Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 31: Thực hành thiết lập thư viện chương trình

Giáo án Bài 31: Thực hành thiết lập thư viện chương trình sách Tin học 11 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của KHMT 11 KNTT. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tin học 11 theo định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 31: Thực hành thiết lập thư viện chương trình

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 31: THỰC HÀNH THIẾT LẬP THƯ VIỆN CHƯƠNG TRÌNH

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Viết được chương trình vận dụng những kiến thức tích hợp liên môn để giải quyết vấn đề.
  • Thiết lập thư viện chương trình trong các tệp riêng lẻ rồi khai báo sử dụng thư viện đó từ tệp khác.
  • Tổng quát hóa các vấn đề thường gặp trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên để từ đó xây dựng thành các thư viện chương trình.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ; tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế, phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa Tin học với các môn học khác.

Năng lực riêng:

  • Viết được chương trình vận dụng những kiến thức tích hợp liên môn để giải quyết vấn đề.
  • Thiết lập thư viện chương trình trong các tệp riêng lẻ rồi khai báo sử dụng thư viện đó từ tệp khác.
  • Tổng quát hóa các vấn đề thường gặp trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên để từ đó xây dựng thành các thư viện chương trình.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK, SBT Tin học 11, vở ghi chép.
  • Tài liệu, thiết bị có liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: HS biết cách xây dựng thư viện chương trình cho các vấn đề quen thuộc trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
  3. b) Nội dung: GV tổ chức trả lời câu hỏi ở phần Mở đầu.
  4. c) Sản phẩm: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời: Hãy cho biết tác dụng của thư viện chương trình, cách thiết lập và sử dụng thư viện.

- GV yêu cầu HS tìm các vấn đề trong các môn Khoa học tự nhiên có thể khái quát thành thư viện.

- GV có thể giúp HS lấy một số ví dụ ngoài SGK: Tính tổng dãy số tự nhiên liên tiếp, diện tích tam giác khi biết chiều dài từng cạnh, quãng đường đi được sau thời gian t nếu biết vận tốc ban đầu v0 và gia tốc g, số electron tối đa trong một lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV gọi đại diện một số HS trả lời:

+ Thư viện chương trình là tập hợp các hàm được đặt trong các mô đun độc lập để dùng chung cho nhiều chương trình khác nhau. Các thư viện này có thể được dùng nhiều lần và có thể cập nhật, nâng cấp bất cứ lúc nào. Trong Python, lệnh import có chức năng đưa thư viện vào bộ nhớ để sẵn sàng sử dụng.

+ * Danh sách liên kết là cấu trúc dữ liệu bao gồm:

- Cấu trúc node mô tả các phần tử của danh sách. Mỗi node sẽ có dữ liệu khoá (key) là thông tin chính và thông tin next để kết nối sang phần tử tiếp theo của danh sách.

- Cấu trúc head là đầu của mỗi danh sách liên kết. Head luôn chỉ vào node đầu tiên của danh sách.

- Node cuối cùng của danh sách sẽ có thông tin next = None (dữ liệu rỗng).

* Có thể thiết lập các hàm tìm kiếm, bổ sung hoặc xóa thông tin trên danh sách liên kết.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét câu trả lời của HS. Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Trong Bài 30, em đã tìm hiểu ý nghĩa và cách thiết lập thư viện chương trình. Em có thể thấy xung quanh em, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên như Toán học, Vật lí và Hoá học, thường xuất hiện nhiều vấn đề hoặc nhiệm vụ tính toán mang tính tổng quát. Trong bài thực hành này, em hãy xây dựng thuật toán cho các vấn đề như vậy thành các thư viện để có thể sử dụng lại nhiều lần cũng như làm toàn bộ chương trình có cấu trúc trong sáng, rõ ràng, dễ phát triển, dễ bảo trì hơn. Chúng ta cùng vào  - Bài 31: Thực hành thiết lập thư viện chương trình.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực hiện nhiệm vụ 1

  1. a) Mục tiêu: HS biết cách định nghĩa hàm với tham số phù hợp để giải quyết một vấn đề của Toán học, đóng gói các hàm thành thư viện, rồi khai báo sử dụng thư viện trong chương trình chính.
  2. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK và thực hành nhiệm vụ được giao.
  3. c) Sản phẩm: Sản phẩm thực hành của HS.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành các nhóm từ 2 – 5 HS.

- GV chiếu nhiệm vụ 1:

Viết thư viện hinh_tron gồm hai hàm để tính chu vi và diện tích của hình tròn với tham số của hàm số là bán kinh. Trong thư viện này, hãy sử dụng hằng số math.pi là giá trị của số Pị được định nghĩa ở thư viện math. Sau đó, viết một tệp mã nguồn main.py để yêu cầu người dùng nhập bán kính đường tròn là một số dương rồi sử dụng thư viện trên để tính diện tích và chu vi hình tròn.

- GV yêu cầu mỗi nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, ví dụ một số nhiệm vụ:

+ Viết hàm tính chu vi với tham số bán kính.

+ Viết hàm tính diện tích với tham số bán kính.

+ Đưa các hàm vào một tệp Python để đóng gói thành thư viện.

+ Viết chương trình chính sử dụng thư viện vừa định nghĩa.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Mỗi HS trong nhóm chịu trách nhiệm thực hiện một nhiệm vụ nhỏ, các HS khác góp ý rồi sau đó ghép thành thư viện và chương trình.

- GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS báo cáo sản kết quả thực hành.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV phân tích mã nguồn theo SGK, sửa lỗi và hỗ trợ HS chạy chương trình.

Nhiệm vụ 1.

hinh_tron.py

1 import math #Khai báo sử dụng thư viện math từ thư viện chuẩn của python

2 def tinhChuVi(r):

3     return 2*math.pi*r

4 def tinhDientich(r):

5     return math.pi*r*r

main.py

1 import hinh_tron #Khai báo sử dụng thư viện hinh_tron vừa định nghĩa

2 r = float(input("Nhập bán kính hình tròn: "))

3 p = hinh_tron.tinhChuVi(r)

4 print("Chu vi hình tròn là", p)

5 s = hinh_tron.tinhDienTich(r)

6 print("Diện tích hình tròn là", s)

 

Hoạt động 2: Thực hiện nhiệm vụ 2

  1. a) Mục tiêu: HS biết cách định nghĩa hàm với tham số phù hợp để giải quyết một vấn đề của Vật lí, đóng gói các hàm thành thư viện, rồi khai báo sử dụng thư viện trong chương trình chính.
  2. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK và thực hành nhiệm vụ được giao.
  3. c) Sản phẩm: Sản phẩm thực hành của HS.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân

- GV chiếu nhiệm vụ 2:

Tạo thư viện cong_thuc_ly gồm hai hàm machSongSong(dsDienTro) và machNoiTiep(dsDienTro) để tính điện trở tương đương của mạch song song và nối tiếp gồm các điện trở được cho giá trị tính theo Ω trong mảng dsDienTro. Hãy viết chương trình trong tệp main.py sử dụng hai hàm vừa định nghĩa để tính điện trở tương đương của mạch gồm các điện trở với giá trị 3, 6 và 8 Ω.

- GV hướng dẫn phân chia nhiệm vụ thành các công việc nhỏ:

+ Viết hàm tính điện trở tương đương của mạch có các điện trở mắc song song.

+ Viết hàm tính điện trở mạch tương đương của mạch có các điện trở mắc nối tiếp, cùng tệp với hàm tính điện trở tương đương của mạch có các điện trở mắc song song.

+ Viết chương trình chính sử dụng và kiểm thử thư viện vừa viết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS báo cáo sản kết quả thực hành.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV phân tích mã nguồn theo SGK, sửa lỗi và hỗ trợ HS chạy chương trình.

Nhiệm vụ 2.

cong_thuc_ly.py

1 def machSongSong(dsDienTro):

2   for r in dsDienTro:

3     if r <= 0

4       print("Dữ liệu không hợp lệ, tồn tại một điện trở <=0")

5        return -1

6   return sum(dsDienTro)

7

8 def machNoiTiep(dsDienTro):

9   tongNghichDao = 0

10  for r in dsDienTro:

11     if r <= 0:

12         print("Dữ liệu không hợp lệ, tồn tại một điện trở <= 0")

13           return -1

14   tongNghichDao = tongNghichDao + 1/r

15   return round(1/tongNghichDao,2)

main.py

1 from cong_thuc_ly import *

2

3 dsDienTro = [3, 6, 8]

4 print("Điện trở tương đương của mạch nối tiếp:", machSongSong(dsDienTro))

5 print("Điện trở tương đương của mạch song song", machNoiTiep(dsDienTro))

Hoạt động 3: Thực hiện nhiệm vụ 3

  1. a) Mục tiêu: HS biết cách định nghĩa hàm với tham số phù hợp để giải quyết một vấn đề của hóa học, đóng gói các hàm thành thư viện, rồi khai báo sử dụng thư viện trong chương trình chính.
  2. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK và thực hành nhiệm vụ được giao.
  3. c) Sản phẩm: Sản phẩm thực hành của HS.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

Khi đặt nhận ngay và luôn

  • Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
  • Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
  • Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC MÁY TÍNH 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC MÁY TÍNH 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 16: Công việc quản trị cơ sở dữ liệu

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC MÁY TÍNH 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. THỰC HÀNH THIẾT KẾ THUẬT TOÁN THEO KĨ THUẬT ĐỆ QUY

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. THỰC HÀNH THIẾT KẾ THUẬT TOÁN THEO KĨ THUẬT CHIA ĐỂ TRỊ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. THỰC HÀNH THIẾT KẾ THUẬT TOÁN THEO KĨ THUẬT DUYỆT

Chat hỗ trợ
Chat ngay