Kênh giáo viên » Tin học 12 » Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo

Dưới đây là giáo án bản word môn Tin học - Định hướng Tin học ứng dụng lớp 12 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy (KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Times New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Giáo án tin học ứng dụng 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Giáo án Tin học ứng dụng 12 chân trời Bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo

Giáo án Tin học ứng dụng 12 chân trời Bài A2: Trí tuệ nhân tạo và cuộc sống

Giáo án Tin học ứng dụng 12 chân trời Bài A3: Thực hành kết nối thiết bị số với máy tính

Giáo án Tin học ứng dụng 12 chân trời Bài A4: Thực hành kết nối thiết bị số với máy tính (tiếp theo)

Giáo án Tin học ứng dụng 12 chân trời Bài B1: Thiết bị và giao thức mang

Giáo án Tin học ứng dụng 12 chân trời Bài B2: Các chức năng mạng của hệ điều hành

Giáo án Tin học ứng dụng 12 chân trời Bài B3: Thực hành kết nối và sử dụng mạng trên thiết bị thông minh

Giáo án Tin học ứng dụng 12 chân trời Bài D1: Giao tiếp trong không gian mạn

Giáo án Tin học ứng dụng 12 chân trời Bài D2: Gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng

Giáo án Tin học ứng dụng 12 chân trời Bài E1: Tạo trang web, thiết lập giao diện và xem trước trang web

Giáo án Tin học ứng dụng 12 chân trời Bài E2: Tạo, hiệu chỉnh trang web và thiết kế thanh điều hướng

Giáo án Tin học ứng dụng 12 chân trời Bài E3: Tạo văn bản, chèn hình ảnh và tạo chân trang

Giáo án Tin học ứng dụng 12 chân trời Bài E4: Sử dụng Content Blocks, Button, Divider

Giáo án Tin học ứng dụng 12 chân trời Bài E5: Nhúng mã và tạo băng chuyền hình ảnh

Giáo án Tin học ứng dụng 12 chân trời Bài E6: Chèn YouTube, Calendar, Drive và Collapsible group

....

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

BÀI A1: GIỚI THIỆU TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence).
  • Nêu được ví dụ minh họa cho một ứng dụng điển hình của Trí tuệ nhân tạo như điều khiển tự động; chẩn đoán bệnh; nhận dạng chữ viết tay, nhân dạng giọng nói và khuôn mặt; trợ lí ảo;….
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác:khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học:biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo:biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI).
  • Nêu được ví dụ minh hoạ cho một số ứng dụng điển hình của AI.
  1. Phẩm chất
  • Hìnhthành ý thức chủ động tìm hiểu và cập nhật những kiến thức mới trong tin học.
  • Nghiêmtúc, tập trung, tích cực chủ động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  • GV: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.
  • HS: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng, vở ghi, máy tính.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, giúp HS thấy được AI có mặt trong nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống khác nhau.
  3. b) Nội dung:HS dựa vào hiểu biết để trả lời các câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm:Từ yêu cầu, HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV dẫn dắt vào bài học, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 6: Ngày nay, trên điện thoại thông minh người ta thường cài đặt một số ứng dụng trợ lí ảo như Siri của Apple, Google Assistant của Google,… Hãy nêu các chức năng của ứng dụng trợ lí ảo mà em biết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS vận dụng kiến thức về AI trong thực tiễn để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, gợi ý.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động tr.6 SGK:

Gợi ý trả lời:  Một số chức năng cơ bản và nâng cao của các trợ lí ảo (Siri, Google Assistant,…):

+ Trả lời câu hỏi: Cung cấp thông tin trả lời cho các câu hỏi của người dùng về nhiều chủ đề như thời tiết, lịch sự kiện, thông tin thị trường, v.v.

+ Đặt lịch và nhắc nhở: Tạo và quản lý lịch trình, đặt báo thức và nhắc nhở cho người dùng.

+ Gọi điện và nhắn tin: Thực hiện cuộc gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn theo yêu cầu của người dùng.

+ Dịch ngôn ngữ: Dịch văn bản hoặc lời nói từ một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác.

+ Điều khiển thiết bị: Điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà như đèn, máy lạnh, tivi thông qua các giao thức như HomeKit (Apple) hoặc Google Home.

+ Hỏi và trả lời thông tin cá nhân: Cung cấp thông tin về cuộc hẹn, ghi chú, tài khoản ngân hàng, v.v.

+ Tìm kiếm và dẫn đường: Tìm kiếm địa điểm, cửa hàng, nhà hàng và hướng dẫn đường đi đến đó.

+ Chơi nhạc và phim: Mở nhạc, phim, podcast theo yêu cầu của người dùng.

+ Tìm kiếm hình ảnh: Tìm kiếm và hiển thị hình ảnh liên quan đến từ khóa được cung cấp.

+ Tương tác thông minh: Dự đoán và đề xuất các hoạt động dựa trên thói quen và lịch sử tương tác của người dùng.

+

- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về thế giới của trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo, hay còn gọi là AI, không chỉ là một chủ đề nổi bật trong thế giới công nghệ hiện đại mà còn là một lĩnh vực vô cùng thú vị và đầy tiềm năng. Qua việc tìm hiểu về khái niệm và các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, chúng ta sẽ khám phá được những khía cạnh khác nhau của AI, từ những ứng dụng hàng ngày cho đến những phát triển mới mẻ và đầy hứa hẹn trong tương lai. Để thực hiện điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu Bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo. 

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Khái niệm Trí tuệ nhân tạo.

  1. a) Mục tiêu:HS giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo.
  2. b) Nội dung:GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung HĐKP trong mục 1. Khái niệm Trí tuệ nhân tạo; Thực hiện và trả lời được các câu hỏi trong SGK – tr.7.
  3. c) Sản phẩm:Khái niệm và một số khả năng của AI.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS thảo luận theo bàn, đọc và tìm hiểu các thông tin về AI trong SGK. tr. 6+7.

- GV đặt câu hỏi:

+ Qua việc tìm hiểu SGK các em hãy tóm tắt về sự ra đời của AI? Khái niệm và các đặc trưng của AI?

- GV cho HS thảo luận nhóm 4, thực hiện Phiếu bài tập: Các ví dụ sau thuộc những khả năng nào của AI?

+ HS thảo luận kết hợp với những gợi ý trong SGK để thực hiện phiếu bài tập.

+ GV chỉ định các HS trả lời câu hỏi.

- GV cho HS nghiên cứu về cách phân loại AI. Từ đó HS trình bày về các loại AI chính.

- GV cho HS đọc phần Câu hỏi củng cố – SGK.tr.7:

Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

a) AI có phải do con người tạo ra hay không?

b) Công nghệ nào giúp máy tính có thể mô phỏng hành vi thông minh của con người?

+ HS suy nghĩ, thảo luận với bạn cùng bàn để thực hiện các câu hỏi trên.

+ Sau thảo luận, GV chỉ định một số HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời.

 Từ câu trả lời của HS, GV kết luận về Khái niệm của AI và vai trò của AI đối với máy tính.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK tr. 6 – 7. thảo luận theo nhóm thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và hướng dẫn, gợi ý HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện các nhóm HS trả lời, đưa ra chính kiến của nhóm.

- Hướng dẫn giải Phiếu bài tập.

+ Ví dụ 1: Khả năng học.

+ Ví dụ 2: Khả năng nhận thức.

+ Ví dụ 3: Khả năng giải quyết vấn đề.

+ Ví dụ 4: Khả năng suy luận.

+ Ví dụ 5: Khả năng hiểu ngôn ngữ.

- Đáp án Câu hỏi củng cố SGK – tr.7:

a) AI là do con người tạo ra.

b) Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp máy tính tính có thể mô phỏng hành vi thông minh của con người.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, chính xác hoá lại các nội dung kiến thức:

Kết luận:

- Khái niệm: AI là các hệ thống do con người xây dựng nhằm giúp máy tính có thể thực hiện các hành vi thông minh như con người.

- Lời ích: AI giúp máy tính biết học, suy luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ.

1. Khái niệm Trí tuệ nhân tạo

Lược sử ra đời của AI

- Người đưa ra thuật ngữ AI: Năm 1955, Giáo sư McCarthy (Đại học Stanford) đưa ra với định nghĩa “Khoa học và kĩ thuật chế tạo máy móc thông minh”

- Thời điểm chính thức ra đời của ngành Trí tuệ nhân tạo: 1956, tại trường Dartmouth.

Khái niệm AI:

AI là các hệ thống do con người xây dựng nhằm giúp máy tính có thể thực hiện các hành vi thông minh như con người.

Các đặc trưng cơ bản của AI:

Khả năng học: Trích rút được thông tin từ dữ liệu để học và tích lũy tri thức.

Ví dụ: Khả năng học dữ liệu, phép toán, công thức toán học để có được tri thức hỗ trợ giải các bài toán khó.

 

Khả năng suy luận: vận dụng tri thức và logic để đưa ra quyết định hoặc giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Hệ thống chẩn đoán y tế dựa trên AI sử dụng hình ảnh y khoa, các triệu chứng và bệnh lí để hỗ trợ chuẩn đoán.

 

Khả năng nhận thức: cảm nhận và hiểu biết môi trường thông qua các cảm biến, thiết bị đầu vào.

Ví dụ: Hệ thống lái xe tự động sử dụng camera, radar và cảm biến siêu âm để thu thập thông tin về môi trường xung quanh xe, từ đó xe có thể tự giữ làn đường, tăng giảm tốc độ, và tránh các tình huống nguy hiểm,…

 

Khả năng hiểu ngôn ngữ: đọc, hiểu, diễn giải và tạo ra văn bản tương tự như con người.

Ví dụ: Các máy tìm kiếm dựa trên AI như ChatGPT có thể hiểu câu hỏi và đưa ra các kết quả tìm kiếm phù hợp.

 

Khả năng giải quyết vấn đề: vận dụng tri thức, nhận thức, suy luận, khả năng hiểu ngôn ngữ để giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Khả năng tự động hóa của AI tích hợp trong cánh tay robot để thực hiện các công việc nguy hiểm, độc hại,… giúp con người.

 

Phân loại AI:

AI được chia làm hai loại chính:

AI hẹp hay AI yếu (Artificial Narrow Intelligence – ANI) được xây dựng để thực hiện một hoặc một số lượng giới hạn các nhiệm vụ.

Ví dụ: Hệ thống ANI dùng để nhận dạng khuôn mặt có trong một bức ảnh, còn các đối tượng khác trong bức ảnh thì không nhận dạng và phân loại được.

AI tổng quát hay AI rộng (Artificial General Intelligence – AGI) có khả năng tự học từ dữ liệu mới, tự chuyển đổi giữa các nhiệm vụ khác nhau và áp dụng tri thức từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.

Ví dụ: GPT-4 thể hiện mức độ thông minh tổng quát, thực hiện được các nhiệm vụ trong lĩnh vực toán học, sinh học, vật lí, hóa học, lịch sử, nghệ thuật,….

 

PHIẾU BÀI TẬP

Các ví dụ sau thuộc những khả năng nào của AI?

1. Một hệ thống máy học có thể được dùng để phân loại email vào các hộp thư đến khác nhau dựa trên nội dung và phản hồi của người dùng. Hệ thống này liên tục học từ dữ liệu mới và phản hồi của người dùng để cải thiện khả năng phân loại trong tương lai.

2. Robot tự hành được trang bị với các cảm biến như camera, lidar và radar để nhận biết và hiểu biết về môi trường xung quanh nó, cho phép nó di chuyển một cách an toàn trong môi trường thực.

3. Một hệ thống thông minh trong y tế có thể sử dụng các dữ liệu lâm sàng và tri thức y học để đưa ra chẩn đoán và lời khuyên điều trị cho các bệnh nhân dựa trên triệu chứng, lịch sử bệnh, và thông tin khác về tình trạng sức khỏe của họ.

4. Một hệ thống trí tuệ nhân tạo được áp dụng trong hệ thống đánh giá tín dụng có thể sử dụng logic và tri thức về lịch sử tín dụng, thu nhập, và các yếu tố khác để suy luận và quyết định xem một người có đủ điều kiện để vay tiền hay không.

5. Một ứng dụng trợ lý ảo có thể đọc và hiểu nội dung của email, tin nhắn văn bản hoặc trò chuyện qua cách xử lý ngôn ngữ tự nhiên, và sau đó đưa ra câu trả lời hoặc hướng dẫn tương tự như con người.

 

Hoạt động 2: Một số ứng dụng phổ biến của Trí tuệ nhân tạo

  1. a) Mục tiêu:Nêu được ví dụ minh họa cho một số ứng dụng điển hình của Trí tuệ nhân tạo.
  2. b) Nội dung:GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 2. Một số ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo, kết hợp với những hiểu biết về thực tiễn, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.
  3. c) Sản phẩm:Một số ứng dụng của AI.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi: 

+ Dựa vào những hiểu biết của bản thân về lĩnh vực công nghệ, các em hãy cho biết một số ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo hiện nay?

+ Hãy cho biết những thành tựu của AI được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

- GV trình chiếu Hình 1. Robot thông minh có tích hợp AI và đặt câu hỏi 1 cho HS tìm hiểu về ứng dụng của AI trong tự động hóa:

Những robot thông minh có tích hợp AI thì có thể xử lí được những công việc gì cho con người? Chúng có thể thay thế hoàn toàn cho con người không?

- GV trình chiếu Hình 2. Chuyển đổi từ giọng nói sang văn bản, và giới thiệu thêm về ứng dụng của AI trong hệ thống ngôn ngữ.

- GV đặt câu hỏi 2 cho HS tìm hiểu về ứng dụng của AI trong nhận diện khuôn mặt: Hiện nay ở các dòng điện thoại thông minh của các hãng Apple; Samsung; Xiaomi;… có tích hợp một dạng Trí tuệ nhân tạo dùng để khởi động điện thoại. Hãy cho biết đó là dạng Trí tuệ nhân tạo nào?

- GV trình bày việc áp dụng Trí tuệ nhân tạo trong Chăm sóc sức khỏe là một bước tiến, một ứng dụng cực kì tiềm năng.

 

- HS thảo luận, trả lời Câu hỏi củng cố SGK – tr.9

Liệt kê một số ứng dụng có sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt?

- GV cho HS ghi chép phần Ghi nhớ vào vở cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát và lần lượt thực hiện các yêu cầu.

- GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS lần lượt trả lời các yêu cầu và nhận xét lẫn nhau.

+ Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1:

- Robot thông minh tích hợp Trí tuệ nhân tạo có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ: Nhận dạng được gói hàng và tự động đóng gói hàng; Chăm sóc, giao tiếp với bệnh nhân, Cung cấp dịch vụ hướng dẫn học tập; Hệ thống tự lái xe trên ô tô,….

- Robot được tích hợp AI không thể thay thế hoàn toàn được con người, vì con người có sự linh hoạt về lí trí, cảm xúc, sáng tạo,… điều mà AI chưa thể đạt được để xử lí trong nhiều tình huống khác nhau.

+ Hướng dẫn trả lời câu hỏi 2:

Mở khóa màn hình bằng nhận diện khuôn mặt – Face ID; Mở khóa màn hình bằng nhận diện dấu vân tay.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi củng cố – SGK.tr.9

- Mở khóa thiết bị (Điện thoại, máy tính,..)

Ví dụ: Face ID của Apple trên iPhone sử dụng một hệ thống camera và các thuật toán AI để nhận dạng khuôn mặt của người dùng và mở khóa thiết bị.

 

- Thanh toán hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ: một ứng dụng có thể sử dụng AI để quét và nhận dạng thông tin trên hoá đơn, sau đó tự động thực hiện thanh toán mà không cần sự can thiệp của người dùng.

 

- An ninh trên không gian mạng.

Ví dụ: sử dụng AI để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công phishing. Hệ thống có thể sử dụng machine learning để phân tích các mẫu email, các URL độc hại, và các dấu hiệu khác để nhận biết các email và trang web giả mạo.

 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

- GV kết luận:

AI ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong khoa học, công nghệ và đời sống. Các công nghệ như nhận dạng giọng nói, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng khuôn mặt, phân tích hình ảnh hay điều khiển tự động... đều dựa trên các thành tựu của AI và được sử dụng trong các ứng dụng phổ biến hằng ngày như nhắn tin, tìm kiếm, trợ lí ảo, chẩn đoán bệnh,...

2. Một số ứng dụng phổ biến của Trí tuệ nhân tạo

- Một số ứng dụng của Trí tuệ nhân tại (AI) trong: tự động hóa và robotique, trợ lý ảo và chatbot,…

- Những thành tựu của AI được ứng dụng hầu hết vào các lĩnh vực: y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông, công cụ tìm kiếm,….

- Các mô hình AI tích hợp vào robot: để thực hiện các nhiệm vụ tự động.

 

Hình 1. Robot thông minh có tích hợp AI.

- Các mô hình AI với ngôn ngữ:

+ Giúp máy tính chuyển đổi giọng nói sang văn bản:

+ Đánh giá khả năng ngôn ngữ của người học.

+ Chuyển đổi biểu mẫu chữ viết tay sang văn bản.

 

Hình 2. Chuyển đổi từ giọng nói sang văn bản

- Mô hình AI nhận dạng khuôn mặt: Mở khóa điện thoại thông minh, xác thực khuôn mặt trong các ứng dụng ngân hàng thông minh,….

 

- Trợ lí ảo và chăm sóc sức khỏe bằng công nghệ AI:

+ Có khả năng nhận dạng và hiểu giọng nói của con người, cho phép tương tác bằng văn bản hoặc giọng nói.

+ Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, AI được sử dụng để chẩn đoán bệnh qua hình ảnh y khoa như X-quang, siêu âm và chụp cắt lớp vi tính.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu:Giúp HS hệ thống khái niệm, đặc điểm, đặc trưng của AI.
  3. b) Nội dung:GV giao nhiệm vụ cho HS, HS hoàn thành phiếu bài tập.
  4. c) Sản phẩm học tập:

- Phiếu bài tập.

- HS hoàn thiện hiểu biết về AI.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV cho HS làm phiếu bài tập.

Trường THPT:………………………………………….

Lớp:……………………………………………………...

Họ và tên:……………………………………………….

 

PHIẾU BÀI TẬP TIN HỌC 12 – ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

BÀI A1: GIỚI THIỆU TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1. Khả năng học của trí tuệ nhân tạo (AI) được thể hiện như thế nào?

A. Bằng cách lập trình cố định từ trước.

B. Bằng cách nhận diện và lưu trữ thông tin từ dữ liệu để tự điều chỉnh và cải thiện hiệu suất.

C. Bằng việc sao chép chính xác các hành động của con người.

D. Bằng cách thực hiện các nhiệm vụ cụ thể một cách tự động.

Câu 2. Khả năng suy luận của trí tuệ nhân tạo là gì?

A. Khả năng tự học từ dữ liệu.

B. Khả năng vận dụng tri thức và logic để đưa ra quyết định hoặc giải quyết vấn đề.

C. Khả năng nhận thức và hiểu biết môi trường thông qua các cảm biến.

D. Khả năng đọc, hiểu, diễn giải và tạo ra văn bản tương tự như con người.

Câu 3. Trong số các ứng dụng phổ biến của trí tuệ nhân tạo, công nghệ nào được sử dụng để tạo ra các trợ lý ảo như Siri và Google Assistant?

A. Xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

B. Thị giác máy tính.

C. Học máy.

D. Tự động hóa.

Câu 4. Trong lĩnh vực y tế, công nghệ nhận diện hình ảnh y khoa như X-quang và siêu âm được sử dụng để làm gì?

A. Giao dịch tài chính.

B. Chăm sóc sức khỏe.

C. Quản lý danh sách chấm công.

D. Giải trí và giám sát an ninh.

Câu 5. Trong lĩnh vực giao thông và vận tải, công nghệ nào được sử dụng để phát triển hệ thống xe tự lái và tối ưu hóa giao thông?

A. Xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

B. Thị giác máy tính.

C. Học máy.

D. Tự động hóa.

Câu 6. Trong trí tuệ nhân tạo (AI), khả năng ngôn ngữ được thể hiện thông qua việc nào sau đây?

A. Phân loại hình ảnh.

B. Phát hiện vùng nguy hiểm.

C. Nhận biết giọng nói.

D. Dịch ngôn ngữ tự nhiên.

Câu 7. Khả năng giải quyết vấn đề của AI được thể hiện thông qua hành vi nào sau đây?

A. Đọc và hiểu văn bản.

B. Tích lũy dữ liệu.

C. Xử lý hình ảnh.

D. Áp dụng tri thức và logic.

B. PHẦN TỰ LUẬN (Luyện tập SGK tr.8)

1. AI có thể được chia thành bao nhiêu loại? Em hãy cho biết đặc trưng của mỗi loại?

2. Nêu một ứng dụng phổ biến có sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói?

………………………………………………………..…………………………………………………...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS suy nghĩ, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm.

- Mỗi bài tập GV mời 1 đến 2 HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài làm của các bạn.

Gợi ý đáp án:

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

B

B

A

B

B

D

D

  1. PHẦN TỰ LUẬN
  2. AI có thể chia thành 2 loại chính:

+ AI hẹp hay AI yếu: Được xây dựng để thực hiện một hoặc một số lượng giới các vụ. Các hệ thống AI tính đến năm 2023 đều thuộc loại ANI, ANI chỉ có thể giải quyết nhiệm vụ theo những gì đã được học mà không có khả năng tổng hợp tri thức hoặc áp dụng vào lĩnh vực khác.

+ AI tổng quát hay AI rộng: có khả năng tự học dữ liệu mới, tự chuyển đổi giữa các nhiệm vụ khác nhau và áp dụng tri thức từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.

  1. Trợ lý ảo là một ứng dụng phổ biến sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói. Một số ví dụ phổ biến về trợ lý ảo bao gồm:

+ Siri (Apple)

+ Google Assistant (Google)

+ Alexa (Amazon)

+ Cortana (Microsoft)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu:HS hiểu khái niệm, đặc điểm, đặc trưng của AI sâu sắc hơn.
  3. b) Nội dung:HS tìm hiểu trên Internet, thảo luận trả lời theo yêu cầu của GV.
  4. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK trang 9.

  1. Liệt kê một số ứng dụng trong thực tế có sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói.
  2. Nêu một số ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục có sử dụng AI.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV cho HS trả lời:

1.

Một số ứng dụng thực tế có sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói:

+ Trợ lý ảo trên điện thoại di động: Các trợ lý ảo như Siri (Apple), Google Assistant (Google), và Bixby (Samsung) cho phép người dùng tương tác với điện thoại di động của mình thông qua giọng nói, từ việc gọi điện đến kiểm tra thời tiết hoặc gửi tin nhắn.

+ Điều khiển thiết bị gia đình thông minh: Công nghệ nhận dạng giọng nói được sử dụng trong các hệ thống nhà thông minh như Amazon Echo hoặc Google Home để điều khiển các thiết bị trong nhà như đèn, máy lạnh, hoặc máy phát nhạc thông qua lệnh điều khiển bằng giọng nói.

+ Hệ thống tự động điều khiển xe hơi: Các hãng ô tô như Tesla đã tích hợp công nghệ nhận dạng giọng nói vào các hệ thống điều khiển xe hơi, cho phép người dùng điều khiển các chức năng của xe như mở cửa hay điều chỉnh nhiệt độ bằng giọng nói.

+ Dịch vụ quản lý cuộc họp: Các dịch vụ quản lý cuộc họp như Zoom hoặc Microsoft Teams đã tích hợp công nghệ nhận dạng giọng nói để nhận dạng và ghi lại người nói trong cuộc họp, tạo thuận lợi cho việc ghi chú và tài liệu sau cuộc họp.

+ Ứng dụng y tế và chăm sóc sức khỏe: Công nghệ nhận dạng giọng nói được sử dụng trong các ứng dụng y tế để nhận diện các triệu chứng bệnh và ghi lại thông tin y tế từ bệnh nhân, cung cấp cho các chuyên gia y tế thông tin chi tiết và chính xác.

2.

Một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực giáo dục:

+ Học tập cá nhân hóa: Công nghệ AI có thể được sử dụng để tạo ra các nền tảng học tập cá nhân hóa, điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy theo năng lực, sở thích và nhu cầu học tập của từng học sinh.

+ Tutoring và mentoring ảo: Các hệ thống AI có thể cung cấp hỗ trợ học tập và tư vấn thông qua giao tiếp trực tuyến hoặc qua ứng dụng di động, giúp học sinh giải đáp câu hỏi, hướng dẫn học tập và giải quyết vấn đề.

+ Phân tích dữ liệu và đánh giá học sinh: AI có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu học tập của học sinh từ các bài kiểm tra, bài tập và hoạt động trực tuyến, cung cấp thông tin chi tiết và phản hồi cá nhân hóa về tiến độ học tập của họ.

+ Nền tảng học tập tự động: Các hệ thống AI có thể tự động tạo ra nội dung giảng dạy, bài tập và bài kiểm tra, cung cấp cho giáo viên các công cụ để tạo ra trải nghiệm học tập phong phú và đa dạng cho học sinh.

+ Xử lý ngôn ngữ tự nhiên trong giáo dục: Công nghệ AI có thể được sử dụng để phát triển các ứng dụng học tập dựa trên xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), giúp học sinh tương tác với các tài liệu học tập, hỏi đáp và tìm kiếm thông tin một cách tự nhiên.

+ Hệ thống quản lý học tập: AI có thể được tích hợp vào các hệ thống quản lý học tập (LMS) để tạo ra các chương trình học tập được cá nhân hóa, theo dõi tiến trình học tập của học sinh và cung cấp phản hồi cho giáo viên và phụ huynh.

+ Phát hiện gian lận trong thi cử: AI có thể được sử dụng để phân tích các bài thi và phát hiện các trường hợp gian lận.Top of Form

- HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV chính xác hoá lại các nội dung trả lời của HS.

- GV chuẩn kiến thức và kết thúc tiết học.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ghi nhớ kiến thức trong bài.
  • Hoàn thành các bài tập trong SBT.
  • Chuẩn bị bài mới Bài A2 – Trí tuệ nhân tạo và cuộc sống.

 

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án tin học 12 tin học ứng dụng chân trời sáng tạo theo mẫu công văn mới nhất, giáo án word tin học ứng dụng 12 sách chân trời sáng tạo, tải giáo án tin học theo định hướng tin học ứng dụng 12 chân trời sáng tạo, GA tin học ứng dụng 12 CTST 2024

Tài liệu giảng dạy môn Tin học THPT

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay