:

Sai số tuyệt đối của phép đo:

Kết quả phép đo:

Giá trị tần số đo được với tần số đã biết của mạng lưới điện gần bằng nhau.

*Trả lời Luyện tập (SCĐ – tr8)

HS tiến hành đo theo yêu cầu (thay biến áp nguồn bằng máy phát âm tần) và lập bảng báo cáo tương tự Bảng 1.1 SCĐ – tr8 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV tổng hợp kết quả đo và đánh giá sai số đo của các nhóm 

- GV kết luận về nội dung thí nghiệm đo tần số, điện áp xoay chiều.

- GV chuyển sang nội dung Các mạch điện xoay chiều

2. THÍ NGHIỆM ĐO TẦN SỐ, ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU 

* Mục đính

Đo được tần số và điện áp xoay chiều bằng dụng cụ thực hành

* Dụng cụ 

- Biến áp nguồn có điện áp đầu ra xoay chiều và có thể thay đổi được 

- Đồng hồ đo điện đa năng hiện số có chức năng đo tần số 

- Que đo đồng hồ đa năng 

* Tiến hành thí nghiệm  

- Bước 1: Cắm biến áp nguồn vào ổ điện 220 V - 50 Hz. Bật công tắc cho biến áp hoạt động. Vặn núm xoay phía trước để điều chỉnh điện áp đầu ra xoay chiều 

Bước 2: Ấn nút ON/OFF để đồng hồ đo điện đa năng hoạt động, vặn núm xoay để điều chỉnh chế độ đo điện áp xoay chiều 

- Bước 3: Cắm hai dây nối của que đo vào đồng hồ đo điện đa năng.

Bước 4: Cắm hai đầu kim nhọn của hai dây nối vào hai lỗ cắm đầu ra của biến áp nguồn. Quan sát số chỉ điện áp hiệu dụng và tần số trên mặt đồng hồ đo.

- Bước 5: Lặp lại bước 4 hai lần 

- Bước 6: Tắt biến áp nguồn và rút phích cắm khỏi ổ điện. Tắt đồng hồ đo. 

* Báo cáo kết quả thí nghiệm 

Bảng 1.1 (SCĐ – TR8)

Hoạt động 3. Tìm hiểu các loại mạch điện xoay chiều cơ bản 

a. Mục tiêu: HS thiết lập được mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và điện áp trong đoạn mạch xoay chiều chỉ chứa điện trở thuần, chỉ có tụ điện và chỉ có cuộn cảm thuần.

b. Nội dung: HS đọc SCĐ, thảo luận để rút ra mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và điện áp trong đoạn mạch xoay chiều chỉ chứa điện trở thuần, chỉ có tụ điện và chỉ có cuộn cảm thuần.

c. Sản phẩm: Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và điện áp trong đoạn mạch xoay chiều chỉ chứa điện trở thuần, chỉ có tụ điện và chỉ có cuộn cảm thuần.

d. Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Giáo án word và PPT đồng bộ với nhau
  • Các phản hồi của giáo viên được trả lời ngay và luôn

Thời gian bàn giao giáo án

  • Đã có đủ chuyên đề I + II
  • Cập nhật liên tục để 30/01 bàn giao chuyên đề III

Phí giáo án chuyên đề

  • Giáo án word: 300k
  • Giáo án Powerpoint: 400k
  • Trọn bộ word + PPT: 650k

Chỉ gửi trước 350k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi nốt số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15-20 phiếu
  • Nhận đủ chuyên đề I + II
  • Ít nhất 5 đề kiểm tra theo mẫu mới - có ma trận, lời giải...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay