Giáo án HĐTN 4 kết nối chủ đề 2: Nếp sống và tư duy khoa học - Tuần 5

Giáo án chủ đề 2: Nếp sống và tư duy khoa học - Tuần 5- Những việc làm đáng tự hào của bản thân sách HĐTN 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 4 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 4 kết nối chủ đề 2: Nếp sống và tư duy khoa học - Tuần 5

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC

 

MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:

  • Thực hiện được nền nếp sinh hoạt.
  • Bước đầu hình thành được thói quen tư duy khoa học trong sinh hoạt và học tập.

 

TUẦN 5:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết cách sắp xếp thời gian biểu khoa học và hợp lí.
  • Xây dựng thời gian biểu để đảm bảo nền nếp sinh hoạt.
  • Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ sau khi bắt đầu thực hiện thời gian biểu đã điều chỉnh.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Bước đầu hình thành thói quen khoa học; Chia sẻ được cách sắp xếp thời gian biểu khoa học và hợp lí với bạn bè; phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động chung.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xây dựng bảng thực hiện nền nếp sinh hoạt và thời gian biểu khoa học và hợp lí.
  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được nền nếp sinh hoạt.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, biết tự lực thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, hướng dẫn.
  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện những hành động theo thời gian biểu.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Bảng con, giấy, phấn để viết.
  • Một hộp giấy hoặc giỏ, giấy A5 đủ cho sĩ số lớp.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Trung thu của em

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS tham gia hoạt động Trung thu của em theo kế hoạch của nhà trường.

b. Cách tiến hành

- GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình.

- GV Tổng phụ trách yêu cầu đội văn nghệ của trường chuẩn bị tiểu phẩm Một ngày trên cung trăng.

- GV khuyến khích mỗi lớp chuẩn bị một tiểu phẩm theo chủ đề Trung thu để biểu diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ.

- GV cùng HS dẫn dắt vào chương trình Trung thu của em.

- GV đặt câu hỏi: Trong những dịp Trung thu, ở địa phương em thường tổ chức những hoạt động gì?

- GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời.

 

 

- GV chủ nhiệm hỗ trợ GV Tổng phụ trách Đội trong quá trình chuẩn bị, tổ chức cho HS biểu diễn tiểu phẩm Một ngày trên cung trăng.

- GV đặt câu hỏi: Theo em, một ngày trên cung trăng đã diễn ra những hoạt động nào?

- Sau khi kết thúc tiểu phẩm, GV gọi một số bạn HS chia sẻ về việc sắp xếp hoạt động trong ngày một cách khoa học.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm về cảm xúc của bản thân khi xem các tiết mục biểu diễn trong chương trình Trung thu của em.

 

 

 

- HS tham gia với sự phân công của GV.

- HS chuẩn bị tiết mục.

 

 

- HS chăm chú đón xem.

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

- HS trả lời: Những hoạt động trong dịp Trung thu là: rước đèn ông sao, phá cỗ, múa lân, trang trí mâm cỗ,…

- HS xem tiểu phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời theo tiểu phẩm đã đón xem.

- HS chia sẻ.

 

 

- HS chia sẻ theo nhóm.

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nền nếp sinh hoạt

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm giác vui vẻ, HS nhớ lại trình tự hoạt động trong ngày theo thời gian.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Giờ này tôi làm gì?

- GV tung bóng và đề nghị HS: Em hãy nói ngắn gọn việc mình làm vào thời điểm được nêu.

- GV nêu luật chơi: Khi bóng được tung đến bạn nào, bạn đó bắt bóng và nói ra công việc mình làm vào thời điểm và giáo viên yêu cầu.

- GV lấy ví dụ để HS hiểu:

+ GV hô “6 giờ chiều hằng ngày”, HS bắt bóng và đáp: “tắm gội”.

+ GV hô “9 giờ sáng Chủ nhật”, HS đáp “Vẫn còn ngủ ạ!”.

- GV đưa ra 5 mốc thời gian, mỗi mốc thời gian yêu cầu 5 HS trả lời.

- GV mời HS giơ tay xem những ai có hoạt động giống nhau ở cùng một mốc thời gian.

- GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Hằng ngày, chúng ta cần thực hiện rất nhiều công việc. Do đó, mỗi người cần biết sắp xếp thời gian nào làm việc nào để tạo thói quen sinh hoạt theo một trình tự nhất định – đó gọi là nền nếp. Vậy làm thế nào để sắp xếp được nền nếp khoa học và hợp lí, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay –Tuần 5 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nền nếp sinh hoạt.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chia sẻ với bạn về những việc em thường làm trong một ngày.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được đầy đủ các công việc thường làm trong một ngày, phân loại các dạng việc và tìm thời gian phù hợp cho mỗi công việc.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ – SGK tr.15, 16 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV phát chỗ mỗi HS một tờ giấy có bảng như sau và yêu cầu: Em hãy viết những việc thường làm trong một ngày và thời gian em thực hiện những việc đó.

- GV mời 4 – 5 HS chia sẻ công việc trong ngày của mình.

 

 

 

 

 

- GV tiếp tục nêu yêu cầu: Em hãy phân loại các công việc đó theo nhóm sau:

+ Các việc phục vụ cho học tập.

+ Các việc liên quan đến việc nhà.

+ Các việc sinh hoạt cá nhân.

+ Các việc giải trí và hoạt động theo sở thích riêng.

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi: Hai bạn cùng bàn đổi Phiếu công việc với nhau và so sánh số lượng công việc trong từng nhóm và thời gian thực hiện. Giải thích sự khác nhau giữa hai bạn?

- GV mời 4 – 5 nhóm đôi lên bảng chia sẻ.

- GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để thực hiện được nhiều việc với thời gian hợp lí?

- GV gọi 3 – 4 HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV đặt câu hỏi: Có bạn nào muốn bổ sung hoặc bỏ bớt các công việc hàng ngày của mình không? Em muốn bổ sung hoặc bỏ bớt công việc gì? Vì sao?

- GV gọi 3 – 4 HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và kết luận: Thời gian trong ngày của mỗi người có giới hạn nên việc lựa chọn làm những việc gì trong một ngày là rất quan trọng. Em cần xác định nhóm việc nào cần ưu tiên, nhóm việc nào có thể rút gọn.

Hoạt động 2: Xây dựng thời gian biểu cá nhân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sắp xếp được thời gian biểu trong một tuần với đầy đủ các nhóm công việc và thời gian thực hiện hợp lí.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ – SGK tr.16 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV cho HS xem video sau:

 https://youtu.be/xoeqz0GPu5M

- GV đặt câu hỏi: Sau khi xem xong video, em hãy nêu các bước lập thời gian biểu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS: Em hãy xây dựng thời gian biểu cá nhân trong một tuần theo mẫu sau:

- GV lưu ý: Em hãy chú ý các đầu việc, thời điểm thực hiện và lượng thời gian cần thiết. Có thể sử dụng màu sắc khác nhau để phân loại nhóm công việc trong thời gian biểu.

- GV yêu cầu HS trao đổi thời gian biểu cá nhân theo cặp đôi, nhận xét, góp ý hoặc yêu cầu HS giải thích về việc sắp xếp thời gian biểu của bạn.

- GV gọi 5 – 6 HS chia sẻ về thời gian biểu của mình sau khi đã nhận được sự góp ý của bạn.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thời gian biểu giúp mỗi người tăng kỹ năng quản lý thời gian, tận dụng, sử dụng quỹ thời gian trong ngày một cách hiệu quả nhất.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Xin ý kiến người thân để hoàn thiện thời gian biểu của mình sao cho đủ các công việc cần thiết, theo trình tự phù hợp và thời gian hợp lí.

+ Thực hiện công việc theo thời gian biểu và điều chỉnh công việc trong thời gian biểu sao cho phù hợp và hiệu quả.

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi.

 

- HS lắng nghe yêu cầu.

 

- HS lắng nghe luật chơi.

 

 

- HS lắng nghe ví dụ.

 

 

 

 

- HS trả lời theo mốc thời gian GV đưa ra.

- HS thực hiện.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

 

- HS quan sát và lắng nghe yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ:

Gợi ý:

- HS phân loại:

+ Các việc phục vụ cho học tập: đến trường, vào lớp.

+ Các việc liên quan đến việc nhà: rửa bát cùng chị gái.

+ Các việc sinh hoạt cá nhân: ăn trưa, ăn tối.

+ Các việc giải trí và hoạt động theo sở thích riêng: tham gia CLB Đá bóng của trường.

- HS so sánh với bạn cùng bàn và giải thích: Mỗi người có một thời gian thực hiện và số lượng công việc khác nhau vì phụ thuộc vào những hoạt động sinh hoạt khác nhau của mỗi người.

 

 

 

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

- HS trả lời câu hỏi: Để thực hiện được nhiều việc với thời gian hợp lí, chúng ta cần:

+ Liệt kê những công việc cần làm cụ thể và chi tiết.

+ Lên thời gian cụ thể cho từng công việc.

+ Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên.

+ Rèn luyện tính kỉ luật và tập trung.

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

 

- HS xem video.

 

- HS trả lời:

+ Bước 1: Chuẩn bị 1 tờ giấy A3, A4.

+ Bước 2: Lập bảng theo mẫu:

+ Bước 3: Trang trí, sáng tạo thời gian biểu thật đẹp và dán lên góc học tập để thường xuyên theo dõi.

- HS lắng nghe yêu cầu và quan sát gợi ý.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe lưu ý.

 

 

 

- HS trao đổi thời gian biểu cá nhân với bạn.

 

- HS chia sẻ trước lớp.

Gợi ý:

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt và động viên những bạn làm chưa tốt.

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ chuẩn bị.

 

 

Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Giúp nhau thực hiện nền nếp sinh hoạt

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt động tổng kết tuần

a. Mục tiêu: HS tổng kết được những việc đã làm được trong tuần vừa qua.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định trật tự lớp học, tổng kết những hoạt động của tuần 5 và nêu những kế hoạch học tập và hoạt động trong tuần 6.

- GV nhận xét về ý thức học tập của một số bạn trong lớp và tiến hành tuyên dương bạn có ý thức tốt, nhắc nhở bạn có ý thức chưa tốt.

Hoạt động 2: Chia sẻ kết quả thực hiện nền nếp sinh hoạt sau khi sử dụng thời gian biểu.

a. Mục tiêu: HS hiểu được cách sử dụng thời gian biểu để đảm bảo sinh hoạt nền nếp, nâng cao hiệu quả trong công việc, tổ chức cuộc sống khoa học, đặt mục tiêu đã đặt ra.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo cặp: Em hãy chia sẻ về kết quả ban đầu thực hiện nền nếp sinh hoạt theo thời gian biểu:

+ Nêu những việc đã làm được đúng theo thời gian biểu.

+ Nêu những điểm chưa hợp lí khi xây dựng thời gian biểu dẫn đến những hoạt động chưa thể làm đúng theo thời gian biểu.

- GV mời 4 – 5 cặp lên bảng chia sẻ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời một số HS chia sẻ: Em hãy nêu cảm nghĩ của em về kết quả thực hiện nền nếp sinh hoạt của bạn và chia sẻ những ý định, những mong muốn thay đổi trong nền nếp sinh hoạt của bản thân.

- GV gọi 2 – 3 HS nêu cảm nghĩ.

- GV đặt câu hỏi: Em hãy chia sẻ những cam kết thay đổi nền nếp sinh hoạt của bản thân.

- GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

Hoạt động 3: Chơi trò chơi Nếu quên…, bạn nên…

a. Mục tiêu: HS biết chia sẻ khó khăn của mình khi thực hiện công việc hằng ngày theo thời gian biểu đề ra: còn hay quên, làm không kịp, ngại làm đúng giờ,… và nhận lại lời khuyên từ các bạn.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi Nếu quên…, bạn nên…

- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm (theo tổ) và nêu luật chơi: Mỗi HS viết một công việc mình chưa thực hiện được theo đúng thời gian biểu lên tờ giấy và bỏ vào chiếc hộp hoặc giỏ chung. Sau đó, một thành viên trong nhóm sẽ lần lượt bắt thăm từng tờ, đọc to nội dung và đề nghị các bạn khác đưa ra lời khuyên tương ứng. Hãy bắt đầu bằng: “Nếu quên…, bạn nên…”

- GV lưu ý: Các thành viên trong nhóm thảo luận để đưa ra lời khuyên thuyết phục nhất. Thành viên được khuyên ghi lại lời khuyên từ các bạn để thực hiện.

- GV yêu cầu các nhóm ghi lại lời khuyên của mình một cách ngắn gọn, hài hước và sau đó đọc to trước lớp.

- GV lấy ví dụ:

+ Nếu quên gội đầu, bạn nên nhờ người thân nhắc nhở.

+ Nếu quên sắp quần áo trước khi ngủ, bạn nên dán tờ giấy nhớ vào tủ.

- GV gọi 3 – 4 HS trong mỗi nhóm chia sẻ vấn đề và lời khuyên của mình.

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các em có thể tin tưởng, chia sẻ với bạn bè trong lớp những vấn đề mình băn khoăn để nhận được sự hỗ trợ, phương án giải quyết. Việc thực hiện thời gian biểu thường phải có sự điều chỉnh: nếu không thể thực hiện việc nào đó đúng giờ, ta có thể điều chỉnh lại thời gian thực hiện cho phù hợp hơn với mình.

- GV nhắc HS tiếp tục thời hiện hoạt động theo thời gian biểu đã điều chỉnh.

- GV nhắc nhở HS thực hiện lời khuyên đã nhận được từ bạn và chuẩn bị câu đố cho hoạt động tuần sau.

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe

 

 

- HS lắng nghe và vỗ tay tuyên dương những bạn có ý thức tốt, động viên những bạn còn kém.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu và chia sẻ theo cặp.

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ:

+ Những việc đã làm được đúng theo thời gian biểu: đi học, đến trường, ăn tối, học bài.

+ Những điểm chưa hợp lí khi xây dựng thời gian biểu dẫn đến những hoạt động chưa thể làm đúng theo thời gian biểu: thời gian sắp xếp quá gần nhau dẫn đến có những việc bị trùng lên nhau.

- HS lắng nghe yêu cầu.

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi.

 

- HS lắng nghe luật chơi.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe lưu ý.

 

 

 

- HS ghi lại lời khuyên.

 

 

- HS lắng nghe ví dụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

Gợi ý:

+ Nếu quên soạn sách vở, bạn nên ghi giấy nhớ và dán lên bàn học.

+ Nếu quên ăn sáng, bạn nên nhờ bố mẹ nhắc nhở.

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

- HS ghi nhớ và chuẩn bị.

 

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

Họ và tên:……………………………

Lớp:………

Trường:………………

1. Tự đánh giá và bạn đánh giá em

Tô màu vào J với mỗi nội dung em tự đánh giá và bạn đánh giá theo gợi ý dưới đây:

Hoàn thành tốt:

Hoàn thành:

Chưa hoàn thành:

STT

Nội dung

Em tự đánh giá

Bạn đánh giá em

1

Xác định và giới thiệu những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.

  

2

Xác định và giới thiệu những việc làm đáng tự hào của bản thân.

  

3

Xác định khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong một số tình huống đơn giản.

  

4

Xác định khả năng điều chỉnh suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.

  
      

2. Ý kiến của người thân:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3. Ý kiến của giáo viên

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: NHẬN DIỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: YÊU TRƯỜNG, MẾN LỚP

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: TỰ LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG EM TƯƠI ĐẸP

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM NGHỀ TRUYỀN THỐNG

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: NHẬN DIỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: YÊU TRƯỜNG, MẾN LỚP

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: TỰ LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG EM TƯƠI ĐẸP

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM NGHỀ TRUYỀN THỐNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay