Giáo án dạy thêm văn 8 cánh diều bài: Văn bản 2 - Cái kính
Dưới đây là giáo án bài: Văn bản 2 - Cái kính. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm văn 8 cánh diều bài: Văn bản 2 - Cái kính
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều cả năm
Ngày soạn:…/…./…
Ngày dạy:…/…/….
ÔN TẬP BÀI 4: HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI
VĂN BẢN 2: CÁI KÍNH
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Cái kính (đề tài, nội dung, ý nghĩa của văn bản, tư tưởng, thái độ, tình cảm,…)
- Luyện tập theo văn bản Cái kính.
- Năng lực
Năng lực chung
- - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- - Nhận biết được nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản, tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả,…)
- - Nhận biết được thủ pháp trào phúng xuất hiện trong bài Cái kính.
- Phẩm chất
- - Thích tìm hiểu, giải thích các hiện tượng tự nhiên và có ý thức vận dụng các hiểu biết về hiện tượng tự nhiên vào cuộc sống.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- - Giáo án;
- - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- - SGK, SBT Ngữ văn 8, tập 1, bộ Cánh diều
- - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
- Nội dung: GV yêu cầu học sinh chơi trò chơi “Ai là người nhanh nhất”
- Sản phẩm:
GV gợi mở:
- Truyện ngắn hiện đại thường có tên tác giả
- Được sáng tác vào giai đoạn
- Các chi tiết trong truyện cho thấy câu chuyện diễn ra ở thời hiện đại.
- Kích cỡ của truyện dài hơn so với kích cỡ thông thường của truyện cười dân gian.
- Truyện mang tính ẩn ý, có thể gây khó hiểu, áp dụng mạnh mẽ các thủ pháp trào phúng.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Hãy nêu những đặc điểm của truyện cười hiện đại? Em hãy nêu một số truyện ngắn hiện đại mà em biết.
- Luật chơi: Theo đó học sinh làm việc cá nhân trả lời câu hỏi trên ai nhanh và chính xác nhất sẽ được cộng điểm (hoặc một phần quà nhỏ)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động kiến thức đã học, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học: Nê – xin là nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là nhà châm biếm nổi tiếng thế giới - và hẳn không còn xa lạ gì với bạn đọc Việt Nam. Biệt tài của ông ở chỗ ông biết phát hiện ra những khía cạnh tức cười trong những truyện tưởng như không có gì đáng cười; và kể lại chúng bằng giọng hài hước khiến ta không thể nín cười. Chúng ta sẽ cùng củng cố lại nội dung và thủ pháp gây cười của Nê – xin qua văn bản Cái kính.
- CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Cái kính (đề tài, nội dung, ý nghĩa của văn bản, tư tưởng, thái độ, tình cảm,…)
- Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Cái kính.
- Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Cái kính và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | SẢN PHẨM CẦN ĐẠT |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân dựa vào kiến thức đã học về văn bản Cái kính, trả lời các câu hỏi sau: + Nêu một vài nét về tác giả Nê – xin? + Tóm tắt nội dung tác phẩm? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số học sinh trình bày các nội dung: + Nêu một vài nét về tác giả Nê – xin? + Tóm tắt nội dung tác phẩm? - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt chuyển sang nổi dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành bốn nhóm lớn thực hiện nhiệm vụ sau: +Nhóm 1: Tìm hiểu về tình huống truyện? · Có mấy tình huống truyện trong tác phẩm? Nêu ý nghĩa của những tình huống truyện trên? +Nhóm 2: Tìm hiểu về kết quả của những lần đổi kính? · Hãy nêu kết quả của những lần đổi kính của nhân vật “tôi” · Sau lần đầu tiên các bác sĩ còn lại có nhận xét gì về kết quả của các bác sĩ trước? · Chi tiết nào nói lên nhân vật “tôi” không có vấn đề gì về mắt? + Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu về nghệ thuật và bài học rút ra từ văn bản Cái kính? · Nghệ thuật nào được sử dụng trong văn bản Cái kính? Nêu tác dụng của nghệ thuật đó? · Từ văn bản Cái kính em rút ra được bài học gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học thực hiện nhiệm vụ. - Gv quan sát, hộ trợ (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận. - Gv mời đại diện 4 nhóm trình bày về kết quả thảo luận của mình. - GV yêu cầu các nhóm nhận xét và bổ sung về nội dung các nhóm phụ trách. - Gv yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét đồng đẳng hoặc bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức - GV dẫn dắt sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân rút ra đặc trưng thể loại truyện cười qua văn bản Cái kính. Theo phụ lục 1. Bảng 1 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm cá nhân rút ra tổng kết về văn bản - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Giáo viên mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về kết quả làm làm việc. - GV yêu cầu học sinh khác lắng nghe, nhận xét đồng đẳng và bổ sung ý kiến (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và chốt kiến thức. | 1. Hiểu biết chung về tác phẩm a. Tác giả - Nê - xin ( Aziz Nesin) là một nhà văn nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ. Người ta biết đến ông không chỉ là một nhà hoạt động chính trị với những phát ngôn “chấn động” về tín ngưỡng, tôn giáo, mà hơn hết chính là khối lượng lớn các sáng tác của ông. Không khó để tìm thấy những bài viết, bài tiểu luận về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Aziz Nesin. Thậm chí, một số trường đại học lớn của Pháp, Mĩ, Anh, Bỉ,.. còn đưa nhà văn này vào chương trình giảng dạy khi tìm hiểu về văn hóa, văn học của Thổ Nhĩ Kỳ. Qua đó có thể thấy, Aziz Nesin là một người có sức hút lớn không chỉ ở Thổ Nhĩ Kỳ mà còn lan rộng ra các quốc gia khác. - Nê - xin sáng tác đa dạng các thể loại. Tiêu biểu trong đó phải kể đến các sáng tác thuộc thể loại tiểu thuyết và truyện cười, đây là hai thể loại thành công và gây được tiếng vang nhất trong toàn bộ các tác phẩm của ông. b. Tóm tắt nội dung Truyện Cái kính kể về nhân vật "tôi" một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu. Vì muốn đeo kính, anh ta đi khám mắt. Lần đầu, bác bị bảo anh ta cận và cho anh ta đeo kính cận, kết quả là khi đeo anh ta luôn cảm thấy buồn nôn. Lần hai đi khám, anh ta bị bảo là mắt bị viện thị, anh ta đeo kính mới mà mắt lúc nào cũng đỏ hoe. Lần thứ ba đi khám, người ta bảo anh bị loạn thị, anh đeo kính thì nhìn cái gì cũng lùi ra xa khiến anh khó khăn trong giao tiếp và ăn uống. Lần thứ tư đi khám, anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai. Lần thứ năm đi khám, bác sĩ phán anh một mắt viễn thị, một mắt cận thị. Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa. Sau đó anh đi khám ở nhiều nơi khác, lại uống thuốc, lại tiêm... nhưng vẫn không nhìn rõ được. Một lần, anh bị ngã, kính rơi ra, người khác giúp anh nhặt lại. Từ lúc đó anh nhìn cái gì cũng rõ hẳn. Đến khi vợ anh nhắc, anh mới biết kính mình bị vỡ. 2. Nhắc lại kiến thức bài học a. Tình huống truyện - Cuộc gặp gỡ của nhân vật “tôi” với người bạn từ 7,8 tháng trước và suy nghĩ của nhân vật “tôi” sau câu nói của người bạn “Tại sao anh không đeo kính”, “Tuổi anh bây giờ là phải đeo rồi chứ còn sao nữa. Không đeo, đến lúc mắt hỏng nặng, không nhìn thấy đâu!”. - Những lần đi khám mắt và mua kính của nhân vật “tôi” b. Kết quả của việc đổi kính - Nhân vật “tôi” có suy nghĩ đeo kính là một dấu hiệu của trí thức “Thế thì ít ra tôi cũng nên sắm cái kính mà đeo vậy. Ai nhìn thấy tôi, người ta phải bảo: bác học đấy!” và nhân vật “tôi” đi khám đốc tờ. - Lần khám thứ nhất anh ta bị cận thị 1, 75 đi - ốp. Sau khi đi sắm một cái kính đeo vào anh ta cảm thấy buồn nôn, thậm chí là nôn thật. - Lần khám thứ hai bác sĩ nói anh ta bị viễn thị. Anh ta đi mua kính mới nhưng cái kính này khiến anh lúc nào cũng chảy nước mắt. - Lần khám thứ ba giáo sư kết luận anh ta bị viễn thị, theo đơn anh ta đi mau kính khác nhưng khi đeo kính thì nhìn vật gì cũng lùi ra xa hẳn khiến anh ta vô cùng khó khăn trong sinh hoạt. - Lần khám thứ tư anh lại đi thay kính mới kết quả là anh ta nhìn cái gì cũng hóa thành hai “Nhà tôi đang bảu người, bỗng thành mười bốn người” - Lần khám thứ năm bác sĩ kết luận anh ta một mắt viễn, một mắt cận, theo lời vị danh y anh ta đeo kính khác. Lần này nhân vật “tôi” không còn phân biệt được sáng, tối nữa. - Lần khám thứ sáu cùng anh kết quả anh ta nhìn các vật trong trông xa lại hóa gần “Chân đáng lẽ leo lên tàu thì lại bước ngay xuống biển” - Những lần khám tiếp theo: Đeo kính đục nhân mắt thì thấy gì cũng ra xanh, đeo kính mù màu thì mọi thứ lộn hết. - Cuối cùng anh ta cũng nhìn rõ nhưng không phải nhờ chiếc kính của vị bác sĩ nước ngoài hay giáo sư nào cả đó là cái kính “mắt kính đã bị vỡ rơi mất”. d. Bài học cuộc sống - Nêu lên và châm biếm, phê phán tính ưa sĩ diện trong xã hội - Nên nhìn nhận vào thực tế không nên chuộng hình thức vẻ bề ngoài nhưng bên trong sáo rỗng. e. Nghệ thuật đặc sắc - Nghệ thuật trào phúng gây tiếng cười phê phán những người mê danh hão và sĩ diện. - Tình huống truyện mâu thuẫn giữa cái thực và ảo, trong truyện “Cái kính” rõ ràng nhân vật “tôi” không hề bị cận nhưng lại muốn đeo kính nhìn cho giống các nhà trí thức, bác học. - Ngôn ngữ giúp bộc lộ tính cách nhân vật: “Ai nhìn thấy tôi, người ta phải bảo: bác học đấy!”, “Tôi đeo kính vào thì…Thánh a-la ơi!...Mọi vật bỗng trở nên sáng sủa, rõ ràng quá!”… 3. Tổng kết Rút ra đặc điểm thể loại truyện cười + Thể loại + Dung lượng + Tình huống + Bối cảnh + Nghệ thuật trào phúng |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây