Giáo án HĐTN 11 kết nối Chủ đề 10: xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn - Tuần 2

Giáo án Chủ đề 10: xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn - Tuần 2 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTNHN 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 11 kết nối Chủ đề 10: xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn - Tuần 2

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức đủ cả năm

TUẦN 2: SHDC – THAM VẤN NGHỀ NGHIỆP

I. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

-       Hiểu rõ hơn về bản thân, xác định được ngành, nghề phù hợp.

-       Xây dựng được lộ trình học tập, khơi dậy ước mơ, có động lực phấn đấu để đạt mục tiêu đề ra.

-       Rèn kĩ năng tự tin trong giao tiếp; phẩm chất trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV

-       Cử GV phụ trách hoạt động hướng nghiệp nhà trường tham vấn cho HS.

-       Mời các chuyên gia tham vấn tâm lí, hướng nghiệp khác.

-       Mời đại diện Hội cha mẹ HS tham dự.

-       Chia sân trường thành nhiều khu vực khác nhau, mỗi khu vực có bàn ghế,... phục vụ tham vấn. Có thể chọn các phòng khác nhau, dán nhãn chỉ dẫn để HS dễ tìm.

-       Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động.

-       Hướng dẫn lớp trực tuấn viết để dẫn và lên kịch bản hoạt động.

2. Đối với HS

-       Tự xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, có năng lực, kĩ năng gì? Tình trạng sức khoẻ ra sao?... Ước mơ trong tương lai muốn học trường nào? Làm nghề gì?

-       Xác định các vấn đề cần tham vấn, viết vào giấy để ghi nhớ.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Hoạt động: Tham vấn nghề nghiệp

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có khả năng:

- HS chủ động, tự tin chia sẻ thế mạnh, khả năng, kĩ năng/những điểm yếu của bản thân để được chuyên gia tham vấn giải thích, tư vấn chọn cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chọn nghề phù hợp trong tương lai.

- Hiểu được bản thân phù hợp với ngành nghề nào.

b. Nội dung - Tổ chức thực hiện

- Lớp trực tuần báo cáo đề dẫn hoạt động.

- NDCT giới thiệu các chuyên gia tham vấn, các thầy cô giáo, đại diện Hội Cha mẹ HS trường.

- NDCT giới thiệu các khu vực tham vấn và chuyên gia; hướng dẫn HS tự do lựa chọn người tham vấn.

- HS mạnh dạn nêu vấn đề cần tham vấn, chuyên gia giải đáp, tháo gỡ, định hướng, khơi dậy ước mơ cho HS.

ĐÁNH GIÁ

GV gợi ý để HS chia sẻ:

- Hoạt động tham vấn nghề nghiệp giúp ích gì cho em?

- Sau khi được tham vấn, em thấy bản thân mình phù hợp với nghề nào?

- Lộ trình học tập rèn luyện của em sau khi được tham vấn như thế nào?

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- HS tiếp tục gặp chuyên gia tham vấn, các thầy cô giáo để định hướng cho nghề nghiệp tương lai.

- Thiết kế lộ trình học tập, phấn đấu cho định hướng ngành, nghề lựa chọn.

 

 

TUẦN 2: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 3, 4, 5, 6 CHỦ ĐỀ 10

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

       -         Tham vấn được ý kiến thầy cô, gia đình, bạn bè về dự kiến ngành, nghề lựa chọn.

       -         Xác định được các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến việc học tập, hướng nghiệp.

       -         Lập được kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn.

       -         Thực hiện được kế hoạch học tập, rèn luyện theo định hướng ngành, nghề lựa chọn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

-       Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

-       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

-       Biết tham vấn ý kiến thầy cô, gia đình, bạn bè về dự kiến ngành, nghề lựa chọn.

-       Xác định các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến việc học tập, hướng nghiệp.

-       Lập và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn.

3. Phẩm chất

-       Tự tin, trách nhiệm, chăm chỉ.

-       Nhân ái, yêu nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.

-       Thông tin cơ bản về một số cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến nhóm nghề/ nghề.

-       Đọc tài liệu tham khảo về tư vấn hướng nghiệp cho HS THPT.

-       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.

-       Tìm hiểu thông tin của một số cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến nhóm nghề/ nghề mà bản thân định lựa chọn.

-       Chuẩn bị câu hỏi để tham gia tham vấn về dự định lựa chọn nghề nghiệp tương lai và định hướng học tập của bản thân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có tâm thế, hứng thú trước khi vào bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video về xây dựng và thực hiện kế hoạch nghề nghiệp để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Biết cách lập kế hoạch nghề nghiệp khoa học và hiệu quả.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu video về xây dựng và thực hiện kế hoạch nghề nghiệp cho HS xem để trả lời câu hỏi:

https://www.youtube.com/watch?v=WBVc2TQn7iA&t=21s (0:12 – 3:20)

- GV đặt câu hỏi:

+ Tại sao lập kế hoạch nghề nghiệp lại đóng vai trò quan trọng trong sự công việc của mỗi người?

+ Theo em, để lập được kế hoạch nghề nghiệp khoa học và hiệu quả?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

+ Lập kế hoạch nghề nghiệp lại đóng vai trò quan trọng bởi vì nó giúp chúng ta biết phân bổ thời gian rõ ràng với từng công việc; theo dõi, kiểm tra tiến độ làm việc và đánh giá năng lực của bản thân và hiệu quả công việc trong khoảng thời gian nhất định.

+ Để lập được kế hoạch nghề nghiệp khoa học và hiệu quả, chúng ta cần thực hiện các bước sau:

B1: Đánh giá bản thân (đam mê, sở thích, tính cách, kĩ năng,...)

B2: Tìm hiểu về yêu cầu giáo dục, công việc cho nghề nghiệp tương lai.

B3: Thiết lập mục tiêu và lên kế hoạch

B4: Phát triển kĩ năng

B5: Tìm việc

B6: Quản lí sự nghiệp

- GV mới HS khác đánh giá, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương tinh thần học của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề 10 – Tuần 2 – Hoạt động Rèn luyện (Hoạt động 3, 4, 5) và Hoạt động Vận dụng (Hoạt động 6).

B. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN

Hoạt động 3: Tham vấn ý kiến về dự kiến ngành, nghề lựa chọn

a. Mục tiêu: HS tham vấn được ý kiến thầy cô, gia đình, bạn bè về sự kiến ngành, nghề lựa chọn.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS tham vấn ý kiến thầy cô, gia đình, bạn bè về dự kiến nhóm nghề/ nghề lựa chọn.

- GV tổ chức cho HS nêu cảm nhận của bản thân sau khi tham dự thực hành tham vấn và sự điều chỉnh về dự kiến nhóm nghề/ nghề lựa chọn.

c. Sản phẩm: Bảng dự kiến ngành, nghề lựa chọn của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thảo luận nhóm để xác định:

+ Các vấn để cần tham vấn thầy cô về dự kiến ngành, nghề lựa chọn (kế hoạch học tập, thông tin các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khả năng của bản thân,...).

+ Các vấn đề cần tham vấn gia đình về dự kiến ngành, nghề lựa chọn (sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề/nghề lựa chọn; sự phù hợp của điều kiện bản thân, gia đình đối với các cơ sở giáo dục,...).

+ Các vấn để cần tham vấn bạn bè về dự kiến ngành, nghề lựa chọn (yêu cầu về hồ sơ

tuyển sinh liên quan đến các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề, nghề lựa chọn).

- GV tổ chức thực hành tham vấn mô phỏng: sắm vai người được tham vấn xin ý kiến tham vấn thầy cô, bạn bè, gia đình về dự kiến ngành, nghề lựa chọn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả thực hành tham vấn.

- GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung và kết luận: Cần xác định rõ các nội dung và cách thức tham vấn phù hợp, thực hiện đúng các nguyên tắc trong tham vấn để đạt được kết quả tốt nhất.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 4: Xác định cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến học tập, hướng nghiệp

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: CÁC NHÓM NGHỀ CƠ BẢN VÀ YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9: RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC PHÙ HỢP VỚI NHÓM NGHỀ LỰA CHỌN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: CÁC NHÓM NGHỀ CƠ BẢN VÀ YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC PHÙ HỢP VỚI NHÓM NGHỀ LỰA CHỌN

Chat hỗ trợ
Chat ngay