Giáo án Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời Chủ đề 1: Mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Giáo án Chủ đề 1: Mô hình nông nghiệp công nghệ cao sách Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ: 

  • Mô tả được các thành phần cơ bản của mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

  • Trình bày được vai trò của khoa học, kĩ thuật và công nghệ đối với những thành tựu của nền nông nghiệp.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: 

    • Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề về mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; vai trò của khoa học, kĩ thuật và công nghệ đối với thành tựu của nền nông nghiệp. 

    • Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao; góp ý, điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

  • Năng lực tự chủ và tự học: Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới liên quan đến kiến thức về mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; vai trò của khoa học, kĩ thuật và công nghệ đối với những thành tựu của nền nông nghiệp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Nhận thức công nghệ: Nêu được khái niệm, mô tả được các thành phần cơ bản của mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nhận thức được vai trò của khoa học, kĩ thuật và công nghệ đối với những thành tựu của nền nông nghiệp.

  • Đánh giá công nghệ: Đánh giá được xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao. Đưa ra được nhận xét cho mô hình nông nghiệp công nghệ cao và những thành phần công nghệ áp dụng trong mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được ở trường, trong sách báo và nguồn thông tin tin cậy khác về mô hình nông nghiệp công nghệ cao vào học tập và đời sống hàng ngày. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 (Trải nghiệm nghề nghiệp, Mô đun Nông nghiệp 4.0) – Chân trời sáng tạo. 

  • Hình ảnh về robot thông minh trong nông nghiệp, hình ảnh: một số thành tựu của công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp; các thành phần cơ bản của mô hình nông nghiệp công nghiệp cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; mô hình trang trại thông minh; mô hình nhà kính thông minh; vai trò của khoa học, kĩ thuật và công nghệ trong nông nghiệp công nghệ cao; minh hoạ mô hình trang trại thông minh.

  • Video về cách mạng công nghiệp 4.0: https://youtu.be/DWyLLf3k7V0.   

  • Các video ví dụ về nông nghiệp 4.0: https://youtu.be/sEfSc4bVzlMhttps://youtu.be/PACN7qW9o3ghttps://youtu.be/hfuPDfTe7Ok

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 (Trải nghiệm nghề nghiệp, Mô đun Nông nghiệp 4.0) – Chân trời sáng tạo. 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về chủ đề bài học Mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi mở đầu.

c. Sản phẩm: Nhu cầu tìm hiểu về mô hình nông nghiệp công nghệ cao; vai trò của khoa học, kĩ thuật và công nghệ đối với những thành tựu của nền nông nghiệp.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 và trả lời câu hỏi mở đầu SGK tr.5: Quan sát Hình 1.1 và cho biết vai trò của robot thông minh trong nông nghiệp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi: Thay thế nông dân trong một số khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, tưới nước, cắt cỏ, thu hoạch nông sản,...

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức đáp án. 

- GV minh họa thêm hình ảnh, video về một số công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp:

                    

   Máy bay không người lái                                     

Công nghệ IoT

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề 1Mô hình nông nghiệp công nghệ cao

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hình thành khái niệm nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm, mô tả được các thành phần cơ bản của mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục I.1 SGK trang 5 - 6 và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Khái niệm nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0).

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.2, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi hộp Khám phá 1 SGK tr.5: Quan sát Hình 1.2 và kể tên các máy móc, thiết bị, công nghệ được ứng dụng trong nông nghiệp.

- Dựa trên câu trả lời của HS, GV yêu cầu cá nhân HS kể thêm một số thành tựu khác của công nghiệp 4.0 được ứng dụng trong nông nghiệp.

- GV dẫn dắt HS tìm hiểu về nông nghiệp công nghệ cao và giúp HS trả lời được câu hỏi: Nông nghiệp công nghệ cao là gì?

- GV chiếu video, kết hợp với thông tin mục I.1 SGK tr.6, giúp HS tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các thành phần công nghệ chính (cốt lõi) của công nghiệp 4.0.

- Trên cơ sở đó dẫn dắt, gợi mở để HS trả lời được câu hỏi: Nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh công nghiệp 4.0 là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và video, kết hợp đọc hiểu mục I.1 SGK tr.5 - 6 để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, định hướng cho HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi hộp Khám phá tr.5: 

a - công nghệ IoT và robot thông minh, b - robot thu hoạch, c - máy bay không người lái, d - máy kéo thông minh.

HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo

1. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

1.1. Khái niệm nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

- Nông nghiệp công nghiệp cao trong bối cảnh công nghiệp 4.0 là nền nông nghiệp áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững. 

- Ví dụ: 

+ Ứng dụng công nghệ đèn LED;

+ Ứng dụng GIS trong sản xuất nông nghiệp (dự báo năng suất, theo dõi sức khỏe cây trồng, giám sát chăn nuôi, kiểm soát côn trùng và dịch hại, kiểm soát tưới tiêu, quản lí đất đai...)

+  Sử dụng máy bay không người lái để gieo hạt tại Đồng bằng sông Cửu Long;

+  Khai thác điện năng lượng mặt trời từ trang trại chăn nuôi.

Hoạt động 2. Tìm hiểu thành phần cơ bản của mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

a. Mục tiêu: Mô tả được các thành phần cơ bản của mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm khai thác Hình 1.3, thông tin mục 1.2 và tìm hiểu về 

- Các thành phần cơ bản của mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Đặc điểm và ứng dụng của các công nghệ áp dụng trong mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

c. Sản phẩm: Nêu được đặc điểm và ứng dụng của các thành phần cơ bản trong mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh công nghiệp 4.0.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu một mô hình nông nghiệp 4.0: Dựa trên sự tích hợp những thành tựu công nghệ của nền công nghiệp 4.0 vào quá trình sản xuất nông nghiệp, mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư được mô tả bằng mô hình nông nghiệp 4.0.

Hình 1.3. Các thành phần cơ bản của mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

* GĐ 1: Hình thành nhóm chuyên gia

- GV chia lớp thành 6 nhóm chuyên gia, yêu cầu đọc nội dung mục 1.2 SGK tr.6 - 8 và tìm hiểu đặc điểm và ứng dụng của các thành phần cơ bản trong mô hình nông nghiệp cao cụ thể như sau:

Nhóm 1: Internet vạn vật.

Nhóm 2: Dữ liệu lớn.

Nhóm 3: Trí tuệ nhân tạo.

Nhóm 4: Máy bay không người lái.

Nhóm 5: Robot thông minh.

Nhóm 6: Công nghệ Blockchain.

* GĐ 2: Hình thành nhóm mảnh ghép

- GV tiến hành ghép tạo các nhóm mảnh ghép từ thành viên của các nhóm chuyên gia, sao cho mỗi nhóm mảnh ghép có ít nhất một thành viên của các nhóm chuyên gia.

- GV yêu cầu các thành viên trong nhóm mảnh ghép trao đổi, chia sẻ thông tin, thảo luận thống nhất ý kiến trả lời cho câu hỏi hộp Khám phá 2 SGK tr.6: Quan sát Hình 1.3, từ đó mô tả thành phần cơ bản của mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh công nghiệp 4.0 và đặc điểm của các công nghệ áp dụng trong mô hình đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS khai thác thông tin trong mục 1.2 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát quá trình tiến hành nhiệm vụ, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

Các nhóm báo cáo sản phẩm.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo

1.2. Thành phần cơ bản của mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

a. Internet vạn vật

- Đặc điểm: Internet vạn vật kết nối các máy móc, thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác cho phép chúng trao đổi thông tin với nhau và tương tác với môi trường xung quanh trên nền tảng mạng internet.

- Ứng dụng: giám sát cây trồng vật nuôi, máy móc nông nghiệp, truyền tải dữ liệu,...

b. Dữ liệu lớn

- Đặc điểm: dữ liệu lớn là hình thức tích hợp công nghệ để xử lí các dữ liệu có quy mô lớn, đa dạng và phức tạp mà các ứng dụng xử lí thông thường không xử lí được.

+ Bao gồm: phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư.

- Ứng dụng: quản lí, phân tích, xử lí khối lượng lớn dữ liệu nông nghiệp.

c. Trí tuệ nhân tạo

- Đặc điểm: tạo ra các phần mềm tự học cho máy tính, cho phép máy tính có thể tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, xử lí thông tin và đưa ra các quyết định điều khiển. 

+ Trí tuệ nhân tạo là mô hình mô phỏng theo cách tư duy, ứng xử của con người.

- Ứng dụng: phân tích dữ liệu nông nghiệp; cung cấp thông tin dự báo về thời tiết, điều kiện khí hậu, năng suất cây trồng và vật nuôi, giá cả và xu thế sản xuất nông nghiệp.

d. Máy bay không người lái

- Đặc điểm: phương tiện bay không có người điều khiển ở trên phương tiện.

+ Phương pháp điều khiển: tự động hoạt động theo chương trình cài đặt sẵn, điều khiển từ xa bởi trung tâm hoặc máy điều khiển, phương pháp điều khiển hỗn hợp.

+ Ứng dụng: chụp ảnh, tạo bản đồ canh tác; phát hiệu sâu, bệnh; phun thuốc trừ sâu từ xa;...

e. Robot thông minh

- Đặc điểm: robot được trang bị thêm trí tuệ nhân tạo.

- Ứng dụng: thay thế nông dân trong một số khâu của quá trình sản xuất: trồng trọt, tưới nước, cắt cỏ, thu hoạch nông sản,...

g. Công nghệ Blockchain

- Đặc điểm: công nghệ Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin dữ liệu bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian.

+ Từng khối chứa đựng thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó.

- Ứng dụng: xác nhận thông tin về nguồn gốc, chất lượng nông sản; tạo hồ sơ an toàn và minh bạch về mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm từ trang trại đến nơi tiêu thụ với một số tính năng như: truy xuất nguồn gốc sản phẩm, quản trị vùng sản xuất, sàn thương mại điện tử,...

Hoạt động 3. Tìm hiểu một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao

a. Mục tiêu: Mô tả được các thành phần cơ bản của một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi khai thác Hình 1.4 - 1.5, thông tin mục 1.3 và tìm hiểu về Các thành phần cơ bản của một số mô hình nông nghiệp:

- Mô hình trang trại thông minh;

- Mô hình nhà kính thông minh.

c. Sản phẩm: Trình bày được các thành phần cơ bản của nông nghiệp công nghệ cao được ứng dụng trong mô hình trang trại thông minh và mô hình nhà kính thông minh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hướng dẫn HS tìm hiểu một số mô hình nông nghiệp cao.

- GV chiếu Hình 1.4 và 1.5, yêu cầu HS các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi hộp Khám phá SGK tr.9:

3. Quan sát Hình 1.4 và kể tên các thiết bị, công nghệ sử dụng trong hình.

4. Quan sát Hình 1.5 và kể tên các thành phần công nghệ được sử dụng trong hình.

- GV yêu cầu HS khái quát về hai mô hình trang trại thông minh nhà kính thông minh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Hình 1.4, 1.5, khai thác thông tin mục 1.3 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát quá trình tiến hành nhiệm vụ, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Các nhóm báo cáo sản phẩm.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

1.3. Một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao

* Mô hình trang trại thông minh: mô hình trang trại được quy hoạch thành từng khu vực chuyên biệt, kết hợp sử dụng các công nghệ hiện đại trong canh tác. 

- Một số thành phần công nghệ được ứng dụng trong mô hình này bao gồm:

+ Máy kéo và robot thông minh.

+ Máy bay không người lái.

+ Công nghệ IoT kết hợp AI giám sát, quản lí và phân tích dữ liệu tự động.

- Ví dụ:

+ Mô hình trang trại thông minh tại Anh:

+  Mô hình trang trại thông minh tại KCN Hòa Lạc.

* Mô hình nhà kính thông minh: là phương pháp sản xuất nông nghiệp giúp nâng cao năng suất của rau, hoa quả, cây trồng. 

- Mô hình nhà kính thông minh giúp người nông dân có thể kiểm soát ánh sáng, chất dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng,... thông qua ứng dụng một số công nghệ tiên tiến như:

+ Hệ thống kiểm soát, giám sát nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thông qua đèn LED, quạt hút,...

+ Hệ thống tưới tiêu tự động như: nhỏ giọt, phun sương,...

+ Robot thông minh.

+ Cảm biến IoT kết nối phần mềm quản lí và điều khiển từ xa.

- Ví dụ:

Hoạt động 4. Tìm hiểu vai trò của khoa học, kĩ thuật và công nghệ đối với những thành tựu của nền nông nghiệp

a. Mục tiêu: Trình bày được vai trò của khoa học, kĩ thuật và công nghệ đối với những thành tựu của nền nông nghiệp.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi khai thác Hình 16, thông tin mục 2 và tìm hiểu về Vai trò của khoa học, kĩ thuật và công nghệ đối với những thành tựu của nền nông nghiệp.

c. Sản phẩm: Trình bày được vai trò của khoa học kĩ thuật và công nghệ đối với những thành tựu của nền nông nghiệp.

d. Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 150k
  • Đến lúc nhận lần 1. Gửi tiếp 150k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay