Giáo án dạy thêm văn 8 cánh diều bài: Thực hành tiếng Việt - Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh

Dưới đây là giáo án bài: Thực hành tiếng Việt - Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm văn 8 cánh diều bài: Thực hành tiếng Việt - Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều cả năm

Ngày soạn:…/…./….

Ngày dạy:…/…/……

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:

ĐẢO NGỮ, CÂU HỎI TU TỪ, TỪ TƯỢNG HÌNH VÀ TỪ TƯỢNG THANH

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức đã học về bài học Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp (giải thích được đặc điểm, chức năng của các đoạn văn)
  • Luyện tập theo văn bản Thực hành tiếng Việt – Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • - Nhận biết và giải thích được đặc điểm, chức năng của các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp; tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
  1. Phẩm chất
  • - Có ý thức vận dụng vào tạo lập văn bản
  • - Có trách nhiệm khi tham gia nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • - Giáo án;
  • - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • - SGK, SBT Ngữ văn 8, bộ Cánh diều.
  • - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
  3. Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi “Tam sao thất bản”
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 đội, mỗi đội cử ra một người bốc thăm và một diễn viên, GV sẽ làm ban giám khảo. Cách tổ chức:

+ Đầu tiên GV đưa ra các lá thăm có các từ: Lom khom, đủng đỉnh, nhấp nhô, khấp khểnh, rào rào, lộp độp, vi vu, xào xạc.

+ Sau đó các đội bốc thăm, diễn viên dùng hành động không dùng lời nói diễn tả lá thăm sao cho đồng đội đoán được đúng.

+ Trong vòng 5 phút đội nào diễn tả nhanh, đúng  nhiều thăm nhất đội đó chiến thắng và nhận được một phần quà.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ kiến thức đã học, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và nhận xét câu trả lời của các bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

- GV dẫn dắt vào bài học mới

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình và từ tượng thanh.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập bài học Thực hành tiếng việt – Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình và từ tượng thanh.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về bài học Thực hành tiếng Việt – Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình và từ tượng thanh và chuẩn kiển thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM CẦN ĐẠT

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình và từ tượng thanh.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv chia lớp thành 4 nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:

·        Làm rõ những yếu tố (khái niệm, tác dụng) của Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình và từ tượng thanh? Nêu ví dụ ?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số học sinh trình bày các nội dung.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV dẫn dắt sang nội dung mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức về đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình và từ tượng thanh.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân các nhiệm vụ sau:

·        Xác định đảo ngữ  và nêu tác dụng trong đoạn thơ sau:

"Bên này là núi uy nghiêm 

Bên kia là cánh đồng liền chân mây

Xóm làng xanh mát bóng cây 

Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời"

(Quê em - Trần Đăng Khoa) 

·        Nêu một đoạn thơ có sử dụng câu hỏi tu từ mà em biết?

·        Tìm từ tượng hình và từ tượng thanh trong đoạn thơ sau và phân tích tác dụng của những từ ngữ đó?

Thu Điếu

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

(Nguyễn Khuyến)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học thực hiện nhiệm vụ.

- Gv quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- Gv mời 2 -3 nhóm trình bày về kết quả thảo luận của mình

- Gv yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét đồng đẳng hoặc bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

- GV dẫn dắt sang nội dung mới.

 

 

1. Hiểu biết chung về đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình và từ tượng thanh

a) Đảo ngữ

- Khái niệm: Đảo ngữ là biện pháp tư từ, theo đó, một bộ phận câu được chuyển từ vị trí thông thường (vốn có) sang vị trí khác nhằm nhấn  mạnh vào sự vật, sự việc được biểu thị bởi bộ phận đó hoăc tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu văn.

- Tác dụng: Trong một số trường hợp, đảo ngữ vừa nhấn mạnh vừa tạo sự liên kết. Ví dụ: “Chị Mơ thấy cháu mệt thì đi nấu cháo. Cháo, cháu cũng không ăn được.” (Nguyễn Thị Ngọc Tú)

b) Câu hỏi tu từ

- Khái niệm: Là câu có đặc điểm hình thức của câu hỏi nhưng không dùng để hỏi mà để gián tiếp biểu thị các mục đích giao tiếp khác như cầu khiến, biểu cảm, khẳng định, phủ định.

Ví dụ: Các câu hỏi sau là những câu biểu cảm: “Đưa người, ta không đưa qua sông/ Sao có tiếng sóng ở trong lòng/ Bóng chiều không thắm, không vàng vọt/ Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?” (Thâm Tâm)

c) Từ tượng hình và từ tượng thanh

- Khái niệm:

+ Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh của sự vật, ví dụ: Lom khom, lênh khênh, rũ rượi, xộc xệch, vắt vẻo,…

+ Từ tượng thanh là từ gợi tả (mô phỏng) âm thanh của tự nhiên hoặc âm thanh do con người tạo ra, ví dụ: ào ào, ha hả, róc rách, ù ù,…

- Tác dụng: Từ tượng hình và từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; do đó, thường được sử dụng trong thơ văn và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

2. Nhắc lại kiến thức về đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình và từ tượng thanh

a) Ví dụ Đảo ngữ

"Bên này là núi uy nghiêm 

Bên kia là cánh đồng liền chân mây

Xóm làng xanh mát bóng cây 

Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời"

(Quê em - Trần Đăng Khoa) 

 

Các từ "xanh mát" ở trong câu thơ thứ ba và "trắng" ở trong câu thơ thứ tư; các tính từ này thường được diễn đạt như sau: bóng cây xanh mát, cánh buồm trắng. Cách diễn đạt đảo ngữ "xanh mát bóng cây"; "trắng cánh buồm" ; làm cho hai tính từ được chuyển loại "xanh mát", "trắng" mang đặc điểm của động từ có tác dụng nhấn mạnh ý miêu tả và gợi cảm xúc cho người đọc.

b) Ví dụ về Câu hỏi tu từ

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

c) Ví dụ về từ tượng hình và từ tượng thanh

Thu Điếu

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

(Nguyễn Khuyến)

- Các từ tượng thanh: đưa vèo (Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo); đớp động (Cá đâu đớp động dưới chân bèo)

- Các từ tượng hình: Trong veo (Ao thu lạnh lẽo nước trong veo); sóng biếc, gợn tý (Sóng biếc theo làn hơi gợi tý); tẻo teo (Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo); vắng teo (Ngõ trúc quanh co khách vắng teo); xanh ngắt (Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt).

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về bài học Thực hành tiếng Việt – Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo bài học.

--------------- Còn tiếp ---------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: TRUYỆN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: TRUYỆN LỊCH SỦ VÀ TIỂU THUYẾT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay