Giáo án dạy thêm văn 8 cánh diều bài: Văn bản 2 - Nước Đại Việt ta

Dưới đây là giáo án bài: Văn bản 2 - Nước Đại Việt ta. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm văn 8 cánh diều bài: Văn bản 2 - Nước Đại Việt ta

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều cả năm

Ngày soạn:…/…/….

Người dạy:…/…/….

ÔN TẬP BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

VĂN BẢN 2: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Nước Đại Việt ta (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
  • Luyện tập theo văn bản Nước Đại Việt ta.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • - Nhận biết và xác định được vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. Phân biêt được lí lẽ và bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của tác giả trong bài Nước Đại Việt ta.
  1. Phẩm chất
  • - Đề cao lòng yêu nước, niềm tự hào về lịch sử dân tộc; nhận thức được trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • - Giáo án;
  • - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • - SGK, SBT Ngữ văn 8, tập 1, bộ Cánh diều
  • - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
  3. Nội dung: GV yêu cầu học sinh lắng nghe những gợi ý và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Nguyễn Trãi và một số hiểu biết của học sinh trước khi học Nguyễn Trãi.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ông là ai?

- GV đưa ra các gợi ý

+ Ông là người con của vùng đất Chí Linh – Hải Dương

+ Ông sống trong thời kì lịch sử gặp rất nhiều biến động về lịch sử và đặc biệt ông là cánh tay đắc lực của chủ tướng Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

+ Ông còn là nhà thơ, nhà văn của dân tộc

+ Nhắc đến ông là nhắc đến án oan Lệ Tri Viên vô cùng thảm khốc

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- HS chủ động giơ tay phát biểu ý kiến của mình

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và trình bày ý kiến khác (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học: “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ soạn thảo, được công bố vào đầu năm 1428. Tác phẩm là một bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” đã nêu lên một Tuyên ngôn mang ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng, khẳng định nước ta là một nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ, phong tục, chủ quyền, và kẻ xâm lược và phản nhân nghĩa, nhất định sẽ phải chuốc lấy thất bại. Chúng ta cùng ôn lại văn bản nhé.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Nước Đại Việt ta (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Nước Đại Việt ta.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Nước Đại Việt ta và chuẩn kiến thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân dựa vào kiến thức đã học về văn bản Hịch tướng sĩ, trả lời các câu hỏi:

- Nêu một vào nét về tiểu sử của Nguyễn Trãi?

- Nêu hoàn cảnh sáng tác?

- Nêu một vào hiểu biết của em về thể cáo?

(ảnh nguồn Internet)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số học sinh trình bày các nội dung:

- Nêu một vào nét về tiểu sử của Nguyễn Trãi?

- Nêu hoàn cảnh sáng tác?

- Nêu một vào hiểu biết của em về thể cáo?

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV dẫn dắt sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

- GV chia lớp thành ba nhóm thảo luận

+Nhóm 1: Tìm hiểu về nguyên lí nhân nghĩa

·     Nguyên lí cơ bản mà tác giả nêu lên trong phần đầu bài cáo là nguyên lí nào?

·     Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nêu lên là gì?

·     Tác giả nhắc đến “kẻ bạo ngược” ở đây là ai?

·     “Việc yên nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Hai câu trên có ý nghĩa là gì?

·      Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có chỗ nào tiếp thu Nho giáo, chỗ nào sáng tạo và phát triển?

·      Từ đó em hiểu gì về tính chất của cuộc kháng chiến chống giặc Minh?

·      Tư tưởng nhân nghĩa gắn với tư tưởng yêu nước chống xâm lược như thế nào?

+Nhóm 2: Tìm hiểu về chân lí sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt

·     Tác giả quan niệm về Tổ quốc và độc lập dân tộc triều đại trước như thế nào?

·     Ở Nguyễn Trãi có gì tiến bộ hơn? Điều đó chứng tỏ điều gì?

·     Tác giả khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc ta dựa trên những yếu tố nào?

·     Có ý kiến cho rằng : bài cáo là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ sông núi nước Nam, Theo em những yếu tố nào đã được nói tới trong bài “Sông núi nước Nam”, những yếu tố nào mới được bổ sung trong “Nước Đại Việt ta”?

·     Tác giả đã thể hiện ý thức dân tộc như thế nào trong bài cáo?

·     Cách so sánh ấy có dụng ý gì?

·     Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?

·     Tác giả đã dẫn ra những sự kiện lịch sử nhằm mục đích gì?

·     Nhận xét về giọng điệu lời cáo, cách trình bày các câu văn?

+Nhóm 3: Tìm hiểu về những đặc sắc nghệ thuật

·     Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào để tạo nên sức thuyết phục của bài cáo?

·     Để làm sáng tỏ sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa và sức mạnh của chân lí dân tộc tác giả đã chứng minh bằng thực tiễn như thế nào?

·     Qua bài cáo hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi hiện lên như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học thực hiện nhiệm vụ.

- Gv quan sát, nêu một vài gợi ý:

Chú ý quan sát các chi tiết trong sgk, đồng thời liên hệ lịch sử, kết hợp kiến thức về lịch sử và văn học để đánh giá khách quan về tác phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- Gv mời đại diện 4 nhóm trình bày về kết quả thảo luận của mình

- Gv yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét đồng đẳng hoặc bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

- GV dẫn dắt sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân vẽ sơ đồ tư duy rút ra đặc trưng của văn bản nghị luận

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân vẽ được sơ đồ tổng kết về văn bản nghị luận theo Phụ lục 1

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Giáo viên mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày về kết quả làm làm việc.

- GV yêu cầu học sinh khác lắng nghe, nhận xét đồng đẳng và bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về tác phẩm

a. Tác giả

- Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌, 1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai (抑齋), là một nhà chính trị, nhà văn, người đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh (Trung Quốc) với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành một trong những khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam. Ông được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới" và là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

- Xuất hiện ở nửa đầu thế kỉ XV, thiên tài văn học Nguyễn Trãi trở thành một hiện tượng văn học kết tinh truyền thống văn học Lí – Trần, đồng thời mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới.

- Về nội dung, văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo.

- Về hình thức nghệ thuật, văn chương Nguyễn Trãi có đóng góp lớn ở cả hai bình diện cơ bản nhất là thể loại và ngôn ngữ. Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt. Ông đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, góp phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp.

- Tác phẩm nổi bật: Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí, Ức Trai thi tập

b. Hoàn cảnh sáng tác

- Bình ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Vua Lê Lợi soạn thảo, đc công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (1428) sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan dã 15 vạn viện binh của giặc Minh, buộc Vương Thông phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về nước.Bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập.

- Đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu của bài cáo.

c. Thể cáo

Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố một kết quả của sự nghiệp để mọi người cùng biết . Phần nhiều được viết bằng thể văn biền ngẫu, có tính chất hùng biện, lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén , kết cấu chặt chẽ mạch lạc.

2. Nhắc lại kiến thức

a. Nguyên lí nhân nghĩa

“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

- Nguyên lí "nhân nghĩa" là nguyên lí cơ bản làm nền tảng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.Hướng đến những người cùng khổ, đông đảo nhất trong xã hội để cho họ được yên ổn lầm ăn, sinh sống.

- Muốn yên dân phải diệt giặc ác,đem lại độc lập cho đất nước, thái bình cho dân.

- Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”; “trừ bạo”.

( Dân → dân nước Đại việt đang bị xâm lược.

- Yên dân: làm cho dân được hưởng thái bình hạnh phúc. Bạo: quân xâm lược nhà Minh.)

- Việc chiến đấu chống lại quân xâm lược là việc làm nhân nghĩa để yên dân. Muốn dân được sống bình yên, no ấm thì phải trừ diệt mọi thế lực tàn bạo.

- Nguyễn Trãi đem đến nội dung mới, lấy ra từ thực tiễn dân tộc để đưa vào tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng nhân nghĩa trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Việt Nam, đòi nào cũng có anh hùng hào kiệt.

⇒ Kháng chiến chống quân Minh là việc làm chính nghĩa hợp với lòng dân → Thân dân, tiến bộ.

- Ta chống xâm lược là thực hành nhân nghĩa, chính nghĩa, giặc xâm lược cướp nước là bạo ngược phi nghĩa.

- Tóm lại:

Nhân nghĩa - yên dân - trừ bạo - chống ngoại xâm - boả vệ đất nước và nhân dân là nguyên lí gốc, là tiền đề, là cơ sở lí luận, nguyên nhân thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong kháng chiến chống quân Minh, là điểm tựa linh hồn bài Bình Ngô đại cáo.

b. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt:

- Bốn thế kỉ trước " Nam ... hà " được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Đại Việt có lãnh thổ riêng, hoàng đế riêng theo sách trời.

-Nguyễn Trãi dựa vào văn hiến, phong tục, tập quán, truyền thống lịch sử (so sánh từng triều đại đối lập) có hoàng đế riêng, không còn dựa vào thần linh mà dựa vào lịch sử.

- Nền văn hiến lâu đời

- Núi sông bờ cõi đã chia

- Phong tục B-N khác

- Lịch sử riêng, triều đại riêng (Triệu, Đinh, Lí, Trần - độc lập cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên…)

- Bài “ Sông núi nước Nam” → K/ đ 2 yếu tố lãnh thổ và chủ quyền “Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

- Bài “Nước Đại Việt ta” → ba yếu tố nữa được bổ sung: Nền văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử.

- Tư tưởng tự hào dân tộc: Đất nước có truyền thống văn hiến lâu đời, có chủ quyền dân tộc, ngang hàng với phong kiến phương Bắc.

- Ta ngang hàng với TQ về trình độ chính trị, tổ chức, quản lí quốc gia.

- Nghệ thuật: dùng hình ảnh đối lập.

- Để chứng minh cho tính chất hiển nhiên, tác giả dựa vào sự thật lịch sử để chứng minh:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử ...

Sông Bạch Đằng ...

→ Dẫn chứng cụ thể sinh động, giọng châm biếm,khinh bỉ khảng định sự thất bại của phong kiến TQ khi chúng tham lam, bành trướng, bá quyền, đi ngược lại chân lí hiển nhiên, thì chuốc lấy bại vong.

→ Khảng định chủ quyền độc lập của nước ta.Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc.

⇒ Bài cáo vừa thể hiện chân lí về sự tồn tại độc lập dân tộc vừa phát huy niềm tự hào dân tộc đã trở thành truyền thống của thế hệ đi trước.

c. Những đặc sắc nghệ thuật:

- Câu văn biền ngẫu đối xứng song song; lời văn đanh thép.

- Tác giả sử dụng từ ngữ có tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập: “ từ trước”; “ vốn xưng” ; “ đã lâu”; “ đã chia”; “ cũng khác”. phép so sánh ngang bằng ta với TQ về chính trị,tổ chức chế độ, quản lí quốc gia

- Phép liệt kê:Hán -Đường- Tống -Nguyên ; Triệu- Đinh – Lý – Trần...

- Từ đối lập: Mạnh – yếu từng lúc khác nhau... Nổi bật chiến công của ta và thất bại của địch.

- Nêu chân lí khách quan,sức mạnh của chính nghĩa: Lưu Cung thất bại; TriệuTiết tiêu vong; Toa Đô, Mã Ô kẻ bị bắt , người bị giết “ chứng cớ còn ghi” → chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa.Lí lẽ và dẫn chứng đó đã tạo nên sức thuyết phục của bài cáo.

→ Người anh hùng mang tư tưởng nhân nghĩa ,tiến bộ. Giàu tình cảm và ý thức dân tộc.Giàu lòng tự hào dân tộc ,yêu nước thương dân.

3. Tổng kết:

Rút ra một số yếu tố đặc trưng của văn bản nghị luận

+Luận đề

+Ý kiến

+Lí lẽ

+ Bằng chứng

+ Các dạng nghị luận xã hội

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: TRUYỆN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: TRUYỆN LỊCH SỦ VÀ TIỂU THUYẾT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay