Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 11 bộ sách "kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Đây là mẫu giáo án mới nhất. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức

Bản xem trước: Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN (12 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
  • Nhận diện được nét riêng và thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.
  • Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh bản thân và biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
  • Nhận diện được hứng thú, sở trường của bản thân và có kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
  • Phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động, năng lực hướng nghiệp và các phẩm chất tự tin, trách nhiệm.

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • Nhận diện được nét riêng và thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.
  • Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
  • Nhận diện được hứng thú, sở trường của bản thân và có kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
  • Phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực hướng nghiệp và các phẩm chất: tự tin, trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Khám phá đặc điểm riêng của bản thân.
  • Tìm hiểu về cách thể hiện sự tự tin đối với những đặc điểm riêng của bản thân.
  • Tìm hiểu cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
  • Thiết kế và trình bày sản phẩm giới thiệu đặc điểm riêng của bản thân.
  • Xây dựng kế hoạch điều chỉnh bản thân.
  • Xây dựng kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
  • Thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân trong thực tiễn cuộc sống.
  • Thực hiện kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi và kế hoạch phát triển sở trường hướng tới nghề nghiệp tương lai.
  1. Phẩm chất
  • Tự tin, trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Hoạt động trải nghiệm 11.
  • Ví dụ minh họa về các đặc điểm riêng từng mặt của cá nhân.
  • Ví dụ minh họa về phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp tương lai.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm 11.
  • Giấy, bút, vật liệu để làm sản phẩm giới thiệu đặc điểm riêng của bản thân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS có tâm thế, hứng thú trước khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video, bài hát,…phù hợp với nội dung của chủ đề để tạo tâm thế cho các em trước khi bước vào hoạt động.
  4. Sản phẩm: HS xem video, bài hát và có những cảm nhận, hiểu biết ban đầu về chủ đề bài học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS lắng nghe và hát theo giai điệu bài hát Tự tin là chính tôi

https://zingmp3.vn/bai-hat/Tu-Tin-La-Chinh-Toi-Phuong-Uyen/IW6CCUOW.html

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, điểm mạnh nào của nhân vật đã được nhạc sĩ nhắc đến trong bài hát?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe giai điệu, lời ca của bài hát và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 -2 HS trả lời câu hỏi:

Điểm mạnh của nhân vật đã được nhạc sĩ nhắc đến trong bài hát: nhân vật tự tin là chính mình, tôn trọng và theo đuổi sự khác biệt của bản thân, khẳng định cá tính và sự tự tin của mình.

 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để đạt được thành công trong học tập, cuộc sống cũng nhưng tương lai, các em cần nắm rõ được điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân. Từ đó, có kế hoạch phát triển những điểm mạnh của bản thân theo hướng tích cực và khắc phục những điểm hạn chế. Vậy làm cách nào để chúng ta nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống, cũng như rèn luyện được kĩ năng lập và thực hiện kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế để tự hoàn thiện bản thân? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu và giải đáp trong Chủ đề 2 – Khám phá bản thân.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

(KHÁM PHÁ – KẾT NỐI)

Hoạt động 1: Khám phá đặc điểm riêng của bản thân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được mỗi người đều có những đặc điểm riêng, không ai giống nhau hoàn thành.
  2. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhà báo đi tìm người nổi tiếng.

- GV hướng dẫn HS xác định đặc điểm riêng của bản thân theo các nội dung gợi ý của SHS.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số đặc điểm riêng của bản thân và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi “Nhà báo đi tìm người nổi tiếng”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà báo đi tìm người nổi tiếng”.

- GV phổ biến luật chơi:

+ Một bạn trong lớp xung phong đóng vai là “nhà báo” đến địa phương tìm người nổi tiếng để phỏng vấn.

+ Trong khi “nhà báo” đi ra ngoài, cả lớp bí mật

chọn một người là “người nổi tiếng” và cùng nhau quan sát xem người đó có những đặc điểm gì nổi bật.

+ “Nhà báo” được quyền đặt ra 3 - 5 câu hỏi đóng với những “người dân trong cộng đồng” về đặc điểm của người nổi tiếng. Sau khi nhận được các câu trả lời, “nhà báo” phải chỉ ra người nổi tiếng là ai.

- Sau khi chơi trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em rút ra điều gì sau khi chơi trò chơi này?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của GV.

- Sau khi chơi trò chơi, HS trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời tất cả HS cùng tham gia trò chơi.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ điều em rút ra được sau khi trò chơi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Xác định đặc điểm riêng của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Xác định đặc điểm riêng của bản thân.

+ Về hứng thú, sở thích, thói quen.

+ Về sức khỏe.

+ Về năng lực, sở trường.

+ Về phẩm chất.

+ Về kĩ năng sống.

+ ......

- GV yêu cầu HS suy ngẫm và phân biệt:

+ Điểm mạnh, điểm yếu trong những đặc điểm riêng của em.

+ Những hứng thú, sở trường của em liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Gợi ý:

●       Hứng thú được đi nhiều nơi liên quan đến các nghề: hướng dẫn viên du lịch, phi công, tiếp viên hàng không...

●       Sở trường vẽ liên quan đến các nghè: hoạ sĩ, kiến trúc sư, thiết kế thời trang....

=> GV hướng dẫn HS:

+ Đánh dấu (+) vào những điểm mạnh.

+ Đánh dấu (-) vào những điểm yếu.

+ Đánh dấu (*) vào những hứng thú, sở trường có liên quan đến nghề nghiệp tương lai.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự xác định đặc điểm riêng của bản thân theo sự hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 – 4 chia sẻ trước lớp một số đặc điểm riêng của bản thân.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khám phá đặc điểm riêng của bản thân

1.1. Chơi trò chơi “Nhà báo đi tìm người nổi tiếng”

Mỗi người đều có những đặc điểm riêng, làm nên bản sắc cá nhân của người đó. Không ai giống ai hoàn toàn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2. Xác định đặc điểm riêng của bản thân

- Ai cũng có những điểm mạnh, điểm hạn chế trong những điểm riêng của bản thân.

- Xác định những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là việc làm cần thiết để mỗi chúng ta tự hoàn thiện trên cơ sở phát huy điểm mạnh và từng bước khắc phục điểm hạn chế của bản thân.

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách thể hiện sự tự tin đối với những đặc điểm riêng của bản thân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia sẻ về những đặc điểm riêng của em với các bạn trong nhóm và trước lớp.
  3. Sản phẩm: Kết quả thảo luận của HS về cách thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV yêu cầu từng thành viên trong nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau: Chia sẻ với bạn về đặc điểm riêng của bản thân.

- GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp về đặc điểm riêng của bản thân.

- GV nêu câu hỏi phỏng vấn HS: Nêu cảm xúc của em khi chia sẻ về những đặc điểm riêng của mình đối với người khác.

- GV tổ chức thảo luận chung cả lớp về cách thể hiện sự tự tin đối với những đặc điểm riêng của bản thân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận chia sẻ trong nhóm về đặc điểm riêng của bản thân.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp đặc điểm riêng của bản thân.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp cảm xúc của em khi chia sẻ về những đặc điểm riêng của mình đối với người khác.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về cách thể hiện sự tự tin đối với những đặc điểm riêng của bản thân

- Chúng ta cần tự tin vào những đặc điểm riêng của bản thân.

- Có nhiều cách để thể hiện sự tin của bản thân:

+ Chủ động giới thiệu về đặc điểm riêng của mình.

+ Xung phong nhận nhiệm vụ phù hợp với khả năng của bản thân.

+ Chủ động tham gia các câu lạc bộ, những hoạt động mà mình yêu thích.

+ Mạnh dạn thể hiện những khả năng, sở trường của mình trong các hoạt động, các sự kiện chung.

+….

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm về các nội dung sau:

- Những thay đổi trong cuộc sống mà mỗi người có thể phải đối mặt.

- Những yêu cầu về phẩm chất, năng lực, kĩ năng sống, tính cách,…. con người cần có để thích ứng với sự thay đổi.

- Cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

  1. Sản phẩm: HS trình bày cách điều chỉnh bản thân để thích ứng được với sự thay đổi và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm và thực hiện đồng loạt các nhiệm vụ sau:

+ Nhiệm vụ 1: Thảo luận về những thay đổi mà mỗi người có thể gặp phải trong cuộc sống.

+ Nhiệm vụ 2: Xác định những yêu cầu (về phẩm chất, năng lực, kĩ năng sống, tính cách,...) để thích ứng với sự thay đổi.

+ Nhiệm vụ 3: So sánh, đối chiếu những đặc điểm riêng của bản thân với các yêu cầu trên để tìm ra những điểm mình cần điều chỉnh nhằm thích ứng với sự thay đổi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm để thực hiện 3 nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận về các nội dung sau:

+ Những thay đổi mà mỗi người có thể gặp phải trong cuộc sống.

+ Những yêu cầu để thích ứng với sự thay đổi.

+ Cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

- Trong cuộc sống, có nhiều sự thay đổi mà con người có thể phải đối mặt như:

+ Thay đổi về điều kiện sống, môi trường sống, môi trường học tập, làm việc.

+ Thay đổi về đời sống gia đình, các mối quan hệ gia đình.

+ Thay đổi về các mối quan hệ xã hội;

+ ...

- Để thích ứng được với những thay đổi trong trong cuộc sống, con người cần có các yêu cầu như:

+ Các phẩm chất: tự tin, tự lập, nghị lực, vượt khó, có trách nhiệm,...

+ Các năng lực và kĩ năng sống: kiên định, ra quyết định và giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu, lập kế hoạch, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ tích cực, giao tiếp hiệu quả, tìm kiếm sự giúp đỡ, tư duy phản biện và sáng tạo, tìm kiếm và xử lí thông tin,...

+ Tính cách: cởi mở, hoà đồng,...

- Cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi:

+ Xác định những điểm bản thân cần điều chỉnh để thích ứng được với sự thay đổi bằng cách so sánh đối chiếu đặc điểm của

bản thân với những yêu cầu trên.

+ Lập kế hoạch để điều chỉnh những điểm đó.

+ Kiên trì rèn luyện theo kế hoạch đã lập.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (RÈN LUYỆN)

Hoạt động 4: Thiết kế và trình bày sản phẩm giới thiệu đặc điểm riêng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thiết kế và tự tin trình bày được một sản phẩm giới thiệu đặc điểm riêng của bản thân với các bạn.
  2. Nội dung: GV nêu yêu cầu thiết kế sản phẩm đặc điểm riêng của bản thân và gợi ý cho HS thực hiện.
  3. Sản phẩm: Sản phẩm giới thiệu đặc điểm riêng của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Lựa chọn và thiết kế một sản phẩm thể hiện những đặc điểm riêng của bản thân.

- GV gợi ý cho HS một số hình thức sản phẩm: tranh biếm họa, thơ, bài hát, đọc rap, tấu hài, video,…

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, thiết kế sản phẩm thể hiện đặc điểm riêng của bản thân.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

 - GV mời đại diện một số HS có sản phẩm đã hoàn thiện giới thiệu, chia sẻ trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tổ chức cho HS bình chọn sản phẩm ấn tượng nhất.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Hoạt động 5: Xây dựng kế hoạch điều chỉnh bản thân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xây dựng được kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS lập kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi theo mẫu gợi ý trong SHS.
  3. Sản phẩm: Bản kế hoạch điều chỉnh bản thân của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi theo các nội dung:

+ Những điều bản thân cần điều chỉnh.

+ Biện pháp thực hiện.

+ Thời gian thực hiện.

+ Người hỗ trợ.

- GV hướng dẫn HS lập kế hoạch và chia sẻ nhóm đôi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lập kế hoạch và chia sẻ nhóm đôi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ kế hoạch điều chỉnh bản thân trước lớp.

- GV yêu cầu cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm chung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và lấy ví dụ minh họa.

Những điều bản thân

cần điều chỉnh

 

Biện pháp thực hiện

Thời gian thực hiện

Người hỗ trợ

1. Hay lo lắng, hồi hộp khi đến những nơi lạ, tiếp xúc với người lạ.

- Hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh.

- Suy nghĩ tích cực để tự trấn an bản thân

 

 

2. Dễ nổi nóng, cáu giận với người xung quanh hay những điều bản thân cảm thấy không hài lòng.

- Hít thở sâu trong 10 giây.

- Mở lòng, chia sẻ với người thân, bạn bè.

- Quên tức giận bằng việc đi tìm niềm vui.

- Hạ “cái tôi” của bản thân.

- Đọc sách, nghe nhạc,…

 

 

- GV lưu ý HS một số điểm chưa phù hợp của các em khi lập kế hoạch.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Hoạt động 6: Xây dựng kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lập được kế hoạch để phát triển các sở trưởng của bản thân liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS lập kế hoạch phát triển sở trường theo định hướng nghề nghiệp.
  3. Sản phẩm: Bản kế hoạch phát triển sở trường của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hướng dẫn HS:

+ Xác định hứng thú, sở trường của bản thân.

+ Xác định hứng thú, sở trường của bản thân liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

- GV tiếp tục giao nhiệm vụ cho HS: Xây dựng kế hoạch phát triển sở trường có liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Ví dụ:

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SỞ TRƯỜNG

HƯỚNG TỚI NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI

Họ và tên: Nguyễn Thùy Dung

Định hướng nghề nghiệp tương lai: Họa sĩ, diễn giả.

Sở trường cần phát huy

Những việc cần làm

để phát huy sở trường

Thời gian thực hiện

Kết quả mong muốn

Vẽ tranh

- Tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Mĩ thuật của trường.

- Tham gia vẽ báo tường của lớp.

- Vẽ tranh trang trí góc riêng của em ở gia đình

- Chiều thứ năm hằng tuần.

- Dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

- Những lúc rảnh rỗi.

 

Khả năng vẽ tranh của bản thân được nâng cao.

Thuyết trình

- Tích cực phát biểu ý kiến trong các giờ học.

- Tham gia diễn đàn học sinh, thi thuyết trình, thi tuyên truyền viên trẻ tuổi,…do lớp, trường tổ chức.

- Hằng ngày.

- Những dịp nhà trường, lớp tổ chức hoạt động này.

Khả năng thuyết trình của bản thân sẽ được nâng cao cả về nội dung và cách trình bày.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS chia sẻ kế hoạch trong nhóm

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kế hoạch của mình trước lớp.

- GV yêu cầu HS thảo luận rút kinh nghiệm chung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kế hoạch phát triển sở trường của HS.

- GV nêu một số ví dụ cụ thể để minh họa cho HS:

+ Cách phát triển sở trường giao tiếp tiếng Anh: Tham gia Câu lạc bộ tiếng Anh của trường; tăng cường xem các chương trình ti vi, phim, video bằng tiếng Anh; mạnh dạn giao tiếp với khách du lịch nước ngoài bằng tiếng Anh khi có điều kiện:...

+ Cách phát triển sở trường đá bóng: Tham gia Câu lạc bộ bóng đá của trường; tham gia tập và thi đấu bóng đá giao hữu với các bạn vào những dịp cuối tuần; xem các trận bóng đá chuyên nghiệp để học hỏi;...

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 7: Thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân trong thực tiễn cuộc sống

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện được sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân trong thực tiễn cuộc sống.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân trong thực tiễn cuộc sống.
  3. Sản phẩm: Báo cáo kết quả thực hiện của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Thực hiện những hành vi, việc làm phù hợp để thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.

+ Ghi lại và chia sẻ với thầy cô, các bạn về kết quả, cảm xúc, những bài học kinh nghiệm của em.

- GV hướng dẫn HS cách ghi lại kết quả, cảm xúc của bản thân và khó khăn khi thực hiện (nếu có).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện và ghi lại kết quả thực hiện trong thực tiễn cuộc sống; chuẩn bị báo cáo kết quả ban đầu vào tiết sinh hoạt lớp.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo kết quả vào tiết sinh hoạt lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 8: Thực hiện kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi và kế hoạch phát triển sở trường hướng tới nghề nghiệp tương lai

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi và kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện trong thực tiễn hai bản kế hoạch đã xây dựng: kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi và kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
  3. Sản phẩm: Kết quả đạt được của HS sau mỗi khoảng thời gian.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện trong thực tiễn hai bản kế hoạch đã xây dựng: Kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi và kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.

- GV hướng dẫn HS cách ghi lại kết quả, cảm xúc của bản thân và khó khăn khi thực hiện, nếu có.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện kế hoạch và ghi lại kết quả thực hiện trong thực tiễn cuộc sống; chuẩn

bị báo cáo kết quả ban đầu vào tiết sinh hoạt lớp.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS thực hiện trong thực tiễn hai bản kế hoạch đã xây dựng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức:

+ Nhận diện nét riêng và thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.

+ Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

+ Nhận diện đhứng thú, sở trường của bản thân và có kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

- Làm bài tập trong Sách bài tập Hoạt động trải nghiệm 11.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân.

 

 

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ

 

  • Xác định được những đặc điểm riêng của bản thân.
  • Tự tin khi chia sẻ với bạn về đặc điểm riêng của bản thân.
  • Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đề thích ứng với sự thay đã.
  • Lập và thực hiện được kế hoạch điều chỉnh bản thân đẻ thích ứng với sự thay đổi.
  • Lập và thực hiện được kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
  • Mức độ em đạt được: Đạt/Chưa đạt

 

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Từ khóa: Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức, giáo án word hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 sách kết nối, tải giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 KNTT, GA hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối 2023

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay