Giáo án HĐTN 11 kết nối Chủ đề 1: Xây dựng và phát triển nhà trường - Tuần 1

Giáo án Chủ đề 1: Xây dựng và phát triển nhà trường - Tuần 1 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTNHN 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 11 kết nối Chủ đề 1: Xây dựng và phát triển nhà trường - Tuần 1

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

(9 TIẾT)

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

  • Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
  • Làm chủ và kiểm soát được các mối quan hệ với bạn bè ở trường cũng như qua mạng xã hội.
  • Hợp tác được với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
  • Đánh giá được hiệu quả của hoạt động phát huy truyền thống của nhà trường.
  • Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
  • Góp phần phát triển năng lực chung như năng lực hợp tác, giao tiếp; năng lực đặc thù như năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch, năng lực thích ứng,…
  • Góp phần giáo dục phẩm chất nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.

 

TUẦN 1: SHDC – KHAI GIẢNG NĂM HỌC VÀ THAM GIA DIỄN ĐÀN “ẢNH HƯỞNG CỦA QUAN HỆ THẦY – CÔ VÀ BẠN BÈ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁ NHÂN”

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Trình bày được tác động của mối quan hệ thầy – trò và bạn bè đến sự phát triển của mỗi HS.
  • HS có ý thức xây dựng và phát triển các mối quan hệ thầy – trò và bạn bè tốt đẹp.
  • Góp phần phát triển năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và năng lực thích ứng.
  • Góp phần giáo dục phẩm chất nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV
  • Xây dựng chương trình khai giảng năm học mới.
  • Phối hợp với lớp trực tuần xây dựng kịch bản chương trình tổ chức diễn đàn “Ảnh hưởng của quan hệ thầy - trò và bạn bè đến sự phát triển của cá nhân”.
  • Trang trí phông diễn đàn, bục – nơi đứng cho người diễn thuyết/tham luận.
  • Phân công các lớp chuẩn bị các tham luận xoay quanh chủ đề. Ví dụ:

+ Vai trò của mối quan hệ thầy trò đối với sự phát triển của HS.

+ Vai trò của mối quan hệ bạn bè đối với sự phát triển của HS.

+ Làm thế nào để xây dựng và phát triển mối quan hệ thầy - trò một cách tốt đẹp?

+ Làm thế nào để xây dựng và phát triển mối quan hệ bạn bè một cách tốt đẹp?

  • Phân công các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ thể hiện xen kẽ trong diễn đàn.
  • Chuẩn bị phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn đệm cho các tiết mục văn nghệ.
  1. Đối với HS
  • Chuẩn bị ý kiến tham gia diễn đàn.
  • Chuẩn bị tham luận theo sự phân công.
  • Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ tham gia thể hiện

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, khai giảng năm học mới

Hoạt động 2. Diễn đàn “Ảnh hưởng của quan hệ thấy – trò và bạn bè đến sự phát triển … của cá nhân

  1. Mục tiêu: HS nhận thức được vai trò của các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè đối với mỗi người. Từ đó, các em có ý thức xây dựng và phát triển các mối quan hệ này.
  2. Nội dung - Tổ chức thực hiện

- Người dẫn chương trình (NDCT) giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của diễn đàn.

- NDCT giới thiệu lần lượt đại diện các lớp tham luận về nội dung được phân công.

- Yêu cầu những HS khác lắng nghe và phát biểu ý kiến về chủ đề của diễn đàn hoặc đặt câu hỏi cho các tác giả của các tham luận.

- NDCT giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ biểu diễn xen kẽ các tham luận, các ý kiến phát biểu để không khí của buổi diễn đàn thêm hấp dẫn.

- Bí thư Đoàn trường chốt lại những điểm quan trọng trong các tham luận và ý kiến trao đổi.

ĐÁNH GIÁ

- HS các lớp chia sẻ thu hoạch và cảm xúc về diễn đàn.

- HS tự liên hệ về mối quan hệ thầy – trò, bạn bè của bản thân và các biện pháp khắc phục những tồn tại.

 

TUẦN 1: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 1, 2 CHỦ ĐỀ 1

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • Nhận biết được cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
  • Biết cách làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường, qua mạng xã hội.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
  • Làm chủ và kiểm soát được các mối quan hệ với bạn bè ở trường cũng như qua mạng xã hội.
  1. Phẩm chất
  • Tự tin, trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Video, bài hát hoặc trò chơi đơn giản phù hợp với nội dung chủ đề.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Tài liệu liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS có tâm thế, hứng thú trước khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video, bài hát,…phù hợp với nội dung của chủ đề để tạo tâm thế cho các em trước khi bước vào hoạt động.
  4. Sản phẩm: HS xem video, bài hát và có những cảm nhận, hiểu biết ban đầu về chủ đề bài học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS nghe bài hát:

https://www.youtube.com/watch?v=CTKuI-N8hGE

- GV đặt câu hỏi: Trong bài hát, hình ảnh nào được nhắc đến nhiều nhất?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe giai điệu, lời ca của bài hát và trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Trong bài hát, hình ảnh hàng cây xanh thắm ở trường học được lặp lại nhiều lần. Hình ảnh đó tượng trưng cho tình cảm mà nhân vật dành cho ngôi trường thân yêu của mình.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề 1 – Tuần 1 – Hoạt động Khám phá, kết nối (Hoạt động 1, 2).

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy, cô, bạn bè

  1. Mục tiêu: HS chia sẻ được những kinh nghiệm phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè, trên cơ sở đó xác định được cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu những kinh nghiệm phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè, trên cơ sở đó xác định được cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
  3. Sản phẩm:

- HS kể được những lời nói, hành động giúp các em phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.

- HS nêu được cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ với lớp về những nội dung sau:

+ Cách em đã làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.

+ Kết quả cụ thể của những cách làm đó.

- GV lưu ý HS không đưa ra ý kiến trùng lặp với những người đã phát biểu trước.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ với lớp về cách phát triển mối quan hệ với thầy cô, bạn bè.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS chia sẻ về cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ điều em rút ra được

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV cùng HS chốt lại những kinh nghiệm phù hợp mà HS đã chia sẻ để kết nối với kinh nghiệm mới.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy, cô, bạn bè

a. Chia sẻ về cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè

- Cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô:

+ Gần gũi, cởi mở trò chuyện, học hỏi thầy cô.

+ Luôn thể hiện sự kính trọng, lễ phép với thầy cô.

+ Luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ được thấy cô, lớp, trường

+ Tin tưởng vào những yêu cầu của thầy cô đối với mình chính là thể hiện sự tôn trọng giao phó và muốn mọi điều tốt đẹp cho mình.

+ Chủ động giúp đỡ thấy có trong những tình huống cần thiết.

- Cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè:

+ Gần gũi, cởi mở trò chuyện, khiêm tốn học hỏi bạn bè.

+ Lôi cuốn bạn cùng tham gia các hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

+ Cùng hợp tác thực hiện các nhiệm vụ chung.

+ Chân thành chia sẻ với bạn những điều cần thiết giúp ích cho bạn.

+ Thu hút, lôi cuốn bạn cùng tự hoàn thiện.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận về cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào những gợi ý trong SGK kết hợp với những kinh nghiệm phù hợp mà HS vừa chia sẻ tiếp tục thảo luận (có thể theo nhóm hoặc chung toàn lớp) xác định bổ sung về cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS những kinh nghiệm phù hợp mà HS vừa chia sẻ tiếp tục thảo luận

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận (nếu thảo luận theo nhóm). GV lưu ý các nhóm sau chỉ bổ sung ý kiến khác với các nhóm đã trình bày trước.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV lôi cuốn HS tham gia phân tích, tổng hợp bổ sung cách phát triển mối quan hệ tốt. đẹp với thầy cô, bạn bè và chốt lại.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Thảo luận về cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè

HS cần thường xuyên giữ gìn, chủ động thực hiện các cách kiểm soát, làm chủ mối quan hệ với thầy cô, bạn bè để tạo nên một môi trường học đường lành mạnh, phát triển.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường, qua mạng xã hội

  1. Mục tiêu: HS chia sẻ được về cách em đã làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường, qua mạng xã hội, trên cơ sở đó xác định được cách làm chủ và kiểm soát được các mối quan hệ này
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu cách em đã làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường, qua mạng xã hội, trên cơ sở đó xác định được cách làm chủ và kiểm soát được các mối quan hệ này
  3. Sản phẩm:

- HS kể được những việc làm, hành động thể hiện sự làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường, qua mạng xã hội.

- HS xác định được những cách có thể làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường, qua mạng xã hội

  1. Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: CÁC NHÓM NGHỀ CƠ BẢN VÀ YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9: RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC PHÙ HỢP VỚI NHÓM NGHỀ LỰA CHỌN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: CÁC NHÓM NGHỀ CƠ BẢN VÀ YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC PHÙ HỢP VỚI NHÓM NGHỀ LỰA CHỌN

Chat hỗ trợ
Chat ngay