Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 17 Bài đọc 1: Chẳng phải chuyện đùa

Dưới đây là giáo án Bài 17 Bài đọc 1: Chẳng phải chuyện đùa. Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 4 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 17 Bài đọc 1: Chẳng phải chuyện đùa

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 cánh diều cả năm

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 17: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI

Bài đọc 1: Chẳng phải chuyện đùa

Luyện từ và câu: Luyện tập mở rộng vốn từ ý chí

Viết: Luyện tập viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Chẳng phải chuyện đùa.
  • Nhận biết và biết cách sử dụng vốn từ mở rộng: Ý chí.
  • Luyện tập viết hướng dẫn thực hiện một sản xuất.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

  1. Phẩm chất:
  • Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên.
  • Có ý thức trong học tập, rèn luyện đạo đức, thân thể để phát triển theo hướng tích cực.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, SHS Tiếng Việt 4, Vở bài tập Tiếng Việt 4.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV tổ chức cho HS xem hoạt hình vui nhộn trước khi vào bài mới:

https://www.youtube.com/watch?v=paOC7UGDXQ4

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

+ Bài đọc 1: Chẳng phải chuyện đùa.

+ Luyện từ và câu: Luyện tập về mở rộng vốn từ ý chí.

+ Viết: Luyện tập viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc – Chẳng phải chuyện đùa.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Chẳng phải chuyện đùa với giọng đọc linh hoạt, phù hợp với cảm xúc của từng đoạn, giải nghĩa từng đoạn và đọc đúng những từ ngữ địa phương.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc vui nhộn, nhẹ nhàng.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc tiếp nối nhau.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về mở rộng vốn từ: Ý chí.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức, đặt CH cho HS:

+ Ý chí là gì?

- GV mời HS chia sẻ.

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS ôn lại cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm.

- GV nhận xét và đánh giá.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Chẳng phải chuyện đùa.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về mở rộng vốn từ Ý chí.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và luyện viết đoạn văn vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc phần bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

+ Viết được đoạn văn đúng yêu cầu, đảm bảo nội dung.

+ Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả.

+ Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Chẳng phải chuyện đùa để khắc sâu ý nghĩa bài đọc, hình thành và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp.

+ Hoàn thiện bài viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- HS chú ý xem, lắng nghe, chuẩn bị.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS hoạt động nhóm.

 

- HS đọc bài.

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS chia sẻ:

Ý chí là khẳ năng vượt qua mọi thử thách, là việc thực hiện các hành động để có thể tạo ra được kết quả theo như mong muốn.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1: Những hình có xuất hiện trong bài: A, B, C

Câu 2: C

Câu 3: A – C – D – B

Câu 4: Em sẽ đặt một cái tên khác cho bài thơ là: “Mọi vật không như tên gọi của nó”.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1:

a. Các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người: quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, vững chí, vững dạ, vững lòng..

b. Các từ nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người: khó khăn, gian khổ, gian khó, gian nan, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai,..

Bài 2:

a. Với năng lực và sự quyết tâm tôi tin là bạn sẽ thành công.

b. Gian khó mấy cũng không  làm em nản lòng.

Bài 3:

a. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” khuyên người ta đừng sợ gian nan, vất vả, thử thách vì những khó khăn đó làm cho con người vững vàng, cứng cỏi hơn. 

b. “Nước lã mà vã nên hồ.

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan" khuyên người ta không nên nản chí trước những điều kiện khó khăn, từ hoàn cảnh khó khăn mà trở nên thành công thì mới là người đáng được nể phục.

c. “Có vất vả mới thanh nhàn. Không dưng ai dễ cầm tàn che cho” khuyên người ta phải chăm chỉ làm việc, có chịu khó, chịu khổ thì mới đạt được thành quả, lúc đó mới có thể hưởng sự thảnh thơi.

Bài 4: Nguyễn Ngọc Ký là một người có ý chí, nghị lực phi thường. Ông không may mắn như bao người, bị mất đi đôi tay từ khi sinh ra. Tuy nhiên, không vì thế mà ông bỏ cuộc. Ông đã không ngừng cố gắng, nỗ lực từng ngày. Ông kiên trì tập viết bằng chân. Trải qua một thời gian, ông đã sử dụng thành thạo bút để viết. Thành tích học tập của Nguyễn Ngọc Ký rất cao. Ông còn trở thành một Nhà giáo ưu tú.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

- HS hoàn thành phần viết (30 phút).

 

- HS xung phong báo cáo kết quả:

Bài 1:

Bước 1: Đầu tiên, bạn xỏ tay vào áo mưa như cách mặc áo khoác.

Bước 2: Tiếp theo, bạn cài hết nút trên áo mưa (hoặc kéo kín khóa áo mưa) để nước không bắn được vào bên trong.

Bước 3: Cuối cùng, bạn trùm mũ áo mưa kín đầu, chú ý không dể hở tóc ra ngoài.

Bài 2:

Hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay

Máy tính cầm tay là một công cụ hỗ trợ giải các bài toán, được sử dụng rộng rãi vì những lợi ích của nó. Để sử dụng máy tính, trước tiên, bạn phải bật máy lênbằng cách ăn phim “ON” ở góc trên bên phải của máy tính.

Bây giờ bạn có thể nhập phép tính cần tính toán. Ví dụ, bạn muốn nhập phép tính 10 + 10. Bạn hãy ấn lần lượt từng phím “1” và “0”, sau đó chọn phím “+”, nhập tiếp phím “1” và “0”. Cuối cùng, chọn phím “=” để xem kết quả. (Tương tự: chọn phím “-“ tương ứng với phép trừ, chọn phím “x” tương ứng với phép nhân, chọn phím “:" tương ứng với phép chia).

Sau khi sử dụng xong, bạn hãy tắt máy bằng cách án phím "OFF".

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

THÔNG TIN GIÁO ÁN DẠY THÊM:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

Khi đặt nhận ngay và luôn

  • Giáo án đầy đủ cả năm
  • Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
  • Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
  • PPCT, file word lời giải SGK

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 cánh diều cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM 1: CHÂN DUNG CỦA EM

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM 2: CHĂM HỌC, CHĂM LÀM

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 3: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM 4: KHO BÁU CỦA EM

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỂM 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM 6: ƯỚC MƠ CỦA EM

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM 7: HỌ HÀNG, LÀNG XÓM

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM 8: NGƯỜI TA LÀ HOA ĐẤT

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM 9: TÀI SẢN VÔ GIÁ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM 10: ÔN TẬP CUỐI KÌ I

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM 11: TRÁI TIM YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM 12: NHỮNG NGƯỜI DŨNG CẢM

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM 15: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM 16: TUỔI NHỎ CHÍ LỚN

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM 18: VÌ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

Chat hỗ trợ
Chat ngay