Giáo án HĐTN 11 kết nối Chủ đề 8: Các nhóm nghề cơ bản và yêu cầu của thị trường lao động - Tuần 4

Giáo án Chủ đề 8: Các nhóm nghề cơ bản và yêu cầu của thị trường lao động - Tuần 4 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTNHN 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 11 kết nối Chủ đề 8: Các nhóm nghề cơ bản và yêu cầu của thị trường lao động - Tuần 4

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức đủ cả năm

 

TUẦN 4: SHDC – NGÀY HỘI TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Hiểu biết về sự phát triển của các ngành nghề trong thời hiện đại và thị trường lao động qua thông tin nghề nghiệp được trưng bày.
  • Tích cực học tập, bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cần thiết chuẩn bị hành trang cho nghề nghiệp mai sau.
  • Rèn kĩ năng tự học, giao tiếp, làm việc nhóm, tự tin; thiết kế tổ chức hoạt động; hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV
  • Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động.
  • Trang trí phòng, pano.... khu vực hội trường, sân khấu.
  • Phân công HS là NDCT lớp trực tuần viết để dẫn hoạt động.
  • Bí thư Đoàn trưởng cùng Ban chấp hành xây dựng kịch bản hoạt động.
  • Phản công mỗi lớp chuẩn bị trưng bày, giới thiệu một nhóm ngành, nghề. Nội dung trưng bày gồm:

+ Mỗi nhóm ngành, nghề đều phải có các thông tin: lên nghề, phương tiện làm việc, sản phẩm, sự phát triển của ngành, nghề qua các năm gần đây, xu hướng phát triển, thị trường lao động. yêu cầu nhân sự, số lượng tuyển dụng, chế độ đãi ngộ,

+ Sách, báo, tranh, ảnh, pano, áp phích, phương tiện, công cụ, sản phẩm, quảng cáo sản phẩm.... Trưng bày tại hội trường trước một ngày diễn ra hoạt động.

+ Trang phục bảo hộ lao động.

  • Đại biểu mới gồm có: Đại diện tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp; Đại diện Hội cha mẹ HS; Đại diện các cơ quan truyền thông.
  • Mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp để trả lời, giải đáp các vấn để HS cần hỏi.
  • GV Âm nhạc tập hợp các bản nhạc từ các lớp, điều khiển nhạc khi HS biểu diễn.
  • Tập dượt, ghép nhạc các màn biểu diễn “An toàn trong lao động”.
  • Thành lập BGK và nêu tiêu chí chấm trưng bày, giới thiệu các nhóm ngành nghề, biểu diễn dân vũ “An toàn trong lao động”.
  • Phần thưởng hoặc quà lưu niệm cho các lớp tham gia giới thiệu về các nhóm ngành nghề.
  • Tư vấn lớp trực tuần viết kịch bản hoạt động, dẫn chương trình.
  • Góc tư vấn nghề nghiệp: Bàn, ghế dành cho chuyên gia tư vấn (Hoạt động 2).
  1. Đối với HS
  • Sưu tầm tư liệu, tranh, ảnh, sản phẩm, dụng cụ về ngành nghề trưng bày.
  • Thiết kế góc trưng bày.
  • Tập thuyết trình về góc trưng bày.
  • Chuẩn bị tiết mục dân vũ, flashmob hoặc múa tập thể với chủ đề “An toàn lao động” (khoảng từ 7 – 10 HS). Nội dung thể hiện: các điệu nhảy, múa minh họa các hoạt động nghề nghiệp; trang phục bảo hộ lao động theo nhóm nghề lớp trưng bày; tự chọn nhạc.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Biểu diễn dân vũ “An toàn trong lao động”

  1. Mục tiêu: HS được hiểu biết thêm về trang phục, dụng cụ, sản phẩm một số nghề, được trải nghiệm sáng tạo về ngành nghề mình yêu thích; rèn kỉ năng hợp tác làm việc nhóm, tự tin, mạnh dạn khi biểu diễn.
  2. b) Nội dung – Tổ chức thực hiện

- Lớp trực tuần báo cáo đề dẫn; tuyên bố lí do; giới thiệu đại biểu; mục đích, nội dung hoạt động.

- Bí thư Đoàn trường tuyên bố khai mạc.

- NDCT giới thiệu lần lượt các tiết mục biểu diễn theo thứ tự bốc thăm. Các tiết mục biểu diễn theo nhạc tự chọn, trang phục bảo hộ lao động, dụng cụ phụ họa theo ngành nghề lớp trưng bày.

- BGK chấm điểm, hội ý xếp loại các tiết mục; NDCT mời HS toàn trường chia sẻ ý kiến theo các câu hỏi:

+ Có những nghề nào được minh họa trong các tiết mục biểu diễn trên?

+ Bạn ấn tượng với màn biểu diễn nào nhất? Vì sao?

- BGK nhận xét, kết luận, công bố kết quả các tiết mục.

Hoạt động 3. Giao lưu, tham quan, tìm hiểu góc trưng bày giới thiệu các nhóm ngành, nghề có xu hướng phát triển, tư vấn nghề nghiệp

  1. a) Mục tiêu

- HS được hiểu sâu hơn về các nhóm ngành, nghề có xu hướng phát triển.

- Được tư vấn về nghề nghiệp mình quan tâm.

- Rèn kĩ năng giao tiếp, chủ động, tự tin.

  1. b) Nội dung – Tổ chức thực hiện

- Ban tổ chức hướng dẫn các khu vực hoạt động: Góc tư vấn nghề nghiệp, góc trưng bày giới thiệu các nhóm ngành nghề.

- Các lớp cử nhóm HS trực ở góc trưng bày, HS thuyết trình khi BGK yêu cầu, khi các bạn muốn trao đổi thông tin.

- HS cần tư vấn nghề nghiệp gặp chuyên gia tại góc tư vấn.

- Mỗi HS tự chọn góc trưng bày nghề nghiệp bản thân quan tâm để tìm hiểu thông tin, thực hành tạo sản phẩm.

- Đại diện các lớp tiếp đón, giới thiệu gian trưng bày, giải đáp một số câu hỏi các bạn còn thắc mắc.

- BGK chấm điểm góc trưng bày, tổng hợp kết quả gửi về ban tổ chức.

ĐÁNH GIÁ

- GV đánh giá chung hoạt động về:

+ Tinh thần tham gia, thái độ hợp tác; công tác chuẩn bị góc trưng bày của các lớp.

+ Công bố giải phần biểu diễn dân vũ “An toàn trong lao động”.

- GV yêu cầu HS chia sẻ:

+ Góc trưng bày của lớp nào đẹp, phong phú, khoa học nhất? Góc trưng bày nào cho em nhiều ấn tượng nhất?

+ Em quan tâm đến góc trưng bày của nhóm ngành, nghề nào?

+ Em đã được tư vấn những điều gì cho nghề nghiệp mình yêu thích?

- Công bố kết quả, xếp giải góc trưng bày.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- HS tiếp tục tham quan tại các góc trưng bày nghề nghiệp.

- Cùng người thân tham quan trải nghiệm các cơ quan, doanh nghiệp, nhà máy, công ty thuộc nhóm nghề mình quan tâm.

 

TUẦN 4: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 5, 6 CHỦ ĐỀ 8

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • - Giải thích được ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.
  • - Vận dụng được kinh nghiệp mới vào việc tìm hiểu và trao đổi thông tin về nhóm nghề và yêu cầu của thị trường lao động.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Giải thích được ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.
  • Vận dụng được kinh nghiệp mới vào việc tìm hiểu và trao đổi thông tin về nhóm nghề và yêu cầu của thị trường lao động.
  1. Phẩm chất
  • Tự tin, trách nhiệm, chăm chỉ.
  • Yêu nước, nhân ái.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Video, hình ảnh giới thiệu các nhóm nghề cơ bản và xu hướng phát triển nghề trong xã hội.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Một số mẫu tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp hiện nay.
  • Mẫu báo cáo sưu tầm về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động.
  • Tìm hiểu về thị trường lao động, xu hướng phát triển nghề.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS có tâm thế, hứng thú trước khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi, có cái nhìn khái quát trước khi vào bài học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video về vấn đề thiếu an toàn trong lao động và trả lời câu hỏi:

 https://www.youtube.com/watch?v=9fer9SZth30

- GV đặt câu hỏi:

+ Video trên nói về vấn đề gì?

+ Thiếu an toàn trong lao động đã để lại những hệ quả nghiệm trọng gì? Từ đó, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Video nói về vấn đề an toàn lao động cũng đặt ra nhiều thách thức khi thời gian gần đây có hàng loạt vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra.. Đó là hệ thống ván khuôn trượt bằng sắt bất ngờ đổ sập ở công trường Formosa, Hà Tĩnh, làm 13 người chết, 29 người bị thương; một chiếc cần cẩu bị đứt cáp rơi xuống đường làm 1 người chết ở Hà Nội; hoặc vụ sập hầm thủy điện ở Lâm Đồng làm 12 người bị mắc kẹt bên trong; vụ giàn giáo của của một công trình 12 tầng ở Lạng Sơn bị sập khiến 3 người thiệt mạng,...

+ Thiếu an toàn trong lao động gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Trường hợp nhẹ có thể gây bị thương, tổn thương nhẹ khiến người lao động bị hao hụt sức khỏe, nặng hơn là mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng của gia đình và nặng nhất là gây từ vong, khiến người lao động mất đi tính mạng.

-> Việc nâng cao ý thức của người lao động và người sử dụng lao động rất quan trọng. Đồng nghĩa rằng an toàn của người lao động phải đặt lên hàng đầu. Môi trường làm việc an toàn, văn minh sẽ là điều kiện tiên quyết trong phát triển kinh tế, xã hội.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề 8 - Tuần 4 – Hoạt động Rèn luyện (Hoạt động 5) + Hoạt động Vận dụng (Hoạt động 6).

  1. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN

Hoạt động 5: Giải thích ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động

  1. Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS xây dựng bài thuyết trình về ý nghĩa của đảm bảo an toàn và sức khỏe của người lao động theo gợi ý SGK.

- GV tổ chức cho HS trình bày phần thuyết trình.

  1. Sản phẩm: Bài thuyết trình giải thích được ý nghĩa của đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động.
  2. Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: CÁC NHÓM NGHỀ CƠ BẢN VÀ YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9: RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC PHÙ HỢP VỚI NHÓM NGHỀ LỰA CHỌN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: CÁC NHÓM NGHỀ CƠ BẢN VÀ YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC PHÙ HỢP VỚI NHÓM NGHỀ LỰA CHỌN

Chat hỗ trợ
Chat ngay