Giáo án chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 5: Tia X. Chụp ảnh X-quang và chụp ảnh cắt lớp (CT)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Vật lí 12 bộ sách Chân trời sáng tạo Bài 5: Tia X. Chụp ảnh X-quang và chụp ảnh cắt lớp (CT). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 5: TIA X. CHỤP ẢNH X – QUANG VÀ CHỤP ẢNH CẮT LỚP (CT)

Thời gian thực hiện: 5 tiết 

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được phương pháp tạo ra tia X, cách điều khiển tia X, sự suy giảm tia X.

  • Nêu được vai trò của tia X trong đời sống và trong khoa học.

  • Trình bày được kĩ thuật chụp ảnh bằng tia X và một số cách cải thiện ảnh chụp bằng tia X: giảm liều chiếu, cải thiện độ sắc nét, cải thiện độ tương phản; kĩ thuật chụp ảnh cắt lớp.

  • Thực hiện dự án nghiên cứu, thiết kế một mô hình chụp ảnh cắt lớp đơn giản.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng tư duy độc lập của HS.

  • Năng lực giao tiếp hợp tác: Làm việc nhóm, tích cực tham gia thảo luận nhóm, trao đổi và chia sẻ ý tưởng của nội dung học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề: Đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, sáng tạo nhiều cách để giải quyết các tình huống thực tế.

Năng lực vật lí:

  • Nhận thức vật lí: Nêu được cách tạo ra tia X, cách điều khiển tia X, sự suy giảm tia X, mô tả được sơ lược cách chụp ảnh bằng tia X; từ tranh ảnh (tài liệu đa phương tiện) thảo luận để rút ra được một số cách cải thiện ảnh chụp bằng tia X: sử dụng bộ phận tăng cường X-quang, cải thiện độ sắc nét, cải thiện độ tương phản; mô tả được sơ lược cách chụp ảnh cắt lớp.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thảo luận để đánh giá được vai trò của tia X trong đời sống và trong khoa học; thực hiện dự án hay đề tài nghiên cứu, thiết kế được một mô hình chụp cắt lớp đơn giản.Tính được công suất hao phí và độ giảm công suất hao phí khi truyền tải điện năng đi xa.

3. Phẩm chất

  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập vật lí.

  • Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

  • Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép đo và sử dụng các dụng cụ đo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

  • SCĐ, SGV Chuyên đề học tập Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy.

  • Một số ảnh chụp X-quang.

  • Sơ đồ cấu tạo của ống phát tia X và hình ảnh máy chụp X-quang.

  • Hình ảnh máy chụp CT và sơ đồ nguyên lí hoạt động của máy chụp CT.

  • Giấy khổ A0/Laptop.

  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

  • SCĐ Chuyên đề học tập Vật lí 12.

  • Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: giúp HS bước đầu xác định được vấn đề của bài học, có hứng thú với việc tìm hiểu về Tia X. Chụp ảnh X – quang và chụp ảnh cắt lớp (CT).

b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về nội dung mở đầu trong SCĐ, HS xác định được tính chất và nguyên tắc cơ bản của kĩ thuật chụp CT, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS hứng thú tìm hiểu về kĩ thuật chụp CT. 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chiếu hình ảnh nhà vật lí Wilhelm Conrad Röntgen và hình ảnh X – quang xương bàn tay; hình ảnh CT vùng bụng. 

BÀI 5: TIA X. CHỤP ẢNH X – QUANG VÀ CHỤP ẢNH CẮT LỚP (CT)

- GV giới thiệu: Năm 1895, nhà vật lí người Đức Wilhelm Conrad Röntgen (Quy-ham Con-ra Rơn-ghen) (1845 - 1923) (Hình 5.1) đã tìm ra một loại tia đặc biệt có khả năng đâm xuyên qua vật thể, giúp ta quan sát được cấu trúc của một số cơ quan trong cơ thể (như xương bàn tay trong Hình 5.2a) mà không cần phẫu thuật. Tia đặc biệt đó được gọi là tia X, kĩ thuật chụp ảnh bằng tia X được gọi là kĩ thuật chụp ảnh X-quang. Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh của bác sĩ được nhanh chóng và chuẩn xác, xương và các mô của cơ thể có thể được chụp bằng kĩ thuật chụp ảnh cắt lớp (CT - Computed Tomography) (Hình 5.2b). 

- GV nêu câu hỏi: Vậy tia X có những tính chất gì và nguyên tắc cơ bản của kĩ thuật chụp CT là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và ghi nhận ý kiến của HS.

GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài mới: Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác, chúng ra cùng tìm hiểu bài học mới: Bài 5: Tia X. Chụp ảnh X – quang và chụp ảnh cắt lớp (CT). 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu cách tạo ra và điều khiển tia X và tính chất của tia X  

a. Mục tiêu: HS nêu được cách tạo ra tia X, cách điều khiển tia X và tính chất của tia X

b. Nội dung: HS nghiên cứu SCĐ và quan sát tài liệu đa phương tiện, từ đós nêu cách tạo ra tia X, cách điều khiển tia X và tính chất của tia X

c. Sản phẩm: Cách tạo ra tia X, cách điều khiển tia X và tính chất của tia X. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề kết hợp với kĩ thuật KWL, chia nhóm để định hướng HS tìm hiểu cách tạo ra và điều khiển tia X và tính chất của tia X  

K

W

L

+ Xác định vấn đề:

• GV đặt câu hỏi gợi mở, định hướng để HS nêu những thông tin đã biết về tia X. 

• HS làm việc cá nhân để điền thông tin vào cột K.

• HS nêu những điều mình cần biết về cách tạo ra tia X và ứng dụng của tia X trong y học vào cột W.

+ Giải quyết vấn đề:

• GV chia lớp thành các nhóm (số lượng nhóm và số thành viên trong từng nhóm phụ thuộc vào tình hình thực tế của lớp học).

• HS làm việc theo nhóm, nghiên cứu thông tin trong SCĐ, quan sát tài liệu đa phương tiện (hình ảnh, video clip,...) về cách tạo ra, điều khiển tia X và một số tính chất của tia X để trình bày câu trả lời vào cột L, đồng thời trả lời câu Thảo luận 1 (SCĐ – tr30). Trình bày các quá trình biến đổi năng lượng diễn ra khi ống phát tia X hoạt động.

+ Báo cáo kết quả:

• HS trình bày kết quả làm việc nhóm có thể bằng nhiều hình thức: viết, vẽ sơ đồ tư duy,... 

• Đại diện 2 – 3 nhóm HS trình bày trước lớp sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm HS còn lại nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá. Sau đó, GV tổng kết lại kiến thức và yêu cầu HS ghi vào vở. 

* Lưu ý: GV có thể tham khảo mẫu KWL đính kèm cuối hoạt động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

*Trả lời Thảo luận 1 (SCĐ – tr30)

Các quá trình biến đổi năng lượng diễn ra khi ống phát tia X hoạt động

- Điện năng được dùng nung nóng cathode để phát ra các electron.

- Electron sau khi thoát ra khỏi cathode được gia tốc bởi điện trường đến va chạm với đối cathode. Trong quá trình này, điện năng được chuyển hoá thành động năng của electron. – Khi electron va chạm với đối cathode, động năng của electron chủ yếu chuyển thành nhiệt năng làm nóng đối cathode và năng lượng của tia X được phát ra.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Phương pháp tạo ra, điều khiển tia X và tính chất của tia X. 

- GV chuyển sang nội dung Sự suy giảm tia X.

1. TIA X 

  • Phương pháp tạo ra và điều khiển tia X 

- Tia X là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn được phát ra trong quá trình tương tác giữa các electron năng lượng cao và đối cathode. 

- Trong ống phát tia X, các electron phát xạ từ cathode bị nung nóng được gia tốc qua hiệu điện thế lớn và đập vào đối cathode chịu nhiệt, làm phát ra tia X (còn gọi là bức xạ hãm). 

  • Tính chất của tia X 

- Có thể truyền trong chân không.

- Không bị lệch trong điện trường và từ trường.

- Mang năng lượng cao, do đó có khả năng đâm xuyên mạnh. 

- Có tác dụng mạnh lên kính ảnh, làm ion hoá không khí.

- Có tác dụng làm phát quang một số chất.

- Có tác dụng sinh lí mạnh: huỷ diệt tế bào, diệt vi khuẩn....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

K

W

L

- Tia X: 

+ Là một loại bức xạ điện từ

+ Được ứng dụng nhiều trong y học (chụp X – quang) và trong máy quét an ninh ở sân bay 

- Cách tạo ra tia X và ứng dụng của tia X trong y học 

- Các tính chất nổi bật của tia X là gì? 

- Cấu tạo của ống phát tia X. 

– Một số tính chất nổi bật của tia X:

+ Có bản chất là sóng điện từ nên có thể truyền trong chân không.

+ Không mang điện tích vì thế không bị lệch trong điện trường và từ trường.

+ Mang năng lượng cao, do đó có khả năng đâm xuyên mạnh. Tia X có thể đâm xuyên qua tấm nhôm dày vài cm, nhưng lại bị cản lại bởi lớp chì dày vài mm. Do đó, người ta thường dùng chì để làm vật liệu che chắn tia X.

+ Có tác dụng mạnh lên kính ảnh, làm ion hoá không khí.

+ Có tác dụng làm phát quang một số chất.

+ Có tác dụng sinh lí mạnh: huỷ diệt tế bào, diệt vi khuẩn,...

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về sự suy giảm tia X 

a. Mục tiêu: HS nêu được sự suy giảm của tia X

b. Nội dung: HS nghiên cứu SCĐ, thảo luận để nêu được sự suy giảm của tia X

c. Sản phẩm: Sự suy giảm của tia X 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi thực hiện các nhiệm vụ sau: 

+ Nghiên cứu SCĐ, thảo luận và trình bày về sự suy giảm của tia X 

+ Trả lời câu hỏi Luyện tập (SCĐ – tr32) Chiếu một chùm tia X có cường độ 30 W/m2 qua một phần mô xương có bề dày là 5 mm. Tính cường độ chùm tia X sau khi truyền qua phần mô xương đó, biết hệ số hấp thụ của xương đối với chùm tia X đó là 600 m-1.

- GV nhận xét, đánh giá và tổng kết lại kiến thức, yêu cầu HS ghi vào vở. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

*Trả lời Luyện tập (SCĐ – tr30)

Cường độ chùm tia X sau khi truyền qua phần mô xương có bề dày 5mm: 

BÀI 5: TIA X. CHỤP ẢNH X – QUANG VÀ CHỤP ẢNH CẮT LỚP (CT)

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Sự suy giảm tia X 

- GV chuyển sang nội dung Đường sức từ.

  • Sự suy giảm tia X 

-  Cường độ tia X khi truyền qua vật chất suy giảm theo quy luật hàm số mũ: 

BÀI 5: TIA X. CHỤP ẢNH X – QUANG VÀ CHỤP ẢNH CẮT LỚP (CT)

Trong đó: I0 và I lần lượt là cường độ ban đầu của tia X và cường độ của tia X sau khi truyền qua một lớp vật chất có bề dày x, 

                BÀI 5: TIA X. CHỤP ẢNH X – QUANG VÀ CHỤP ẢNH CẮT LỚP (CT) là hệ số hấp thụ tia X của vật chất 

- Đơn vị của cường độ tia X là W/m2

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu ứng dụng của tia X 

a. Mục tiêu: HS thảo luận để đánh giá được vai trò của tia X trong y học, trong đời sống và trong khoa học.

b. Nội dung: HS nghiên cứu SCĐ, tìm kiếm thông tin trên internet để đánh giá vai trò của tia X trong y học, trong đời sống và trong khoa học

c. Sản phẩm: Vai trò của tia X trong y học, trong đời sống và trong khoa học

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV có thể tổ chức dạy học theo dự án và HS được phép sử dụng internet để tìm kiếm thông tin.: 

-  GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện bốc thăm ngẫu nhiên để chọn một trong các dự án học tập sau:

+   Dự án 1: Trả lời câu Vận dụng (SCĐ – tr32) Dựa vào công thức (5.1), giải thích sự tạo thành hình ảnh X-quang ở Hình 5.2a.

BÀI 5: TIA X. CHỤP ẢNH X – QUANG VÀ CHỤP ẢNH CẮT LỚP (CT)

+  Dự án 2: Tìm hiểu và trình bày ứng dụng của tia X trong y học. Trả lời câu Thảo luận 2 (SCĐ – tr32). Giải thích tại sao chụp ảnh X-quang liên tục trong một khoảng thời gian ngắn sẽ có hại đến sức khoẻ bệnh nhân.

+ Dự án 3: Tìm hiểu và trình bày ứng dụng của tia X trong khoa học.

+ Dự án 4: Trả lời câu Vận dụng (SCĐ – tr33) Tìm hiểu trên sách, báo, internet để trình bày một số ứng dụng khác của tia X trong đời sống và khoa học. Gợi ý: Tia X có thể được sử dụng để kiểm tra khuyết tật mối hàn kim loại hoặc các sản phẩm công nghiệp (vết nứt trong các vật đúc, bọt khí trong các vật thể bằng kim loại); máy quét tia X được sử dụng trong kiểm soát an ninh (Hình 5.7).

BÀI 5: TIA X. CHỤP ẢNH X – QUANG VÀ CHỤP ẢNH CẮT LỚP (CT)

- GV nhận xét, đánh giá và tổng kết lại kiến thức, yêu cầu HS ghi vào vở. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV có thể gợi ý HS trình bày dự án theo mẫu sau: 

Tên dự án nghiên cứu: Ứng dụng của tia X trong...

Phân công thực hiện dự án: (Mô tả ngắn gọn nhiệm vụ của các thành viên và cách thực hiện). 

Nội dung: (Mô tả ngắn gọn một số ứng dụng của tia X trong lĩnh vực …., kèm theo hình ảnh minh họa (nếu có)). 

Tài liệu tham khảo: (Liệt kê các tài liệu tham khảo chính). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

*Trả lời Vận dụng (SCĐ – tr32)

BÀI 5: TIA X. CHỤP ẢNH X – QUANG VÀ CHỤP ẢNH CẮT LỚP (CT)

Theo công thức (5.1) và Bảng 5.1, ta thấy chùm tia X khi truyền qua mô xương bị suy giảm nhiều hơn so với khi truyền qua mô mềm. Do đó, cường độ chùm tia X sau khi truyền qua các mô này là khác nhau và mức độ tác động lên phim chụp cũng khác nhau, dẫn đến các vùng đậm nhạt trên phim chụp và tạo ra hình ảnh X-quang như Hình 5.2a

BÀI 5: TIA X. CHỤP ẢNH X – QUANG VÀ CHỤP ẢNH CẮT LỚP (CT)

*Trả lời Thảo luận 2 (SCĐ – tr32)

Tia X là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn nên có khả năng đâm xuyên mạnh, nó có thể huỷ diệt tế bào hoặc mô mềm bên trong cơ thể, làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Việc tiếp xúc tia X trong một thời gian dài có thể gây ra các tổn thương đối với tuỷ xương hoặc tổn thương ADN, gây ra ung thư. Do đó, việc chụp ảnh X-quang nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn sẽ có hại đến sức khoẻ của bệnh nhân.

*Trả lời Vận dụng (SCĐ – tr33)

Một số ứng dụng khác của tia X trong đời sống và trong khoa học:

+ Soi chiếu để kiểm soát an ninh tại sân bay, cửa khẩu và những nơi cần kiểm soát an ninh chặt chẽ.

+ Kiểm tra để phát hiện khiếm khuyết trên bề mặt các sản phẩm công nghiệp (ví dụ: mối hàn, bề mặt vật đúc,...).

BÀI 5: TIA X. CHỤP ẢNH X – QUANG VÀ CHỤP ẢNH CẮT LỚP (CT)

+ Xạ trị ung thư nông (gần da). 

+Chụp ảnh nhiễu xạ tia X nghiên cứu cấu trúc tinh thể.

BÀI 5: TIA X. CHỤP ẢNH X – QUANG VÀ CHỤP ẢNH CẮT LỚP (CT)

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Ứng dụng của tia X trong y học 

- GV chuyển sang nội dung Tìm hiểu cấu tạo máy chụp ảnh X – quang và kĩ thuật chụp

  • Ứng dụng của tia X trong y học 

-  Tia X có vai trò quan trọng trong đời sống và trong khoa học: 

+  chụp X-quang trong y học; 

+  soi chiếu để kiểm soát an ninh;

+ kiểm tra khuyết tật trên bề mặt các sản phẩm công nghiệp;

+nghiên cứu cấu trúc tinh thể; 

+  xạ trị ung thư nông;...

  ---------------------------------------

------------------ Còn tiếp ------------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ VẬT LÍ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

Giáo án chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 1: Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều
Giáo án chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 2: Máy biến áp. Truyền tải điện năng
Giáo án chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 3: Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG VẬT LÍ TRONG CHẨN ĐOÁN Y HỌC

Giáo án chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 4: Chẩn đoán bằng siêu âm
Giáo án chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 5: Tia X. Chụp ảnh X-quang và chụp ảnh cắt lớp (CT)
Giáo án chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 6: Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI)

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. VẬT LÍ LƯỢNG TỬ

Giáo án chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 7: Hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon
Giáo án chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 8: Lưỡng tính sóng hạt
Giáo án chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 9: Quang phổ vạch của nguyên tử
Giáo án chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 10: Vùng năng lượng

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ VẬT LÍ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 1: Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều
Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 2: Máy biến áp. Truyền tải điện năng
Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 3: Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG VẬT LÍ TRONG CHẨN ĐOÁN Y HỌC

Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 4: Chẩn đoán bằng siêu âm
Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 5: Tia X. Chụp ảnh X-quang và chụp ảnh cắt lớp (CT)
Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 6: Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. VẬT LÍ LƯỢNG TỬ

Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 7: Hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon
Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 8: Lưỡng tính sóng hạt
Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 9: Quang phổ vạch của nguyên tử
Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 12 chân trời Bài 10: Vùng năng lượng

Chat hỗ trợ
Chat ngay