Giáo án HĐTN 11 kết nối Chủ đề 7: Bảo vệ môi trường - Tuần 1

Giáo án Chủ đề 7: Bảo vệ môi trường - Tuần 1 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTNHN 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 11 kết nối Chủ đề 7: Bảo vệ môi trường - Tuần 1

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(9 TIẾT)

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

  • Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, tác động của sự phát triển, kinh doanh đến môi trường và báo cáo kết quả khảo sát.
  • Đưa ra được các kiến nghị về bảo vệ môi trường từ số liệu khảo sát.
  • Tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp bảo vệ tài nguyên.
  • Góp phần phát triển năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực đặc thù: năng lực lập và thực hiện kế hoạch; năng lực hiểu biết về môi trường sống.
  • Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm.

 

TUẦN 1: SHDC – GIAO LƯU “SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN”

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Hiểu được môi trường tự nhiên đang bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm.
  • Hiểu được tác động của sản xuất và kinh doanh đến môi trường tự nhiên.
  • Đưa ra và thực hiện được những biện pháp bảo vệ môi trường.
  • Rèn kĩ năng lắng nghe tích cực, tư duy phản biện; phẩm chất trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV
  • Xây dựng kịch bản chương trình giao lưu “Sản xuất, kinh doanh và môi trường tự nhiên”.
  • Phân công một số lớp chuẩn bị nội dung giao lưu theo chủ đề sản xuất, kinh doanh và môi trường tự nhiên, những tác động tốt và chưa tốt đến môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí, tài nguyên), những biện pháp bảo vệ môi trường đã được thực hiện và kết quả đạt được.
  • Chuẩn bị những câu hỏi sử dụng trong chương trình giao lưu, ví dụ:

+ Những sản phẩm của ngành sản xuất, kinh doanh.

+ Những nguyên, vật liệu nào thân thiện với môi trường và những loại nào ảnh hưởng xấu đến môi trường được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh?

+ Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, việc thu gom, xử lí chất thải được tiến hành như thế nào? Kết quả xử lí ra sao?

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh đã sử dụng những biện pháp, công nghệ nào để bảo vệ môi trường?

  • Có thể mời người sản xuất, kinh doanh tham gia giao lưu về việc khai thác sử dụng nguyên, vật liệu, nhiên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh, việc thu gom, xử lí chất thải từ sản xuất, kinh doanh, tình trạng môi trường tự nhiên tại những địa điểm sản xuất, kinh doanh.
  • Phân công HS làm NDCT; một số lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ thể hiện xen kẽ trong buổi giao lưu.
  • Sân khấu, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động.
  1. Đối với HS
  • Tìm hiểu về chủ đề giao lưu “Sản xuất, kinh doanh và môi trường tự nhiên”.
  • Chuẩn bị câu hỏi/ý kiến chia sẻ tham gia chương trình giao lưu.
  • Chuẩn bị tiết mục văn nghệ theo phân công để tham gia biểu diễn.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Giao lưu “Sản xuất, kinh doanh và môi trường tự nhiên”

  1. Mục tiêu:
  • HS biết được môi trường tự nhiên đang bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm.
  • Nêu được tác động của sản xuất và kinh doanh đến môi trường. Từ đó, đưa ra và thực hiện được những biện pháp bảo vệ môi trường.
  1. Nội dung - Tổ chức thực hiện
  • NDCT giới thiệu mục tiêu và chủ để giao lưu.
  • NDCT giới thiệu khách mời (nếu có).
  • NDCT giới thiệu những lớp đã được phân công chia sẻ hoặc khách mời giao lưu những nội dung đã chuẩn bị.
  • HS toàn trường lắng nghe và phát biểu ý kiến về chủ đề của buổi giao lưu hoặc đặt câu hỏi nhằm làm rõ tác động của sản xuất, kinh doanh đến môi trường tự nhiên.
  • HS trình diễn các tiết mục văn nghệ xen kẽ trong chương trình giao lưu.
  • Bí thư Đoàn trường/đại diện BGH tổng kết những nội dung chính mà HS đã chia sẻ và nêu một số kết luận:

+ Sản xuất, kinh doanh là những hoạt động cần thiết phục vụ đời sống, tạo công ăn việc làm cho mọi người.

+ Mỗi ngành đều sử dụng những nguyên, vật liệu trong quá trình sản xuất/kinh doanh với những mức độ thân thiện môi trường khác nhau. Quy trình sản xuất/kinh doanh cũng như công nghệ, thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh đã tác động đến môi trường tự nhiên theo mức độ khác nhau.

+ Việc thu gom, xử lí chất thải từ sản xuất/kinh doanh ngày càng được coi trọng để giảm thiểu tác động đến môi trường, giảm thiểu sự ô nhiễm, hướng tới sự phát triển bền vững.

ĐÁNH GIÁ

HS chia sẻ cảm xúc và thu hoạch sau khi tham gia giao lưu.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

HS tiếp tục chia sẻ và học hỏi thêm kinh nghiệm để tham gia điều tra tác động của sản xuất và kinh doanh đến môi trường tự nhiên ở địa phương.

 

TUẦN 1: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 1, 2 CHỦ ĐỀ 7

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • - Xác định được những tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường.
  • - Lập được kế hoạch và thực hiện khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên và tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường tự nhiên ở địa phương.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Biết được những tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường.
  • Biết lập kế hoạch và thực hiện khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên và tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường tự nhiên ở địa phương.
  1. Phẩm chất
  • Tự tin, trách nhiệm, chăm chỉ.
  • Yêu môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Video, bài hát hoặc trò chơi đơn giản phù hợp với nội dung chủ đề.
  • Tìm hiểu thực trạng môi trường ở địa phương.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Thông tin tham khảo về:

+ Tình hình môi trường ở địa phương.

+ Tình hình sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

+ Luật bảo vệ môi trường.

+ Một số Quy chuẩn Việt Nam liên quan đến đánh giá về môi trường...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS có tâm thế, hứng thú trước khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV trình chiếu video cho HS xem và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS có hiểu biết khái quát về nội dung bài học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS xem video và trả lời câu hỏi:

https://www.youtube.com/watch?v=uJkvP3hiKPQ (3:19 – 5:20).

- GV đưa ra câu hỏi:

+ Video trên nói về vấn đề gì?

+ Em có suy nghĩ như thế nào về vấn đề đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:

+ Video trên nói về vấn đề các khu công nghiệp được đầu tư mạnh mẽ tại Đông Nam Bộ đang tồn tại rất nhiều những cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm luật bảo vệ môi trường.

+ Vấn đề ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp đã và đang ảnh hưởng nặng nề tới môi trường và cuộc sống của con người. Một phần lớn của biến đổi khí hậu hoặc sự nóng lên toàn cầu có thể là do chúng ta phụ thuộc vào các hoạt động công nghiệp trong những năm qua. Không những thế, sự cố tràn dầu, rò rỉ ngẫu nhiên và việc đổ vật liệu phế thải gây ra thiệt hại cho động vật hoang dã. Vì vậy, nếu chúng ta không giảm thiểu thiệt hại mà chúng ta đang gây ra cho hành tinh này trong tương lai thì một ngày không xa, hành tinh sẽ đối mặt với sự nguy hiểm khôn lường.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề 7 – Tuần 1 – Hoạt động Khám phá – Kết nối (Hoạt động 1, 2).

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác động của phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường

  1. Mục tiêu: HS xác định được những tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu về tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường.
  3. Sản phẩm: HS liệt kê được bốn vấn đề môi trường cần xem xét khi đánh giá tác động từ sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những điều em biết về tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, chia sẻ với nhau: Em hãy chia sẻ những điều em biết về tác động của phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường.

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số tác động của sản xuất, kinh doanh đến môi trường:

Khu công nghiệp gây ô nhiễm không khí

Chất thải gây ô nhiễm môi trường đất

Nước thải xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường nước

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, chia sẻ về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hiện có ở địa phương, tác động của phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

Ví dụ:

+ Cháy nổ, rò rỉ hóa chất, tràn dầu… dẫn đến lượng lớn chất thải chưa qua xử lý xả thải ra môi trường.

+ Chất lượng không khí ở các đô thị, nhất là các thành phố lớn.

+ Thải rắn sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn; tỷ lệ chôn lấp chiếm hơn 70%, chủ yếu là không hợp vệ sinh; vẫn còn gần 36,5% chất thải sinh hoạt khu vực nông thôn chưa được thu gom, xử lý.

+ Khai thác tài nguyên thiên nhiên ồ ạt và thiếu kiểm soát, phát sinh nhiều nguồn gây ô nhiễm, chất thải ngày càng tăng về thành phần và khối lượng....

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

1. Tìm hiểu về tác động của phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường

a. Tìm hiểu về tác động của phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường

Sự phát triển của nền kinh tế đã thúc đẩy các ngành sản xuất, kinh doanh phát triển. Kéo theo đó, các ngành công nghiệp cũng đã tác động mạnh mẽ đến môi trường, khiến nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Thảo luận để xác định những tác động của phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường ở địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, phân loại những thông tin đã chia sẻ theo gợi ý:

Thành phần môi trường bị tác động

- Đất

- Nước

- Không khí

- ...

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường

...

Mức độ tác động (so sánh với Quy chuẩn VN. Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14.)

...

Thời gian tác động

Từ tháng nào đến tháng nào trong năm; số lượng tháng bị tác động trong năm.

Phạm vi tác động

...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ nhóm.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét và kết luận những nội dung cần thực hiện khi khảo sát tác động của sản xuất, kinh doanh đến môi trường:

Để xác định những tác động phát của phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường ở địa phương, chúng ta cần xác định:

+Thành phần môi trường bị tác động

+Mức độ tác động

+Thời gian tác động

+Phạm vi tác động

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Thảo luận để xác định những tác động của phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường ở địa phương

Sự phát triển sản xuất, kinh doanh đã có những tác động nặng nề lên các thành phần của môi trường xung quanh chúng ta (nước, đất, không khí,...). Từ đó đòi hỏi sự chung tay của mọi người trong việc nâng cao ý thức, hành động để bảo vệ môi trường.

 

Hoạt động 2: Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên, tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường

  1. Mục tiêu: HS lập được kế hoạch và thực hiện khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên và tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường tự nhiên ở địa phương.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tổ chức khảo sát một vấn đề môi trường tự nhiên ở địa phương và chia sẻ kết quả.
  3. Sản phẩm: Bản kế hoạch và kết quả khảo sát một vấn đề môi trường tự nhiên và tác động của sự phát triển sản xuất/ kinh doanh đến môi trường tự nhiên ở địa phương.
  4. Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: CÁC NHÓM NGHỀ CƠ BẢN VÀ YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9: RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC PHÙ HỢP VỚI NHÓM NGHỀ LỰA CHỌN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: CÁC NHÓM NGHỀ CƠ BẢN VÀ YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC PHÙ HỢP VỚI NHÓM NGHỀ LỰA CHỌN

Chat hỗ trợ
Chat ngay