Giáo án Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời Chủ đề 2: Một số cảm biến thông dụng trong nông nghiệp

Giáo án Chủ đề 2: Một số cảm biến thông dụng trong nông nghiệp sách Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: MỘT SỐ CẢM BIẾN THÔNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ: 

  • Nhận biết được một số cảm biến thông dụng: cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm đất, cảm biến ánh sáng, cảm biến pH, rơ le thời gian.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: 

    • Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề về cảm biến thông dụng trong nông nghiệp.

    • Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao; góp ý, điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về nhận biết một số loại cảm biến thông dụng để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.

Năng lực riêng: 

  • Nhận thức công nghệ: Mô tả được một số cảm biến thông dụng: cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm đất, cảm biến ánh sáng, cảm biến pH, rơ le thời gian.

  • Đánh giá công nghệ: Đọc được các thông số kĩ thuật của một số loại cảm biến thông dụng: cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm đất, cảm biến ánh sáng, cảm biến pH, rơ le thời gian.

  • Sử dụng công nghệ: Biết cách sử dụng một số loại cảm biến thông dụng: cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm đất, cảm biến ánh sáng, cảm biến pH, rơ le thời gian.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về nhận biết một số loại cảm biến thông dụng vào học tập và thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 (Trải nghiệm nghề nghiệp, Mô đun Nông nghiệp 4.0) – Chân trời sáng tạo. 

  • Hình ảnh: một số cảm biến thông dụng trong nông nghiệp, mô đun cảm biến.

  • Vật thật: một số cảm biến và mô đun cảm biến.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 (Trải nghiệm nghề nghiệp, Mô đun Nông nghiệp 4.0) – Chân trời sáng tạo. 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về chủ đề bài học Một số cảm biến thông dụng trong nông nghiệp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về một số cảm biến thông dụng trong nông nghiệp.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi mở đầu.

c. Sản phẩm: Nhu cầu tìm hiểu về các cảm biến thông dụng trong nông nghiệp.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề, yêu cầu HS nêu các tình huống liên quan đến sử dụng cảm biến trong nông nghiệp.

- GV chiếu hình một số loại cảm biến sử dụng trong nông nghiệp và yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khởi động SGK tr.13: Quan sát Hình 2.1 và cho biết tên gọi, công dụng của những cảm biến này trong nông nghiệp.

Hình 2.1. Một số loại cảm biến sử dụng trong nông nghiệp

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi:

+ Một số tình huống sử dụng cảm biến: sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm của đất,...

- cảm biến nhiệt độ: đo, giám sát và điều chỉnh nhiệt độ tự động của môi trường.

 - cảm biến độ ẩm của đất: đo và điều chỉnh tự động độ ẩm đất.

 - cảm biến ánh sáng: điều chỉnh cường độ ánh sáng của cây.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, không chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu – Chủ đề 2: Một số cảm biến thông dụng trong nông nghiệp. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về cảm biến nhiệt độ

a. Mục tiêu: Nhận biết được cảm biến nhiệt độ.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 2 SGK trang 13 tìm hiểu về cấu tạo, công dụng và thông số kĩ thuật của cảm biến nhiệt độ.

c. Sản phẩm: Cấu tạo, công dụng, thông số kĩ thuật của cảm biến nhiệt độ.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV có thể sử dụng vật thật giới thiệu với HS về cảm biến nhiệt độ.

- GV yêu cầu HS kết hợp quan sát Hình 2.2 trả lời câu hỏi hộp Khám phá 1 SGK tr.13: Em hãy mô tả cấu tạo ngoài của cảm biến nhiệt độ ở Hình 2.2a.

- GV hướng dẫn HS đọc các thông số kĩ thuật trên cảm biến nhiệt độ.

- Trên cơ sở đó, GV yêu cầu HS khái quát kiến thức về cấu tạo, công dụng và thông số kĩ thuật của cảm biến nhiệt độ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình 2.2, kết hợp đọc thông tin mục 1 để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, định hướng cho HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

1. CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ

- Cảm biến nhiệt độ là thiết bị đo sự thay đổi về nhiệt độ.

- Cấu tạo: 

1. Đầu dò (điểm đo nhiệt độ);

2. Dây nối;

3. Đầu dây nối giữa cảm biến và mô đun.

Hình 2.2a. Cảm biến nhiệt độ

Mô đun cảm biến nhiệt độ: đo, giám sát và điều chỉnh nhiệt độ của môi trường và các thiết bị.

Hình 2.2b. Mô đun cảm biến nhiệt độ

- Thông số kĩ thuật:

+ Điện áp định mức: 5 VDC hoặc 12 VDC.

+ Phạm vi nhiệt độ đo được: từ –50℃ đến 1100℃.

Thông tin bổ sung

Cảm biến nhiệt độ có nhiều loại khác nhau như: cặp nhiệt điện, nhiệt điện trở, điện trở oxide kim loại, cảm biến nhiệt bán dẫn,... Trong đó, cảm biến nhiệt độ loại cặp nhiệt điện được sử dụng phổ biến nhất trong nông nghiệp.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về cảm biến độ ẩm đất

a. Mục tiêu: Nhận biết được cảm biến độ ẩm đất.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 2 SGK trang 14 và tìm hiểu về cấu tạo, công dụng và thông số kĩ thuật của cảm biến độ ẩm đất.

c. Sản phẩm: Cấu tạo, công dụng, thông số kĩ thuật của cảm biến độ ẩm đất.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV có thể sử dụng vật thật giới thiệu với HS về cảm biến độ ẩm đất.

- GV yêu cầu HS kết hợp quan sát Hình 2.4 trả lời câu hỏi hộp Khám phá 2 SGK tr.14: Em hãy mô tả cấu tạo ngoài của cảm biến độ ẩm đất ở Hình 2.4a.

- GV hướng dẫn HS đọc các thông số kĩ thuật trên cảm biến độ ẩm đất.

- Trên cơ sở đó, GV yêu cầu HS khái quát kiến thức về cấu tạo, công dụng và thông số kĩ thuật của cảm biến độ ẩm đất.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình 2.4, kết hợp đọc thông tin mục 2 để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, định hướng cho HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

2. CẢM BIẾN ĐỘ ẨM ĐẤT

- Cảm biến độ ẩm đất là thiết bị phát hiện và đo lường độ ẩm trong đất.

- Cấu tạo: 

1. Đầu đo;

2. Cực nối dây giữa cảm biến với mô đun

Hình 2.4a. Cảm biến cảm biến độ ẩm đất

Mô đun cảm biến độ ẩm đất: đo và điều chỉnh tự động độ ẩm đất trong hệ thống tưới tiêu tự động trong sản xuất nông nghiệp.

Hình 2.4b. Mô đun cảm biến độ ẩm đất

- Thông số kĩ thuật:

+ Điện áp định mức: 5 VDC hoặc 12 VDC.

+ Phạm vi độ ẩm đo được: từ 20% đến 99%.

Thông tin bổ sung

Một số cảm biến độ ẩm thông dụng như: cảm biến độ ẩm điện dung, cảm biến độ ẩm điện trở, cảm biến độ ẩm dẫn nhiệt,.... Trong đó, cảm biến độ ẩm điện trở được sử dụng thông dụng trong nông nghiệp.

   

                  a) Cảm biến độ ẩm điện dung     b) Cảm biến độ ẩm điện trở

Hoạt động 3. Tìm hiểu về cảm biến ánh sáng

a. Mục tiêu: Nhận biết được cảm biến ánh sáng.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 3 SGK trang 15 và tìm hiểu về cấu tạo, công dụng và thông số kĩ thuật của cảm biến ánh sáng.

c. Sản phẩm: Cấu tạo, công dụng, thông số kĩ thuật của cảm biến ánh sáng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV có thể sử dụng vật thật giới thiệu với HS về cảm biến ánh sáng.

- GV yêu cầu HS kết hợp quan sát Hình 2.5 trả lời câu hỏi hộp Khám phá 3 SGK tr.15: Em hãy mô tả cấu tạo ngoài của cảm biến ánh sáng ở Hình 2.5a.

- GV hướng dẫn HS đọc các thông số kĩ thuật trên cảm biến ánh sáng.

- Trên cơ sở đó, GV yêu cầu HS khái quát kiến thức về cấu tạo, công dụng và thông số kĩ thuật của cảm biến ánh sáng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình 2.5, kết hợp đọc thông tin mục 3 để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, định hướng cho HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

3. CẢM BIẾN ÁNH SÁNG

- Cảm biến ánh sáng (quang trở) là thiết bị chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành tín hiệu điện.

- Cấu tạo: 

1. Điện cực thứ nhất;

2. Điện cực thứ hai;

3. Vỏ sứ;

4. Chân cảm biến (cực nối dây giữa cảm biến với mô đun).

Hình 2.5a. Cảm biến ánh sáng

Mô đun cảm biến ánh sáng được ứng dụng trong hệ thống chiếu sáng tự động, hệ thống mái che tự động trong các trang trại chăn nuôi, trồng trọt hay các nhà kính.

Hình 2.5b. Mô đun cảm biến ánh sáng

- Thông số kĩ thuật:

+ Điện áp định mức: 5 VDC hoặc 12 VDC.

+ Dải đo cường độ ánh sáng: từ 0 đến 998 Lux.

Thông tin bổ sung

Một số ứng dụng khác của cảm biến ánh sáng:

- Điều chỉnh tự động cường độ ánh sáng phù hợp với nhu cầu quang hợp của cây trồng.

- Hệ thống chiếu sáng tự động cho cây thanh long.

- Điều chỉnh tự động bật, tắt hệ thống chiếu sáng bảo vệ trang trại.

     

Hoạt động 4. Tìm hiểu về cảm biến pH

a. Mục tiêu: Nhận biết được cảm biến pH.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 4 SGK trang 15 - 16 và tìm hiểu về cấu tạo, công dụng và thông số kĩ thuật của cảm biến pH.

c. Sản phẩm: Cấu tạo, công dụng, thông số kĩ thuật của cảm biến pH.

d. Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 150k
  • Đến lúc nhận lần 1. Gửi tiếp 150k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay