Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt - Biện pháp tu từ
Bài giảng điện tử ngữ văn 7 cánh diều. Giáo án powerpoint tiết: Thực hành tiếng việt- Biện pháp tu từ. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem video về mẫu Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt - Biện pháp tu từ
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều
CHÀO CẢ LỚP! CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN BUỔI HỌC NÀY!
KHỞI ĐỘNG
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Ông đồ”, chỉ ra và phân tích một biện pháp nghệ thuật trong bài mà em tâm đắc nhất.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
TIẾT…: BIỆN PHÁP TU TỪ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Biện pháp tu từ
Luyện tập
- Biện pháp tu từ
Hãy nhớ lại kiến thức và hoàn thiện bảng sau:
- Luyện tập
Bài tập 1. Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì.
- Các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập:
- Cách bố trí như vậy cho người đọc thấy được sự đối lập giữa hình ảnh cây tre và mẹ.
- Thời gian trôi đi, cây cau càng lớn, càng tươi tốt nhưng mẹ thì càng già đi. Qua đó thể hiện nỗi niềm xót xa, tình cảm của con dành cho mẹ.
Bài tập 2: Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
(Đỗ Trung Lai)
- Khổ thơ sử dụng biện pháp so sánh: Miếng cau khô - Mẹ
- Tác dụng của biện pháp so sánh:
- Làm cho khổ thơ giàu hình ảnh.
- Gợi ra sự vất vả của cuộc đời mẹ. Những lo toan, khó khăn của cuộc đời đã rút cạn sức lực của mẹ.
- Thể hiện sự thấu hiểu, niềm thương cảm của con dành cho mẹ.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm 1,3: Bài tập 3
Nhóm 2,4: Bài tập 4
Bài tập 3: Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tình cảm của tác giả?
Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?" cũng chính là câu hỏi tự vấn bản thân. Qua câu hỏi tu từ đó, người con thể hiện nỗi buồn, sự vô vọng khi không thể níu kéo thời gian chậm lại. Câu thơ thể hiện tình cảm sâu sắc, tình yêu thương của con dành cho mẹ.
Bài tập 4: Tìm các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Tác giả sử dụng những câu hỏi đó để biểu đạt điều gì?
- Câu hỏi trong bài thơ Ông đồ(Vũ Đình Liên): Người thuê viết nay đâu?, Hồn ở đâu bây giờ?.
- Tác dụng: Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ để thể hiện nỗi day dứt, bất lực trước thời thế.
- Cảnh vật, con người vẫn như vậy nhưng thời thế thay đổi, không ai còn trọng Nho giáo, trọng chữ Nho nữa.
- Câu hỏi tu từ kết thúc bài thơ còn thể hiện niềm tiếc thương cho một tài năng không còn được trọng vọng.
VẬN DỤNG
Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ trong bài thơ “Ông đồ” (Vũ Đình Liên). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ đã học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học về các biện pháp tu từ.
- Hoàn thành các bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 7 tập 1.
- Soạn trước bài: “Tiếng gà trưa”.
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE, HẸN GẶP LẠI!
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều