Giáo án Công nghệ 9 Cắt may Chân trời chủ đề 2: Bản vẽ cắt may
Giáo án chủ đề 2: Bản vẽ cắt may sách Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Cắt may chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Cắt may chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Cắt may chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 2: BẢN VẼ CẮT MAY
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm bản vẽ cắt may, quy ước trong bản vẽ cắt may, quy trình lập bản vẽ cắt may sản phẩm đơn giản.
Lập được bản vẽ cắt may một số sản phẩm đơn giản theo mẫu thiết kế, đạt yêu cầu kĩ thuật.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giao tiếp và hợp tác: Biết trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề về bản vẽ cắt may; biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
Tự chủ và tự học: Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về bản vẽ cắt may để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích tình huống đặt ra và thiết kế mẫu sản phẩm phù hợp.
Năng lực riêng:
Nhận thức công nghệ: Nhận thức được các bước trong quy trình lập bản vẽ cắt may sản phẩm đơn giản.
Giao tiếp công nghệ: Biểu diễn được bản vẽ cắt may một số sản phẩm đơn giản.
Sử dụng công nghệ: Đọc được bản vẽ cắt may một số sản phẩm đơn giản.
Thiết kế công nghệ: Thiết kế và tạo được bản vẽ cắt may sản phẩm đơn giản.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng về về bản vẽ cắt may vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 (Cắt may).
Hình 2.1 - 2.15, một số hình ảnh về bản vẽ cắt may và bản vẽ kiểu một số sản phẩm đơn giản.
Vật thật: tạp dề thắt lưng, chân váy lưng thun.
Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Công nghệ 9 (Cắt may) - Chân trời sáng tạo.
Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành theo yêu cầu của GV và hướng dẫn trong SGK: giấy, bút chì, thước thẳng, thước tỉ lệ, tẩy,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu của HS tìm hiểu về bản vẽ cắt may.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, dẫn dắt HS; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, từ đó kích thích được nhu cầu tìm hiểu về bản vẽ cắt may.
c. Sản phẩm:
d. Tổ chức thực hiện:
- Câu trả lời của HS.
- Nhu cầu tìm hiểu về bản vẽ cắt may.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng vật thật (tạp dề thắt lưng, chân váy lưng thun) hoặc chiếu Hình 2.1 giới thiệu với HS một số sản phẩm may mặc đơn giản.
- GV yêu cầu HS nhận xét các trang phục trên, và thảo luận cặp đôi: Cho biết các trang phục đó được tạo ra như thế nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, liên hệ thực tế, liên hệ cá nhân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, định hướng HS đến bản vẽ cắt may.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS (không yêu cầu HS trả lời đúng câu hỏi).
- GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Để thiết kế một bộ trang phục cần đến bản vẽ cắt may? Vậy bản vẽ cắt may là gì? Làm thế nào lập được bản vẽ cắt may những sản phẩm trên đạt yêu cầu kĩ thuật? Để có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu – Chủ đề 2: Bản vẽ cắt may.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khái niệm bản vẽ cắt may
a. Mục tiêu: Giúp HS trình bày được khái niệm bản vẽ cắt may.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ học tập; HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 2.2 SGK trang 13 và nhận xét các cách lựa chọn kiểu dáng trang phục theo đặc điểm của người mặc.
c. Sản phẩm: Trình bày được khái niệm bản vẽ cắt may.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu Hình 2.2, yêu cầu cá nhân HS nêu sự khác nhau giữa bản vẽ kiểu và bản vẽ cắt may. Hình 2.2. Bản vẽ áo đầm bé gái - GV dẫn dắt HS vào nội dung hoạt động Khái niệm bản vẽ cắt may. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục 1 SGK tr.13-14 và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát các nhóm thực hiện hoạt động, hướng dẫn HS (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. KHÁI NIỆM BẢN VẼ CẮT MAY - Khái niệm bản vẽ cắt may: + Là bản vẽ kĩ thuật thể hiện đầy đủ hình dáng, kích thước hoặc công thức tính của từng bộ phận (chi tiết) hoặc nhóm bộ phận của sản phẩm và những chỉ dẫn cần thiết cho việc lắp ráp hoàn thành sản phẩm may mặc. + Được vẽ trên vải để cắt trực tiếp các chi tiết sản phẩm hoặc vẽ trên giấy để tạo mẫu rập của sản phẩm trong quá trình sản xuất hàng may mặc. - Điểm khác nhau giữa bản vẽ cắt may và bản vẽ kiểu. (Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ)
|
Bảng 2.1. Điểm khác nhau giữa bản vẽ cắt may và bản vẽ kiểu
Bản vẽ cắt may | Bản vẽ kiểu |
- Thể hiện đầy đủ hình dáng, kích thước, công thức tính của từng chi tiết hoặc nhóm chi tiết của sản phẩm may mặc. - Sử dụng một số nét vẽ kĩ thuật để thể hiện các đường gấp vải, đường gióng, đường ghi kích thước, đường canh sợi, đường cắt hoặc đường may lắp ráp sản phẩm. - Được sử dụng để thiết kế các bộ phận của sản phẩm, sản xuất và kiểm tra các thông số của sản phẩm. | - Thể hiện tổng quát kiểu dáng, màu sắc của sản phẩm. - Thường sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mĩ thuật. - Được sử dụng để giới thiệu mẫu quần áo và các sản phẩm may mặc khác. |
Hoạt động 2: Quy ước trong bản vẽ cắt may
a. Mục tiêu: Giúp HS trình bày được quy ước trong bản vẽ cắt may.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ học tập; HS đọc thông tin mục 2, quan sát Hình 2.3 SGK trang 14, Bảng 2.3 SGK tr. 15; nêu được các tiêu chuẩn kĩ thuật về nét vẽ và cách ghi kích thước được vận dụng trong bản vẽ cắt may.
c. Sản phẩm: Trình bày được quy ước trong bản vẽ cắt may.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Đường nét Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt HS vào nội dung hoạt động Quy ước trong bản vẽ cắt may. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK tr. 14 -15, kết hợp quan sát Hình 2.3 và Bảng 2.2 và trả lời hộp Khám phá 2: Mỗi nét vẽ kĩ thuật trong bản vẽ cắt may ở Hình 2.3 thể hiện nội dung gì của bản vẽ? Hình 2.3. Bản vẽ cắt may quần đùi lưng thun (Vm: số đo vòng mông) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục 2.1 và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát HS thực hiện hoạt động và hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung đáp án. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. QUY ƯỚC TRONG BẢN VẼ CẮT MAY 2.1. Đường nét - Một số loại nét vẽ kĩ thuật được vận dụng trong bản vẽ cắt may như: nét liền đậm, nét liền mảnh, nét đứt mảnh, nét gạch chấm mảnh, nét lượn sóng mảnh,… (Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ) - Đường kích thước được giới hạn bằng đường gióng, đường bao, đường gạch chấm, đường phân chia các phần của sản phẩm.
| |||||||||||||||||||||||||
Bảng 2.2. Các nét vẽ kĩ thuật được vận dụng vào bản vẽ cắt may
| ||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Chữ số kích thước Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt HS vào nội dung hoạt động Quy ước trong bản vẽ cắt may. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK tr. 14 -15 và trả lời hộp Khám phá 3: Mô tả cách ghi chữ số và công thức tính trên bản vẽ cắt may ở Hình 2.3. Hình 2.3. Bản vẽ cắt may quần đùi lưng thun (Vm: số đo vòng mông) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục 2.2 và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát HS thực hiện hoạt động và hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời. Cách ghi chữ số và công thức tính trên bản vẽ cắt may ở Hình 2.3 như sau: + Ghi ở giữa, nằm trên đường kích thước, theo phương của đường kích thước. + Trong công thức, số đo được kí hiệu bằng chữ viết tắt. + Đơn vị đo: cm. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung đáp án. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2.2. Chữ số kích thước - Bản vẽ cắt may thường dùng kiểu chữ thông dụng thẳng đứng hoặc nghiêng 75° so với đường ngang. - Phải thống nhất một kiểu chữ và dùng khổ chữ từ 1,8 mm trở lên. - Chữ số hoặc công thức tính được ghi ở giữa, nằm trên đường kích thước, theo phương của đường kích thước. - Trong công thức tính kích thước, các số đo được kí hiệu bằng chữ viết tắt. - Đơn vị đo được sử dụng trên bản vẽ cắt may là centimét (cm). Trên bản vẽ không ghi đơn vị, chỉ ghi con số phù hợp với đơn vị đo là cm.
| |||||||||||||||||||||||||
Thông tin bổ sung Trên bản vẽ cắt may sử dụng mũi tên hai đầu để thể hiện chiều canh sợi dọc của vải. Trên mũi tên ghi thông số về cỡ số, số lượng chi tiết cần cắt theo bản vẽ. | ||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3: Tìm hiểu về lập bản vẽ cắt may
a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách lập bản vẽ cắt may
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ học tập; HS đọc thông tin mục 3 SGK trang 15 - 19 và tìm hiểu về cách lập bản vẽ cắt may tạp dề, chân váy lưng thun (cạp chun).
c. Sản phẩm: Bản vẽ cắt may tạp dề, chân váy lưng thun (cạp chun).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Lập bản vẽ cắt may tạp dề Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin mục 3.1 và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm: + Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm sản phẩm. + Nhóm 2: Tìm hiểu cách đo tạp dề thắt lưng. + Nhóm 3: Thực hành lập bản vẽ cắt may tạp dề thắt lưng. + Nhóm 4: Tìm hiểu tiêu chí đánh giá. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục 3.1 và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát các nhóm thực hiện hoạt động, hướng dẫn HS (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. - GV chuyển sang nội dung mới. | 3. LẬP BẢN VẼ CẮT MAY 3.1. Lập bản vẽ cắt may tạp dề - Đặc điểm sản phẩm: + Là trang phục chuyên dụng dùng để che phủ vùng ngực và bụng của người mặc. + Nhằm bảo vệ quần áo và cơ thể khỏi hơi nóng hoặc chất bẩn trong quá trình làm việc. + Có thể may tạp dề từ nhiều chất liệu và nhiều kiểu dáng khác nhau. (Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ) - Cách đo tạp dề thắt lưng: + Dài tạp dề (Dtd): đo từ ngang eo đến ngang đùi hoặc bắp chân, độ dài tuỳ ý. + Vòng mông: đo vòng quanh mông, chỗ nở nhất. (Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ) - Thực hành lập bản vẽ cắt may tạp dề thắt lưng: + Lấy số đo:
+ Các bước lập bản vẽ cắt may tạp dề.(Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ) - Tiêu chí đánh giá: + Bản vẽ cắt may thể hiện đúng hình dạng các chi tiết của tạp dề. + Kích thước các chi tiết được vẽ đúng tỉ lệ. + Nét vẽ đúng tiêu chuẩn nét vẽ kĩ thuật. + Các kích thước được tính đúng theo công thức. |
HÌNH 2.4. MỘT SỐ KIỂU TẠP DỀ
| |
HÌNH 2.5. BẢN VẼ KIỂU TẠP DỀ | |
HÌNH 2.6. CÁCH ĐO TẠP DỀ THẮT LƯNG | |
HÌNH 2.7. BẢN VẼ CẮT MAY TẠP DỀ
|
…………………………………
……………..Còn tiếp……………….
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Cắt may chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2