Giáo án dạy thêm văn 8 cánh diều bài: Văn bản 2 - Nếu mai em về chiêm hóa
Dưới đây là giáo án bài: Văn bản 2 - Nếu mai em về chiêm hóa. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm văn 8 cánh diều bài: Văn bản 2 - Nếu mai em về chiêm hóa
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều cả năm
Ngày soạn:…/…/….
Người dạy:…/…/….
ÔN TẬP BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ
VĂN BẢN 2: NẾU MAI EM VỀ CHIÊM HÓA
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- a
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Nếu mai em về Chiêm Hóa (số chữ ở mỗi dòng; vần, nhịp; từ ngữ, hình ảnh; bố cục, mạch cảm xúc;…) và tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ.
- Luyện tập theo văn bản Nếu mai em về chiêm hóa.
- Năng lực
Năng lực chung
- - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố hình thức của thơ sáu chữ, bảy chữ (số chữ ở mỗi dòng; vần, nhịp; từ ngữ, hình ảnh; bố cục, mạch cảm xúc;…) và tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa.
- Phẩm chất
- - Yêu thương những người thân trong gia đình, yêu quê hương.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- - Giáo án;
- - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- - SGK, SBT Ngữ văn 8, tập 1, bộ Cánh diều.
- - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
- TIẾN HÀNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
- Nội dung: Giáo viên cho học sinh xem clip về lễ hội “Lồng Tồng” của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang sau đó chia sẻ cảm nghĩ.
- Sản phẩm: Những chia sẻ của HS về cảm xúc của mình và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu clip Link video: https://www.youtube.com/watch?v=i1Vixx9OO3A
- GV yêu cầu HS suy ngẫm và chia sẻ: Hãy chia sẻ cảm xúc của em sau khi xem clip về lễ hội “Lồng Tồng” của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời bất kì 2 -3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ thêm về cảm xúc khi xem clip về lễ hội “Lồng Tồng”
Bước 4: Đánh giá kết hợp thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học: Suốt cuộc đời cống hiến cho nền văn thơ, Mai Liễu là một trong những nhà thơ luôn dành mối quan tâm đặc biệt cho những đề tài về quê hương và tình người miền núi. Đối với ông “quê hương và tình người miền núi là niềm trăn trở, hối thúc tôi cầm bút và nó còn trở đi trở lại mãi trong cuộc đời cầm bút”. Và Nếu mai em về Chiêm Hóa là một trong những bài thơ tiêu biểu ông viết về quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa - một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang đó là bài Nếu mai em về Chiêm Hóa.
- CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Nếu mai em về Chiêm Hóa số chữ ở mỗi dòng; vần, nhịp; từ ngữ, hình ảnh; bố cục, mạch cảm xúc;…) và tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Nếu mai em về Chiêm Hóa.
- Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Nếu mai em về Chiêm Hóa và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân dựa vào kiến thức đã học về văn bản Nếu mai em về Chiêm Hóa, trả lời các câu hỏi sau: - Nêu một vài nét về tác giả Mai Liễu? - Nêu thể loại và bố cục bài thơ?
(ảnh tác giả Mai Liễu, nguồn internet) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số học sinh trình bày các nội dung: - Nêu một vài nét về tác giả Mai Liễu? - Nêu thể loại và bố cục bài thơ? - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt chuyển sang nổi dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành ba nhóm lớn thực hiện nhiệm vụ sau: +Nhóm 1: Tìm hiểu về vẻ đẹp của thiên nhiên Chiêm Hóa. · Tìm những địa danh xuất hiện trong bài thơ? Cho biết tác dụng của việc nhắc tên các địa danh đó? · Tìm những hình ảnh, chi tiết thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên Chiêm Hóa. · Chỉ ra các biện tu từ trong khổ: Sông Gâm đôi bờ trắng cát Đá ngồi dưới bến trông nhau Non thần hình như trẻ lại Xanh lên ngút ngát một màu + Nhóm 2: Tìm hiểu về vẻ đẹp con người · Hãy nhận xét về cách xưng hô trong bài thơ? · Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của con người nơi đây? + Nhóm 3: Tìm hiểu về nét đẹp tuyền thống đầu xuân của vùng Chiêm Hóa. · Tác giả đã nhắc đến lễ hội nào trong bài thơ? · Em hãy nêu một số hiểu biết về lễ hội “Lồng Tồng” qua đó, ho biết ý nghĩa của lễ hội này đối với người dân Chiêm Hóa nói riêng và đồng bao dân tộc Thái, Dao, Mường nói chung. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học thực hiện nhiệm vụ. - Gv quan sát, hỗ trợ học sinh(nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận. - Gv mời đại diện 3 nhóm trình bày về kết quả thảo luận của mình - Gv yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét đồng đẳng hoặc bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức - GV dẫn dắt sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 3 nhóm, thực hiện các rút ra đặc trưng thể loại thơ sáu chữ sau khi đọc bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa. Trình bày theo bảng (hoặc sơ đồ tư duy) theo Phụ lục 1. Bảng 1 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, thảo luận và rút ra đặc trưng thể loại thơ sáu chữ - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Giáo viên mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về kết quả làm làm việc. - GV yêu cầu học sinh khác lắng nghe, nhận xét đồng đẳng và bổ sung ý kiến (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và chốt kiến thức. | 1. Hiểu biết chung về tác phẩm a. Tác giả - Tác giả Mai Liễu có tên thật là Ma Văn Liễu. Ông là người dân tộc Tày đến từ núi rừng Tuyên Quang. Cụ thể, quê của Mai Liễu nằm ở xã Công Đa, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Nhà thơ Mai Liễu sinh năm 1949, mất năm 2020, hưởng thọ 71 tuổi. Ông được bạn bè, người thân nhận xét là người hoà đồng, đôn hậu. - Sau khi học xong Đại học, tác giả Mai Liễu tham gia vào Hội nhà văn Việt Nam tại Tuyên Quang. Ngoài ra ông còn học tại Học viện quân sự Liên Xô. Cả cuộc đời ông gắn liền với văn chương. Ngay từ khi còn trẻ, ông đã sáng tác văn và còn làm ở Đài phát thanh truyền hình tỉnh Tuyên Quang. Sau đó, ông còn giữ nhiều chức vụ cao trong lĩnh vực văn học nghệ thuật Việt Nam như Phó chủ tịch Thường trực Hội nhà văn Tuyên Quang, Tổng biên tập báo Tân Trào,... - Trước những năm 2000, Mai Liễu có những tác phẩm thơ nổi bật sau: Mây bay về núi, Tìm tuổi, Lời then ai buộc, Suối làng,... - Từ năm 2000 trở đi, ông có những tác phẩm thơ đặc sắc sau: Đầu nguồn mây trắng, Bếp lửa nhà sàn, Núi vẫn còn mưa... - Thơ của Mai Liễu chân thật và thấm đẫm tình cảm. Trong những tác phẩm của ông, tình cảm gia đình, tình cảm giữa người với người và tình yêu quê hương, miền núi được đề cao. Ngôn từ trong thơ Mai Liễu cũng đậm chất miền núi. - Trong cuộc đời của mình, nhà thơ Mai Liễu đã giành được nhiều giải thưởng lớn của nền văn học Việt Nam như: Giải ba cuộc thi viết thơ năm 2000 của báo Văn nghệ, nhiều lần đạt giải B của Hội nhà văn Việt Nam,... b. Thể loại và bố cục bài thơ - Thể loại: thơ sáu chữ Bố cục: Gồm 3 phần - Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Vẻ đẹp của thiên nhiên Chiêm Hoá - Phần 2: Hai khổ thơ sau: Vẻ đẹp của con người Chiêm Hoá - Phần 3: Khổ cuối: Nét đẹp truyền thống đầu xuân của vùng Chiêm Hóa. 2. Nhắc lại kiến thức a. Vẻ đẹp của thiên nhiên Chiêm Hóa - Danh từ riêng “Chiêm Hóa”: là một huyện nằm ở phái bắc của tỉnh Tuyên Quang. - Cách nhắc đến các địa danh ở Chiêm Hóa: Sông Gâm, Non Thần đã cho thấy sự mến thương của tác giả giành cho từng cảnh vật nơi đây. - Những hình ảnh, chi tiết thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân: mưa tơ rét lộc, bờ cát trắng, đá… - Cách sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, đảo ngữ đã nhấn mạnh được vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây. - Nỗi nhớ quê hương của tác giả được thể hiện qua những hình ảnh thiên nhiên. => Nhận xét: Bức tranh thiên nhiên và con người hiện lên với những màu sắc tươi sáng, không khí tươi vui tràn đầy sức sống khi mùa xuân về. b. Vẻ đẹp con người - Cách xưng hô “em” – “ta”: tạo cảm giác thân thương. - Hình ảnh con phố với các cô gái dân tộc Dao đã tái hiện lại khung cảnh đường phố và người dân Chiêm Hóa. Vẻ đẹp con người: cô gái Dao nào cũng đẹp, vòng bạc rung rinh, ngù hoa mơn mởn, con gái bản Tây duyên quá, nụ cười môi mọng. - Không chỉ có dân tộc Dao mà nơi đây còn có dân tộc Tày sinh sống. Việc liệt kê các dân tộc và bản sắc văn hóa nơi đây đã cho thấy tình cảm của tác giả giành cho quê hương. c. Nét đẹp truyền thống đầu xuân của vùng Chiêm Hóa - Tác giả nhắc đến lễ hội “Lồng tông” lễ hội xuống đồng được tổ chức vào dịp đầu xuân của đồng bào các dân tộc Thái, Tày.. - Những trò chơi trong lễ hội và đặc biệt trò chơi ném quả còn đòi hỏi sự khéo léo, các nam thanh nữ tú thi nhau ném lên vòng tròn trên ngọn cây nêu. Đó là hai biểu tượng đặc trưng của âm và dương, cái gốc của vũ trụ và vạn vật. Thông qua hoạt động tung còn ngày xuân còn là dịp để nam, nữ thanh niên trao gửi tâm ý với nhau vì thế nhiều đôi trai làng, gái bản đã nên duyên vợ chồng từ những dịp tung còn trong ngày hội xuân… 3. Tổng kết. Rút ra đặc trưng thể loại theo những yếu tố sau: + Vần + Nhịp + Mạch cảm xúc + Cảm hứng chủ đạo |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây