Giáo án dạy thêm văn 8 cánh diều bài: Ôn tập thực hành tiếng việt: Trợ từ và thán từ
Dưới đây là giáo án bài: Ôn tập thực hành tiếng việt: Trợ từ và thán từ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm văn 8 cánh diều bài: Ôn tập thực hành tiếng việt: Trợ từ và thán từ
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều cả năm
Ngày soạn:…/…/….
Người dạy:…/…/….
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TRỢ TỪ VÀ THÁN TỪ
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- - Củng cố kiến thức đã học và làm bài tập thực hành tiếng Việt: Trợ từ và thán từ (Khái niệm, đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ)
- - Luyện tập theo các bài tập: Thực hành tiếng Việt - Trợ từ và thán từ.
- Năng lực
Năng lực chung
- - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- - Nhận biết và sử dụng được trợ từ, thán từ trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe
- Phẩm chất
- - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
- - Có trách nhiệm trong việc làm nhóm
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- - Giáo án;
- - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- - SGK, SBT Ngữ văn 8, tập 1, bộ Cánh Diều.
- - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, Huy động tri thức, kỹ năng, trải nghiệm nền của học sinh mà học sinh đã được học về trợ từ, thán từ từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: GV hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân trình bày khái niệm trợ từ và thán từ.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv yêu cầu học sinh kẻ bảng sau vào vở
K | W | L |
|
|
|
GV đưa ra các câu hỏi gợi mở
- Cột K: Các em đã học trợ từ, than từ, các em hãy nhớ lại và cho cô biết: Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Chức năng trong câu?....
- Cột W: Các em muốn biết thêm điều gì về chức năng của trợ từ, thán từ,….
- Cột L: Các em đánh dấu những ý tưởng trả lời cho cột W, đề xuất đề nghị của em và rút ra những lưu ý…
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
- Gv quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS trong lớp lắng nghe, nhận xét đồng đẳng và bổ sung (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá
- GV dẫn dắt vào bài học
- CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức Thực hành tiếng Việt – Trợ từ, thán từ ((Khái niệm, đặc điểm, cách sử dụng trợ từ, thán từ và làm bài tập luyện tập)
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập Trợ từ, thán từ.
- Sản phẩm học tập: HS nhắc lại lý thuyết Trợ từ, thán từ và chuẩn kiển thức GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức trợ từ, thán từ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành hai nhóm lớn - GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm dựa vào kiến thức đã học, vẽ sơ đồ hệ thống lại lí thuyết trợ từ và thán từ. + Nhóm 1: Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức về trợ từ. + Nhóm 2: Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức về thán từ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện hai nhóm trình bày sơ đồ tư duy của nhóm. - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt chuyển sang nổi dung mới.
Nhiệm vụ 3: Rút ra một số lưu ý khi sử dụng trợ từ và thán từ. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân rút ra những lưu ý khi sử dụng các trợ từ, thán từ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết về văn bản - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Giáo viên mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về kết quả làm làm việc. - GV yêu cầu học sinh khác lắng nghe, nhận xét đồng đẳng và bổ sung ý kiến (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và chốt kiến thức. | 1. Củng cố kiến thức trợ từ, thán từ a. Trợ từ - Trợ từ là những từ được thêm vào câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, tình cảm, sự đánh giá mục đích phát ngôn của người nói (người viết). Trợ từ gồm hai nhóm: · Trợ từ đi kèm các từ ngữ trong câu (chính, đích, ngay cả, chỉ, những…) Ví dụ: Từ chính trong câu “Chính mắt con trông thấy” (Nguyễn Công Hoan) nhấn mạnh vào sự vật nêu ở chủ ngữ (mắt con). Trong câu “San ăn những hai quả chuối.” (Nam Cao), từ những biểu thị sự đánh giá về số lượng sự vật: ăn hai quả chuối là nhiều. · Trợ từ ở cuối câu (à, ạ, ư, nhỉ, nhé, nào, cơ, cơ mà, thôi…) Ví dụ: Từ nhé trong câu “Em thắp đèn lên chị nhé?” (Thạch Lam) vừa thể hiện mục đích hỏi, vừa biểu thị tình cảm thân mật của người nói. b. Thán từ - Thán từ là những từ dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người nói (người viết) hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường được dùng ở đầu câu nhưng cũng có thể được tách ra thành một câu đặc biệt. Thán từ gồm hai nhóm: · Thán từ biểu lộ tình cảm, cảm xúc (a, ái, a ha, ôi, ối, ô hay, than ôi,…). Ví dụ: “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.” (Tạ Duy Anh). “ô hay! Mợ giận tôi đấy à?” (Nguyễn Công Hoan). · Thán từ gọi đáp (này, ơi, dạ, vâng, ừ…). Ví dụ: “Vâng! Ông giáo dạy phải!” (Nam Cao) 3. Một số lưu ý khi sử dụng trợ từ, thán từ - Trợ từ chủ yếu được dùng trong khẩu ngữ sinh hoạt, trong giao tiếp thông thường. Trợ từ khi được sử dụng thường kèm theo một ngữ điệu nào đó (nhằm nhấn mạnh hoặc bày tỏ thái độ đánh giá). - Khi sử dụng thán từ để bày tỏ cảm xúc trực tiếp cũng cần lưu ý: Thán từ được sử dụng phải phù hợp với trạng thái tình cảm, cảm xúc, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Việc sử dụng các thán từ gọi đáp cũng phải phù hợp với đối tượng giao tiếp, để đảm bảo được tính lịch sự, tính văn hoá trong giao tiếp. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về Trợ từ, thán từ. - Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
- Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng
- Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trường THCS:……………………… Họ và tên:…………………………… Lớp:…………………………………. PHIẾU BÀI TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TRỢ TỪ, THÁN TỪ Câu 1: “Vâng, bà để mặc em…” Đâu là thán từ trong câu trên và tác dụng của nó là gì? A. Vâng. Tác dụng: Gọi đáp B. Vâng. Tác dụng: Để xưng danh C. Để. Tác dụng: Cho phép ai chó thực hiện hành động. D. Để mặc. Tác dụng: Thể hiện cảm xúc đau buồn.
Câu 2: “Ô hay, thế là thế nào nhỉ?” Đâu là thán từ trong câu trên và tác dụng của nó là gì? A. Ô hay. Tác dụng: Thể hiện cảm xúc ngạc nhiên B. Thế. Tác dụng: Thay thế từ phía trước. C. Nhỉ. Tác dụng: Biểu thị sự ngạc nhiên. D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: “Trước sân trường làng Mỹ Lý dày đặc cả người.” Từ “cả” trong câu trên có phải là trợ từ không? A. Có. Vì nó có tác dụng nhấn mạnh tính chất dày đặc. B. Có. Vì nó quy định tiêu chuẩn của từ miêu tả. C. Không. Vì đây là phụ từ. D. Không. Vì đây chỉ là một yếu tố của từ “dày đặc”, không phải một từ riêng.
Câu 4: “Chính lúc này, toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong lớp”. Từ “chính” trong câu trên có phải là trợ từ không? A. Có. Vì nó bổ sung ý nghĩa cho trạng thái của “các cậu”. B. Có. Vì nó nhấn mạnh vào thời gian “lúc này”. C. Không. Vì đây là phụ từ, biểu thị ý nghĩa chuẩn xác. D. Không. Vì đây chỉ là một phép thế cho câu trước đó.
Câu 5: “Nhân vật chính là nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.” Từ “chính” trong câu trên có phải là trợ từ không? A. Có. Vì nó nhấn mạnh cho chủ ngữ “nhân vật”. B. Có. Vì nó biểu thị sắc thái trang trọng. C. Không. Vì đây là tính từ. D. Không. Vì nó không được dùng để chỉ trạng thái.
Câu 6: “Ấy, rẽ lối này cơ mà”. Từ “ấy” trong trên có phải thán từ không? A. Có. Vì nó được dùng để gọi. B. Không. Vì nó không được dùng để thể hiện cảm xúc. C. Không. Vì đây chỉ là một đại từ thông dụng trong tiếng Việt. D. Có. Vì dùng để đáp.
Câu 7: “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ”. Từ “này” trong câu trên có phải là thán từ không? A. Có. Vì nó được dùng để đáp lời. B. Có. Vì nó thể hiện tâm trạng vui tươi của nhân vật chính. C. Không. Vì nó không biểu thị khả năng kết hợp giữa các thành phần câu. D. Không. Vì đây là đại từ.
Câu 8: “Này, thầy nó ạ”. Từ “này” trong câu trên có phải là thán từ không? A. Có. Vì nó được dùng như một tiếng thốt ra để gọi người đối thoại. B. Có. Vì từ này chỉ có chức năng làm thán từ. C. Không. Vì nó không biểu hiện cảm xúc. D. Không. Vì từ “này” là động từ.
Câu 9: Trợ từ được chia thành các nhóm nào? A. Trợ từ đứng đầu câu, giữa câu và cuối câu. B. Trợ từ đi kèm các từ ngữ trong câu và trợ từ ở cuối câu. C. Trợ từ chỉ hoạt động, trợ từ chỉ trạng thái. D. Trợ từ bổ sung ý nghĩa hành động, trợ từ bổ sung ý nghĩa trạng thái.
Câu 10: Thán từ có thể chia thành những nhóm nào? A. Thán từ đứng đầu câu và thán từ đứng cuối câu B. Thán từ chỉ sự vật, hành động và cảm xúc. C. Thán từ biểu lộ tình cảm, cảm xúc và thán từ gọi đáp D. Tất cả các đáp án trên. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây