Giáo án dạy thêm văn 8 cánh diều bài: Thực hành tiếng việt - Ôn tập hán việt, thành ngữ, tục ngữ

Dưới đây là giáo án bài: Thực hành tiếng việt - Ôn tập hán việt, thành ngữ, tục ngữ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm văn 8 cánh diều bài: Thực hành tiếng việt - Ôn tập hán việt, thành ngữ, tục ngữ

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều cả năm

Ngày soạn:…/…./….

Người dạy:…./…./….

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:

 ÔN TẬP HÁN VIỆT, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức đã học về bài học Thực hành tiếng Việt: Ôn tập từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ
  • Luyện tập theo văn bản Gió lạnh đầu mùa.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • - Hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ, tục ngữ, các yếu tố Hán Việt trong văn bản; vận dụng được hiểu biết đó trong đọc hiểu, viết, nói và nghe.
  1. Phẩm chất
  • - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  • - Có trách nhiệm trong các hoạt động nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • - Giáo án;
  • - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • - SGK, SBT Ngữ văn 8, tập 1, bộ Cánh diều
  • - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi “Tam sao thất bản
  4. Sản phẩm: Đội chiến thắng sẽ được nhận quà (hoặc cộng điểm).
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV chia lớp thành bốn đội

+ GV đưa cho bốn đội mỗi đội một chiếc hộp trong đó có năm câu thành ngữ tục ngữ

- Một nắng hai sương

- Bách chiến bách thắng

- No cơm ấm cật

- Tấc đất tấc vàng

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối

+ Mỗi đội cử một thành viên bốc thăm và một diễn viên, diễn tả lại các hành động cho các bạn trong đội mình đoán. Sau 3 phút đội nào đoán được nhiều phiếu nhất và nhanh nhất đội đó chiến thắng (cô giáo bấm giờ). Đội thắng cuộc sẽ nhận được phần quà.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS tích cực tham gia

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức bài học Thực hành tiếng Việt – Ôn tập từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập bài học Thực hành tiếng Việt – Ôn tập từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về bài học Thực hành tiếng Việt – Ôn tập từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm:

+Nhóm 1: Tìm hiểu về khái niệm và vai trò của từ Hán Việt. Cho ví dụ?

+Nhóm 2: Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của thành ngữ. Cho ví dụ?

+Nhóm 3: Tìm hiểu về khái niệm và nội dung của tục ngữ. Cho ví dụ?

- Gv yêu cầu học sinh hệ thống kiến thức trên bằng cách vẽ sơ đồ tư duy.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung được giao.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ.

- Gv yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, thực hiện các nhiệm vụ sau:

·        Tìm thành ngữ trong những câu dưới đây và cho biết tác dụng?

“Quanh năm buồn bán ở mom sống

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không”

(Thương vợ, Trần Tế Xương)

·        Phân loại các từ ghép Hán Việt sau: phụ tử, hữu duyên, nhật nguyệt, thiên địa, kim chi, huynh đệ, ngọc diệp, nhân mã, minh nguyệt, thảo mộc, hậu cung, long bào, tâm can, thất nghiệp.

·        So sánh hai câu tục ngữ sau:

- Không thầy đố mầy làm nên

- Học thầy không tày học bạn

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày các nội dung được giao.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu học sinh làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi sau:

·     Hãy rút ra một số lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt.

·     Lập bảng phân biệt thành ngữ và tục ngữ? Cho ví dụ?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

·     Hãy rút ra một số lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt.

·     Lập bảng phân biệt thành ngữ và tục ngữ? Cho ví dụ?

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

1. Hiểu biết chung về từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ.

a. Khái niệm

Từ Hán việt

Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh. Về mặt âm thanh từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc. Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao.

Thành ngữ

- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp tuwg nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…

Tục ngữ

Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.

b. Vai trò, đặc điểm và nội dung

Từ Hán Việt

- Về sắc thái ý nghĩa: có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát nên mang tính chất tĩnh lại, không gợi hình

- Về sắc thái biểu cảm, cảm xúc, sắc thái tao nhã

- Về sắc thái phong cách: từ Hán Việt có phong cách gọt giũa và thường được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính.

Thành ngữ

- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…

- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Tục ngữ

- Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm sản xuất của nhân dân lao động

- Tục ngữ ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội.

- Tục ngữ thể hiện triết lý dân gian dân tộc

2. Nhắc lại kiến thức từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ.

a. Ví dụ về thành ngữ

“Quanh năm buồn bán ở mom sống

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không”

(Thương vợ, Trần Tế Xương)

Trong đoạn thơ này, tác giả đã sử dụng thành ngữ "Lặn lội thân cò khi quãng vắng" để chỉ sự lam lũ, vất vả của người đàn bà trong cuộc đời ông. Tấm thân gầy gò "lặn lội", lam lũ của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò lặn lội kiếm ăn trong đêm khuya. Tác dụng của thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ này là thể hiện nỗi xót xa của nhà thơ trước sự vất vả của người vợ, từ đó thể hiện tình cảm và sự đồng cảm với nỗi vất vả của vợ nhiều hơn.

b. Ví dụ về từ Hán Việt

 Từ ghép chính phụ: hữu duyên (có duyên), kim chi (cành vàng), ngọc diệp (lá ngọc), nhân mã (nửa người nửa ngựa), hậu cung (phía sau cung, nơi ở của vợ vua), long bào (áo vua), thất nghiệp (không có việc), minh nguyệt (trăng sáng).

- Từ ghép đẳng lập: phụ tử (cha con), nhật nguyệt (mặt trời và mặt trăng), thiên địa (trời đất), huynh đệ (anh em), thảo mộc (cỏ cây), tâm cam (tim gan).

c. Ví dụ về tục ngữ

- So sánh hai câu tục ngữ

+ Không thầy đó mầy làm nên

+ Học thầy không tày học bạn

Hai câu tục ngữ tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau: đề cao việc học tập, nói đến vai trò quan trọng của người thầy trong việc dạy dỗ, định hướng tri thức. Không chỉ tìm thầy giỏi mà những người bạn sẽ giúp đỡ chúng ta mở rộng tri thức. Chúng ta phải biết kết hợp học ở cả hai sẽ đem lại hiệu quả hơn.

3. Tổng kết

a. Một số lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt

- Từ Hán Việt đã góp phần quan trọng hình thành nên phong cách của tiếng Việt, tuy nhiên việc sử dụng từ Hán Việt chúng ta cũng cần thận trọng và chú ý, tránh trường hợp lạm dụng từ Hán Việt quá đà, mất đi bản sắc dân tộc ta, vì vậy khi sử dụng từ Hán Việt các bạn cần phải viết đúng các từ gần âm từ Hán Việt với từ thuần Việt. 

b. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Về hình thức:

Tục ngữ được xem là một câu có cấu tạo và biểu thị 1 ý nghĩa cụ thể, còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ cố định có ý nghĩa nhưng chưa thể coi là một câu hoàn chỉnh. Vì vậy, người ta gọi là "câu tục ngữ" chứ không gọi là "câu thành ngữ". Thành ngữ và tục ngữ đều có thể có vần hoặc không có vần, nhưng nếu có vần thì thành ngữ thường mang vần lưng, còn tục ngữ phổ biến vần liền và vần cách. 

Về nội dung:

Tục ngữ diễn tả trọn vẹn một ý nghĩa nào đó. Thông thường, đó là sự đúc kết những kinh nghiệm và hiện tượng đời sống,... Đôi khi chúng còn mang ý nghĩa phê phán một sự vật, hiện tượng nào đó.

Ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Còn thành ngữ mang ý nghĩa nhất định nhưng phải được gắn với các yếu tố khác để tạo câu và ý nghĩa cụ thể trong ngữ cảnh nhắc đến. Thành ngữ thông thường là những đánh giá, thể hiện tính cách, quan điểm của con người và thường chỉ xuất hiện là một vế trong câu. Trong khi đó, tục ngữ hoàn toàn có thể đứng độc lập là một câu riêng lẻ.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: TRUYỆN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: TRUYỆN LỊCH SỦ VÀ TIỂU THUYẾT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay