Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint Toán 12 (phần Hình học) sách chân trời sáng tạo. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn Toán 12 chân trời sáng tạo của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC MÔN TOÁN! 

KHỞI ĐỘNG 

Trong kiểm soát không lưu, người ta dùng bộ ba số để xác định vị trí của máy bay. Người ta đã làm điều đó như thế nào? 

CHƯƠNG II. VECTƠ VÀ HỆ TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN 

BÀI 2. TỌA ĐỘ CỦA VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN 

NỘI DUNG BÀI HỌC 

01 HỆ TOẠ ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN 

HĐKP1: Cho hình lập phương OABC.O′A′B′C′ có cạnh bằng 1. Đặt i ⃗=(OA) ⃗; j ⃗=(OC) ⃗;k ⃗=(OO′) ⃗. 

  1. a) Nêu nhận xét về phương và độ dài của ba vectơ i ⃗,j ⃗,k ⃗.
  2. b) Nêu nhận xét về ba trục toạ độ (O;i ⃗),(O;j ⃗),(O;k ⃗).

Trả lời: 

  1. a) Ba vectơ i ⃗;j ⃗;k ⃗ có phương đôi một vuông góc với nhau và độ dài ba vectơ đều bằng 1.
  2. b) Ba trục tọa độ (O;i ⃗),(O;j ⃗),(O;k ⃗)  đôi một vuông góc với nhau.

Hệ tọa độ trong không gian 

Trong không gian, cho ba trục Ox, Oy, Oz đôi một vuông góc. Gọi i ⃗;j ⃗;k ⃗ lần lượt là ba vectơ đơn vị trên các trục Ox, Oy, Oz. Hệ ba trục như vậy được gọi là hệ trục tọa độ Descartes vuông góc Oxyz trong không gian hay gọi đơn giản là hệ tọa độ Oxyz. 

Nhận xét: 

  1. a) Điểm O được gọi là gốc tọa độ.

Các trục Ox, Oy, Oz được gọi là các trục tọa độ. 

Các mặt phẳng (Oxy),(Oyz),(Ozx) đôi một vuông góc với nhau được gọi là các mặt phẳng tọa độ. 

Không gian với hệ tọa độ Oxyz còn được gọi là không gian Oxyz. 

  1. b) Vì i ⃗;j ⃗;k ⃗ là ba vectơ đơn vị đôi một vuông góc với nhau nên ta có:

i ⃗^2=j ⃗^2=k ⃗^2=1 và i ⃗.j ⃗=j ⃗.k ⃗=k ⃗.i ⃗=0. 

Ví dụ 1:  Cho tứ diện OABC có OA,OB,OC đôi một vuông góc và có độ dài bằng 1. Vẽ hệ trục tọa độ Oxyz có gốc là O, các điểm A,B,C lần lượt nằm trên các tia Ox,Oy,Oz và chỉ ra các vectơ đơn vị trên các trục tọa độ. 

Giải: 

Với O là gốc toạ độ, ta vẽ được các trục Ox,Oy,Oz như Hình 3.  

Ba vecto đơn vị trên ba trục lần lượt là i ⃗=(OA) ⃗;       j ⃗=(OB) ⃗;k ⃗=(OC) ⃗. 

Thực hành 1:  Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng 1, SA vuông góc với mặt phẳng đáy và có độ dài bằng 1 (Hình 4). Vẽ hệ trục toạ độ Oxyz có gốc O trùng với điểm A, các điểm B, D, S lần lượt nằm trên các tia Ox, Oy, Oz và chỉ ra các vectơ đơn vị trên các trục toạ độ. 

Giải: 

Vận dụng 1 

Một thiết kế cơ khí trong Hình 5a được biểu diễn trong không gian Oxyz như Hình 5b. 

  1. a) Hãy vẽ ba vectơ đơn vị i ⃗;j ⃗;k ⃗ lần lượt trên ba trục tọa độ Ox, Oy, Oz (mỗi vectơ đơn vị có độ dài bằng 1m).
  2. b) Biểu diễn các vectơ (OC) ⃗, (OB) ⃗, (OA) ⃗, (AB) ⃗ theo i ⃗;j ⃗;k ⃗.

Giải: 

  1. a)
  2. b) Ta có: C∈Ox và OC=2

Vậy (OC) ⃗=2i ⃗ 

Áp dụng quy tắc hình bình hành, ta có: 

(OB) ⃗=(OC) ⃗+(OD) ⃗=2i ⃗+3j ⃗ 

Áp dụng quy tắc hình bình hành, ta có: 

(OA) ⃗=2j ⃗+5k ⃗ 

Ta có:  

(AB) ⃗=(OB) ⃗−(OA) ⃗=2i ⃗+3j ⃗−2j ⃗−5k ⃗ 

                             =2i ⃗+j ⃗−5k ⃗ 

02 TOẠ ĐỘ CỦA ĐIỂM VÀ VECTO 

Tọa độ của điểm 

HĐKP2: Cho hình hộp chữ nhật OABC.O′A′B′C′ có cạnh OA=3,      OC=5, OO^′=2. Vẽ ba vectơ đơn vị i ⃗;j ⃗;k ⃗ lần lượt trên các cạnh OA, OC, OO′. Biểu diễn (OB′) ⃗ theo ba vectơ i ⃗;j ⃗;k ⃗. 

Trả lời: 

Ta có: 

(OB′) ⃗=(OO′) ⃗+(OA) ⃗+(OC) ⃗=3i ⃗+5j ⃗+2k ⃗ 

Định nghĩa 

Trong không gian Oxyz, cho điểm M. Nếu (OM) ⃗=xi ⃗+yj ⃗+zk ⃗ thì ta gọi bộ ba số (x,y,z) là tọa độ của điểm M đối với hệ trục tọa độ Oxyz và viết M=(x;y;z) hoặc M(x;y;z); x là hoành độ, y là tung độ, z là cao độ của điểm M. 

Ví dụ 2:  Cho hình hộp chữ nhật OABC.O′A′B′C′ có cạnh OA=4, OC=6, OO^′=3. Chọn hệ trục tọa độ Oxyz có gốc tọa độ O; các điểm A, C, O′ lần lượt nằm trên các tia Ox, Oy, Oz. Xác định tọa độ các điểm A, B, B′. 

Giải: 

Ta có:  

(OA) ⃗=4i ⃗+0j ⃗+0k ⃗, suy ra A(4;0;0); 

(OB) ⃗=(OA) ⃗+(OC) ⃗=4i ⃗+6j ⃗+0k ⃗,      suy ra B(4;6;0); 

(OB′) ⃗=(OA) ⃗+(OC) ⃗+(OO′) ⃗=4i ⃗+6j ⃗+3k ⃗, suy ra B′(4;6;3). 

Thực hành 2:  Cho hình lập phương ABCD.A′B′C′D′ có cạnh bằng 5. Chọn hệ trục tọa độ Oxyz có gốc tọa độ O trùng với A; các điểm B, D, A′ lần lượt nằm trên các tia Ox, Oy, Oz. Xác định tọa độ các điểm B, C, C′. 

Giải: 

Ta có: 

(OB) ⃗=5i ⃗+0j ⃗+0k ⃗, suy ra B(5;0;0) 

(OC) ⃗=(OB) ⃗+(OD) ⃗=5i ⃗+5j ⃗+0k ⃗, suy ra C(5;5;0) 

(OC′) ⃗=(OC) ⃗+(OO′) ⃗=5i ⃗+5j ⃗+5k ⃗, suy ra C′(5;5;5) 

Tọa độ của vectơ 

HĐKP3: Trong không gian Oxyz, cho vectơ a ⃗. Vẽ điểm A sao cho (OA) ⃗=a ⃗ Gọi (a_1;a_2;a_3) là tọa độ của điểm A. Hãy biểu diễn a ⃗ theo ba vectơ      đơn vị i ⃗;j ⃗;k ⃗. 

Trả lời: 

Ta có: (OA) ⃗=a_1i ⃗+a_2j ⃗+a_3k ⃗ 

Mà (OA) ⃗=a ⃗ 

Suy ra a ⃗=a_1i ⃗+a_2j ⃗+a_3k ⃗. 

Định nghĩa 

Trong không gian Oxyz, cho vectơ a ⃗. Nếu a ⃗=a_1i ⃗+a_2j ⃗+a_3k ⃗ thì ta gọi bộ ba số (a_1;a_2;a_3) là tọa độ của vectơ a ⃗ đối với hệ tọa độ Oxyz và viết           a ⃗=(a_1;a_2;a_3) hoặc a ⃗(a_1;a_2;a_3).   

Nhận xét: Trong không gian Oxyz, ta có: 

Tọa độ của điểm M là tọa độ của vectơ (OM) ⃗, tức là  

M=(x;y;z)⇔(OM) ⃗=(x;y;z). 

Điều kiện để hai vectơ bằng nhau: 

Cho a ⃗=(x;y;z),b ⃗=(x′;y′;z′). Khi đó: a ⃗=b ⃗⇔{█(x=x′@y=y′@z=z′.)┤ 

Ví dụ 3: Trong không gian Oxyz, cho hình hộp chữ nhật ABCD.A′B′C′D′ có đỉnh A trùng với gốc O, các vectơ (AB) ⃗,(AD) ⃗,(AA′) ⃗ theo thứ tự cùng hướng với i ⃗;j ⃗;k ⃗ và có AB=8, AD=6, AA^′=4. Tìm tọa độ các vectơ (AB) ⃗,(AC) ⃗,(AC′) ⃗ và (AM) ⃗ với M là trung điểm của cạnh C′D′. 

Giải: 

Để tìm toạ độ của vectơ (AB) ⃗, ta cần biểu diễn (AB) ⃗ theo ba vectơ i ⃗;j ⃗;k ⃗. 

Do (AB) ⃗ cùng hướng với i ⃗ và |(AB) ⃗|=AB=8=8 |i ⃗| 

nên (AB) ⃗=8i ⃗ hay (AB) ⃗=8i ⃗+0j ⃗+0k ⃗ 

Tương tự, ta có: (AD) ⃗=0i ⃗+6j ⃗+0k ⃗,  (AA′) ⃗=0i ⃗+0j ⃗+4k ⃗ 

Trong hình bình hành ABCD, ta có:  

(AC) ⃗=(AB) ⃗+(AD) ⃗=8i ⃗+6j ⃗+0k ⃗ 

Trong hình bình hành AA′C′C, ta có: 

(AC′) ⃗=(AC) ⃗+(AA′) ⃗=8i ⃗+6j ⃗+4k ⃗ 

Suy ra (AB) ⃗ =(8; 0; 0); (AC) ⃗=(8; 6; 0); (AC′) ⃗=(8; 6; 4) 

Vì (AM) ⃗= 1/2((AC′) ⃗+(AD′) ⃗)=1/2((AC′) ⃗+(AD) ⃗+(AA′) ⃗) 

1/2(8i ⃗+6j ⃗+4k ⃗+6j ⃗+4k ⃗)=4i ⃗+6j ⃗+4k ⃗  

Nên (AM) ⃗=(4;6;4). 

Thực hành 3:  Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng 2, SA vuông góc với mặt phẳng đáy và có độ dài bằng 3. 

  1. a) Vẽ hệ trục tọa độ Oxyz có gốc O trùng với điểm A, các điểm B, D, S lần lượt nằm trên các tia Ox, Oy, Oz và chỉ ra các vectơ đơn vị trên các trục tọa độ.
  2. b) Trong hệ tọa độ nói trên, tìm tọa độ các vectơ (AB) ⃗,(AD) ⃗,(AS) ⃗ và (AM) ⃗ với M là trung điểm của cạnh SC.

Giải: 

  1. a)
  2. b) Ta có:

(AB) ⃗=2i ⃗+0j ⃗+0k ⃗, suy ra (AB) ⃗(2;0;0). 

(AD) ⃗=0i ⃗+2j ⃗+0k ⃗, suy ra (AD) ⃗(0;2;0). 

(AS) ⃗=0i ⃗+0j ⃗+3k ⃗, suy ra (AS) ⃗(0;0;3). 

Vì M là trung điểm SC 

⇒(AM) ⃗=1/2((AS) ⃗+(AC) ⃗)=1/2((AS) ⃗+(AB) ⃗+(AD) ⃗)=1/2(2i ⃗+2j ⃗+3k ⃗)=i ⃗+j ⃗+3/2k ⃗ 

Vậy (AM) ⃗=(1;1;3/2). 

Vận dụng 2 

Một máy bay đang cất cánh từ phi trường. Với hệ tọa độ Oxyz được thiết lập như Hình 12, cho biết M là vị trí của máy bay, OM=14, (NOB) ̂=32°, (MOC) ̂=65°. 

Tìm tọa độ điểm M. 

Giải: 

Xét ∆OMC có: 

OC=OM.cos65°≈5,92;CM=OM.sin65≈12,69 

Xét ∆ONB có: 

NB=ON.tan32°≈7,93;OB=ON:cos32°≈14,96 

Áp dụng quy tắc hình bình hành, ta có: 

    (OM) ⃗=(OA) ⃗+(OB) ⃗+(OC) ⃗≈7,93i ⃗+14,96j ⃗+5,92k ⃗ 

       Suy ra, M≈(7,93;14,96;5,92) 

LUYỆN TẬP 

... 

Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án word

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Thời gian bàn giao giáo án Powerpoint

  • 30/08 bàn giao 1/2 học kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/11bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k
  • Giáo án Powerpoint: 700k - Đặt bây giờ: 550k
  • Trọn bộ word + PPT: 1200k  - Đặt bây giờ: 1000k

=> Đặt bây giờ, chỉ cần gửi 50% phí. Đến lúc nhận kì I, gửi số còn lại

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

=> Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa: Giáo án powerpoint toán 12 chân trời sáng tạo, GA trình chiếu toán 12 hình học chân trời sáng tạo, GA điện tử toán hình học 12 CTST, bài giảng điện tử hình học 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy môn Toán THPT

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay