Giáo án dạy thêm văn 8 cánh diều bài: Văn bản 1 - Hịch tướng sĩ

Dưới đây là giáo án bài: Văn bản 1 - Hịch tướng sĩ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Người dạy:…/…/…

ÔN TẬP BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

VĂN BẢN 1: HỊCH TƯỚNG SĨ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Hịch tướng sĩ (Hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật)
  • Luyện tập theo văn bản Hịch tướng sĩ.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • - Nhận biết và xác định được vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. Phân biệt được lí lẽ và bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của Trần Quốc Tuấn trong bài Hịch tướng sĩ.
  1. Phẩm chất
  • - Đề cao lòng yêu nước, niềm tự hào về lịch sử dân tộc; nhận thức được trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • - Giáo án;
  • - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • - SGK, SBT Ngữ văn 8, tập 1, bộ Cánh diều
  • - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “Nhà vô địch”
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Nhà vô địch”

Luật chơi:

- GV chia lớp thành bốn đội

- GV yêu cầu HS liệt kê những tướng sĩ thời nhà Trần, trong 3p các đội vừa thảo luận vừa cử thư kí ghi ra giấy, hết thời gian đội nào liệt kê được nhiều tướng sĩ thời Trần nhất sẽ là “Nhà vô địch”. Đội chiến thắng sẽ được tặng “hoa học tập” (cộng điểm)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV đại diện các đội nộp phiếu kết quả.

- GV yêu cầu HS ghi chép lại một số thông tin về các tướng sĩ tiêu biểu.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học:

Trần Quốc Tuấn là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhà Trần, Tên ông dạng danh những trang sử Việt Nam trung đại. Ông góp công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông (1285-1288). Ông là nhà lí luận quân sự với tác phẩm "Binh thư yếu lược" Để biết về danh tướng kiệt xuất – về tinh thàn yêu nước lớn lao của ông ta cùng củng cố lại bài Hịch tướng sĩ do chính tay ông viết.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Hịch tướng sĩ (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Hịch tướng sĩ.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Hịch tướng sĩ và chuẩn kiến thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân dựa vào kiến thức đã học về văn bản Hịch tướng sĩ, trả lời các câu hỏi:

- Nêu một vào nét về tác giả?

- Nêu hoàn cảnh sáng tác?

- Nêu một vài hiểu biết của em về thể hịch?

(bản hịch tướng sĩ gốc, nguồn internet)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số học sinh trình bày các nội dung:

- Nêu một vào nét về tác giả?

- Nêu hoàn cảnh sáng tác?

- Nêu một vài hiểu biết của em về thể hịch?

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV dẫn dắt sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV chia lớp thành bốn nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:

+Nhóm 1: Tìm hiểu về những trung thần, nghĩa sĩ.

·     Những nhân vật được nêu gương có địa vị như thế nào?

·     Các nhân vật này có đặc điểm gì?

·     Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào, đoạn văn giúp em hiểu được gì?

·     Théo em, tác giả nêu gương các trung thần nghĩa sĩ này để nhằm mục đích gì?

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tội ác của giặc và lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.

·     Tình hình nước ta nửa cuối năm 1284 được tác giả nêu lại như thế nào? Biện pháp nghệ thuật gì?

·     Thái độ tác giả được thể hiện như thế nào?

·     Trước tội ác của giặc Trần Quốc Tuấn thấu suốt tâm địa của giặc và hiểm họa Tổ Quốc đang lâm nguy. Từ đó tác giả có những suy nghĩ tâm trạng như thế nào?

·     Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua chi tiết nào?

·     Đoạn văn được cấu tạo như thế nào? Cách cấu tạo ấy có tác dụng gì trong việc khắc họa hình ảnh người anh hùng yêu nước?

·     Nhận xét về giọng điệu lời văn

·     Vì sao cảm xúc căm giận của tác giả có sức lây lan đến người đọc, người nghe?

+Nhóm 3: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa chủ và tướng phê phán những biểu hiện sai trái.

·     Qua lời em nhận thấy những tình cảm ân tình của chủ tướng dành cho tì tướng của mình như thế nào?

·     Em có nhận xét gì về kết cấu câu? Giọng điệu như thế nào?

·     Sau khi bày tỏ quan hệ thân tình, tác giả đã phê phán lối sống sai lầm của các tướng sĩ trên các phương diện nào?

·     Em có nhận xét như thế nào về hành động thái độ các tướng sĩ dưới quyền của Trần Quốc Tuấn?

·     Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra hậu quả của lối sống ấy như thế nào? Qua đó em nhận xét như thế nào về cách phê phán của tác giả?

·     Bằng cách thuyết phục đó Trần Quốc Tuấn thể hiện ý muốn gì đối với tướng lĩnh dưới quyền?

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về nhiệm vụ cấp bách

·     Tác giả đã khuyên răn tướng sĩ những điều gì?

·     Lợi ích của lời khuyên được khẳng định trên những phương diện nào?

·     Bài hịch viết nhằm mục đích gì?

·     Em hiểu “Binh thư yếu lược” là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học thực hiện nhiệm vụ.

- Gv quan sát, nêu một vài gợi ý:

Chú ý quan sát các chi tiết trong sgk, đồng thời liên hệ lịch sử, kết hợp kiến thức về lịch sử và văn học để đánh giá khách quan về tác phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- Gv mời đại diện 4 nhóm trình bày về kết quả thảo luận của mình

- Gv yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét đồng đẳng hoặc bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

- GV dẫn dắt sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3. Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn học sinh làm việc theo cặp đôi tổng kết nội dung và nghệ thuật tác phẩm Hịch tướng sĩ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp đôi, rút ra tổng kết về văn bản

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Giáo viên mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày về kết quả làm làm việc.

- GV yêu cầu học sinh khác lắng nghe, nhận xét đồng đẳng và bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về tác phẩm

a. Tác giả

- Trần Quốc Tuấn (1231? – 1300) tước Hưng Đạo Vương, là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc.

- Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (năm 1285) và thứ ba (năm 1287 – 1288), ông đều được vua Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều chiến thắng oanh liệt.

- Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy.

- Nhân dân tôn ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên cả nước.

b. Hoàn cảnh sáng tác

Nửa cuối thế kỉ XIII, chỉ trong ba mươi năm (1257 - 1287), giặc Mông - Nguyên đã ba lần kéo quân sang xâm lược nước ta. Lúc bấy giờ thế giặc rất mạnh, muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân. Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc.
c. Thể hịch

- Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa hay tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh phong trào dùng để cổ động , thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài .

- Đặc điểm: khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe, thường viết theo thể biền ngẫu. Hịch có kết cấu chặt chẽ , lí lẽ sắc bén , có dẫn chứng thuyết phục.

 

 

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Nêu gương trung thần, nghĩa sĩ

- Tướng Do Vu, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư

- Gia thần: Dự Nhượng, Kính Đức.

- Quan nhỏ: Thân Khoái

- Sẵn sàng chết vì vua, vì chủ tướng, không sợ hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Dẫn chứng các vị tướng, gia thần và quan nhỏ để khích lệ lòng trung quân, ái quốc của tướng sĩ thời Trần.

b. Tội ác của giặc và lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.

Tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù

- Tình hình đất nước hiện tại, nỗi lòng, an tình của vị chủ tướng đối với tì tướng.

- Sứ giặc nghênh ngang, lưỡi cú diều, thân dê chó, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng.

à Kẻ thù ngang ngược, khiêu khích được lột tả, diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ - vật hóa sự ngang ngược, vô lối, tham lam, vơ vét.

- Nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, giọng văn mỉa mai châm biếm.

- Tác giả thể hiện rõ thái độ căm ghét, khinh bỉ kẻ thù đau xót cho đất nước.

à Giặc ngang ngược hoành hành  gây bao tội ác không thể dung tha.

Nỗi lòng của tác giả

- Lòng yêu nước và căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện cụ thể bằng hành động tâm trạng: quên ăn , mất ngủ, đau đến thắt tim , thắt ruột.

"Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa",

- Thể hiện qua thái độ uất ức, căm tức: khi chưa trả được thù "căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù"

- Sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước "…Dẫu cho trăm thân phơi…nghìn xác gói trong da ngựa…vui lòng."

NT: Câu văn có 2 ý liên kết nhau : nỗi đau xót, tiếp đó là nỗi căm hờn kẻ thù.

Nhiều động từ chỉ trạng thái tâm lí và hành động mãnh liệt:quên ăn, vỗ gối, xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu.

⇒ Hình ảnh cụ thể, có phần khoa trương phóng đại để cực tả niềm uất hận trào dâng trong lòng đồng thời có súc thuyết phục, khơi gợi sự đồng cảm người nghe, người đọc.

NT: Tác giả dùng nhiều dấu phẩy, ĐT chỉ hoạt động, trạng thái : Quên, vỗ, lột , nuốt, uống.... → căm hờn kẻ thù.

c. Mối quan hệ giữa chủ và tướng, phê phán biểu hiện sai trái

Mối quan hệ giữa chủ và tướng:

- Tình cảm và ân nghĩa của chủ tướng đối với tì tướng của mình

- Kết cấu câu : "Không có… thì ta cho" lặp đi lặp lại nói về tình cảm gắn bó, thương yêu sâu nặng và bao dung của Trần Quốc Tuấn đối với các thuộc tướng của mình trên mọi phương diện vật chất và tinh thần.

- Nội dung: Nhắc nhở tướng sĩ nhớ ân nghĩa của chủ mà báo đền. Mặt khác quan hệ đẳng cấp: chủ, bầy tôi rất ân tình, bao dung đầy quyền uy và thể hiện mối quan hệ cùng cảnh ngộ, khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi cũng như đối với tình cốt nhục.

- Kết cấu lặp đi lặp lại, giọng điệu phân biệt rõ dưới trên , 2vế song hành đối xứng → biền ngẫu…

- Quan hệ chủ tướng và quan hệ cùng cảnh ngộ, gắn bó khăng khít không thể tách rời giữa tướng và quân, đầy ân tình, gắn bó đồng cam cộng khổ.

Phê phán thái độ và hành động sai trái của tướng sĩ:

- Chủ nhục…không biết lo,

- Nước nhục…không biết thẹn,

- hầu giặc ... không biết tức

Nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ…không biết căm.

- Vui chọi gà…vui, cờ bạc, ham săn bắn, thích rượu ngon,mê tiếng hát ,...

- Hành động hưởng lạc, quên danh dự và bổn phận, thái độ cầu an hưởng lạc,bàng quan, thờ ơ vô trách nhiệm trước vận mệnh đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc.

- Hậu quả: nước mất nhà tan, thân danh mai một, tiếng xấu để đời.

- Tác giả vừa chân tình chỉ bảo, vừa phê phán nghiêm khắc, có khi tác giả nói thẳng gần như sỉ mắng. Nhằm kích động lòng tướng lĩnh làm cho họ tức khí muốn mau chóng chứng minh tài năng, phẩm chất bằng việc làm thiết thực.

NT: Cấu trúc đối xứng, tương phản đối lập, dùng điệp từ, điệp ý tăng tiến, câu hỏi tu từ...

- Giọng điệu lúc mềm dẻo lúc đanh thép, tạo sức thuyết phục cho lời hịch.

(Cựa gà trống…đâm thủng áo giáp…Mẹo cờ…mưu lược nhà binh…thái ấp không còn…vui có được không?)

⇒ TQT muốn tướng lĩnh thay đối lối sống , nêu cao tinh thần cảnh giác, phát huy năng lực, học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ, quyết chiến quyết thắng kẻ thù.

d. Nhiệm vụ cấp bách

- Nhớ câu kiềng canh nóng mà.... → Nêu cao cảnh giác.

- Huấn luyện quân sĩ luyện tập cung tên..võ nghệ

- Bêu đầu Hốt Tất Liệt,rửa thịt Vân Nam Vương

- Chẳng những thái ấp ..vững bền ..tên họ các ngươi cũng thơm..còn nhà .còn nước ..

→ Điệp ngữ, liệt kê, so sánh,các hình ảnh câu văn biền ngẫu, cân đối, nhịp nhàng → Tình cảm thống thiết có tác dụng,động viên ý trí & q.tâm chiến đấu

Kêu gọi tướng sĩ

- Tập Binh thư yếu lược...phải biết...Đạo thần chủ...nghịch thù…Vì sao vậy? giặc & ta là kẻ thù...Ta viết Hịch...các ngươi biết bụng ta → Đối lập, giọng dứt khoát, rõ ràng

- Quyết tâm chiến đấu & chiến thắng kẻ thù xâm lược.

⇒ TQTuấn coi trọng danh dự & có trách nhiệm với đất nước, khinh ghét thói cầu an hưởng lạc căm thù giặc, tinh thần q.chiến, q.thắng H/ảnh gười anh hùng yêu nước, đau xót trước cảnh tình đất nước và căm thù giặc sâu sắc.

3. Tổng kết:

a. Nội dung

- Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

b. Nghệ thuật

Đây là một áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống nhất, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: TRUYỆN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: TRUYỆN LỊCH SỦ VÀ TIỂU THUYẾT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay