Giáo án dạy thêm văn 8 cánh diều bài: Văn bản 2 - Vịnh khoa thi Hương

Dưới đây là giáo án bài: Văn bản 2 - Vịnh khoa thi Hương. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm văn 8 cánh diều bài: Văn bản 2 - Vịnh khoa thi Hương

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều cả năm

Ngày soạn:…./…./….

Ngày dạy:…./…./…..

ÔN TẬP BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT

ÔN TẬP VĂN BẢN 2: VỊNH KHOA THI HƯƠNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Vịnh khoa thi hương (xác định được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của thơ trào phúng trung đại làm theo thể Đường Luật, nhận biết và phân tích một số đặc điểm thẩm mĩ của thơ thất ngôn bát cú Đường luật)
  • Luyện tập theo văn bản Vịnh khoa thi hương.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phần tích được một số yếu tố thi luật (bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối) của thể thơ thất ngôn bát cú và một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng của văn bản Vịnh khoa thi hương.
  1. Phẩm chất
  • Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tâm sự của các nhà thơ trước thời cuộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • - Giáo án;
  • - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • - SGK, SBT Ngữ văn 8, tập 1, bộ Cánh diều.
  • - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
  1. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
  4. Nội dung: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Đuổi hình bắt tác tác phẩm”
  5. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  6. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi như sau:

+ GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Những bức tranh dưới đây nói về tác phẩm nào đặt tên cho từng bức tranh?

+ GV chiếu hình ảnh

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2 -3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ thêm về cảm xúc khi xem clip về lễ hội “Lồng Tồng”

Bước 4: Đánh giá kết hợp thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học: Tú Xương đã từng viết:

“ Nào có ra gì cái chữ nho

Ông nghè ông cống cũng nằm co

Chi bằng đi học làm ông phán

Tối rượu sâm banh sáng sữa bò.”

Đúng vậy, cuối thế kỉ XIX khi thực dân sang xâm lược nước ta cùng với sự mục ruỗng thối nát của XHPK cuộc sống của các nhà nho vô cung khổ cực, đặc biệt là những nhà nho thất cơ lỡ vận nhưng khoa thi Hán học vẫn được tổ chức. Vậy thực trạng của các khoa thi đó như thế nào, điều này được Tú Xương phản ánh trong bài thơ “Vịnh khoa thi Hương”.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Vịnh khoa thi hương (xác định được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của thơ trào phúng trung đại làm theo thể Đường Luật, nhận biết và phân tích một số đặc điểm thẩm mĩ của thơ thất ngôn bát cú Đường luật)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Vịnh khoa thi hương.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Vịnh khoa thi hương và chuẩn kiến thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM CẦN ĐẠT

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân dựa vào kiến thức đã học về văn bản Vịnh khoa thi hương, trả lời các câu hỏi:

+ Nêu một số nét về tác giả Trần Tế Xương?

+ Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản

Địa chỉ số 247 phố Hàng Nâu (nay là nhà xây mới thuộc đường Minh Khai), nơi Tú Xương sinh ra và lớn lên, nguồn internet

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số học sinh trình bày các nội dung:

+ Tác giả Trần Tế Xương

+ Hoàn cảnh sáng tác

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV dẫn dắt sang nội dung mới

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức tác phẩm

- Gv chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu các nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về hai câu đề?

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về hai câu thực?

+ Nhóm 3: Tim hiểu về hai câu luận?

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về hai câu kết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- Gv mời đại diện các nhóm trình bày về kết quả thảo luận của mình

- Gv yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét đồng đẳng hoặc bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

- GV dẫn dắt sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành bốn nhóm yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ: Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đặc trưng thể loại của thơ Đường luật?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- Gv mời đại diện các nhóm trình bày về kết quả thảo luận của mình

- Gv yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét đồng đẳng hoặc bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

- GV dẫn dắt sang nội dung mới. PHỤ LỤC 1

1. Hiều biết chung về tác phẩm

a. Tác giả

- Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường gọi là Tú Xương.

- Quê quán: làng Vị Xuyên - huyện Mĩ Lộc - tỉnh Nam Định (nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định).

- Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân.

- Với khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối,...
- Phong cách nghệ thuật:

+ Thơ của Tế Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc.

+ Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.

b. Hoàn cảnh sáng tác

Vào khoa thi năm 1897 (năm Đinh Dậu), kì thi Hương ba năm diễn ra một lần vốn từ xưa đều được tổ chức ở Hà Nội, nay bị Pháp bãi bỏ và tổ chức chung cho thí sinh ở trường Nam Định thi cùng với thí sinh trường Hà Nội. Chứng kiến hiện thực đầy bát nháo, đau xót đó, Tú Xương đã sáng tác bài thơ này. Tác giả đã phản ánh hiện thực nhốn nháo của khoa thi năm đó đồng thời thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai thói lố lăng, hợm hĩnh của bộ máy chính quyền Pháp lúc bấy giờ.

 

 

 

2. Nhắc lại kiến thức tác phẩm

a. Hai câu đề

- Nói về sự kiện: theo lệ thường thời phong kiến cứ ba năm có một khoa thi Hương -> sự kiện tưởng như không có gì đặc biệt, chỉ có tính chất như một thông báo một thông tin bình thường.

- Sử dụng từ “lẫn”: thể hiện sự ô hợp, hỗn tạp của kì thi này. Đây chính là điều bất thường của kì thi.

→ Hai câu đề với kiểu câu tự sự có tính chất kể lại kì thi với tất cả sự ô hợp, hỗn tạp, thiếu nghiêm túc trong buổi giao thời.

b. Hai câu thực

- Hình ảnh:

+ Sĩ tử: lôi thôi, vai đeo lọ → dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác.

+ Quan trường: ậm ọe, miệng thét loa → ra oai, nạt nộ nhưng đó là cái oai cố tạo, giả vờ.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: ậm ọe, lôi thôi.

+ Đối: lôi thôi sĩ tử >< ậm ọe quan trường.

+ Đảo ngữ: Đảo trật tự cú pháp “lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường”.

→ Sự láo nháo, lộn xộn, ô hợp của trường thi, mặc dù đây là một kì thi Hương quan trong của nhà nước.

→ Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

c. Hai câu luận

- Hình ảnh:

+ Quan sứ: Viên quan người Pháp đứng đầu bộ máy cái trị của tỉnh Nam Định được tiếp đón trọng thể.

+ Mụ đầm: vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, điệu đà.

→ Sự phô trương, hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi.

+ Nghệ thuật đối: Lọng >< váy, trời >< đất, quan sứ >< mụ đầm → Thái độ mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân.

→ Tất cả báo hiệu về một sự sa sút về chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến.

c. Hai câu kết

- Tâm trạng thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi: Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông.

- Hai câu cuối như một lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.

3. Tổng kết

Rút ra đặc trưng thể loại thơ Đường luật

+ Thể thơ

+ Bố cục

+ Niêm

+ Luật

+ Vần

+ Nhịp

+ Đối

 

PHỤ LỤC 1.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
    a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Vịnh khoa thi hương.
  2. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

--------------- Còn tiếp ---------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: TRUYỆN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: TRUYỆN LỊCH SỦ VÀ TIỂU THUYẾT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay