Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 5: Mái ấm gia đình - Tuần 20
Giáo án Chủ đề 5: Mái ấm gia đình - Tuần 20 sách Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 4 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 5: Mái ấm gia đình - Tuần 20
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 20:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- HS biết cách ghi chép và theo dõi được các nguồn thu, chi cá nhân.
- Xác định được nguồn hàng hoá và mặt hàng muốn mua phù hợp với khả năng tài chính cá nhân và gia đình.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Biết lập kế hoạch chi tiêu tiết kiệm phù hợp với số tiền của bản thân
- Phẩm chất
- Nhân ái: Có ý thức tôn trọng công sức lao động của người khác.
- Trách nhiệm: Không tiêu xài hoang phí, biết tiết kiệm.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Giấy A0, bút màu
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Chào xuân mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: HS tham gia hội diễn văn nghệ theo kế hoạch của nhà trường. b. Cách tiến hành - GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình. - GV Tổng phụ trách yêu cầu mỗi lớp chuẩn bị một tiết mục về chủ đề Mùa xuân để tham gia biểu diễn. - GV kết hợp với HS dẫn dắt chương trình và lần lượt sắp xếp sân khấu cho các lớp biểu diễn. - Sau mỗi tiết mục, GV đặt câu hỏi tương tác với HS: Em ấn tượng với tiết mục nào nhất? - GV chủ nhiệm hỗ trợ GV Tổng phụ trách Đội trong quá trình chuẩn bị, tổ chức cho HS chia sẻ và tham gia giám sát. - Sau khi kết thúc buổi sinh hoạt, GV đặt câu hỏi: Em hãy chia sẻ cảm nghĩ của mình sau buổi hội diễn hôm nay? |
- HS tham gia với sự phân công của GV. - HS chuẩn bị tiết mục.
- HS chú ý lên sân khấu.
- HS tương tác.
- HS chú ý.
- HS chia sẻ.
|
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Chi tiêu tiết kiệm trong gia đình
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi giúp HS hứng khởi bước vào tiết trải nghiệm. b. Cách tiến hành - GV nêu tên trò chơi Đấu giá 0 đồng. - GV hướng dẫn luật chơi: + GV mang tới 3 đổ vật mà HS có thể quan tâm và tổ chức cuộc đấu giá. Mức giá khởi điểm dành cho mỗi đồ vật là 0 đồng. + Mỗi nhóm HS bắt thăm thẻ chữ ghi số tiền: 2 triệu; 3 triệu; 4 triệu,... + Các nhóm lần lượt thảo luận và giơ tay đấu giá với mức giá phù hợp với “túi tiền” của mình. - Sau khi đã “bán” được 3 món đồ, GV phỏng vấn HS + Vì sao MUỐN mua món đồ đó bằng được (cẩn, thích, có thể mua được). + Vì sao đặt giá cao như vậy (đủ tài chính). + Vì sao không đặt tiền tiếp (không phù hợp với tài chính, thấy cùng không cần lắm ) +.... - GV kết luận, dẫn vào bài mới: Mỗi đồ vật đều có giá trị riêng phù hợp với sở thích, nhu cầu, tài chính của người tiêu dùng. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Tuần 20 – Tiết 2: Chi tiêu tiết kiệm trong gia đình. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về việc chi tiêu tiết kiệm trong gia đình a. Mục tiêu: HS chia sẻ về tài chính gia đình, các khoản thu – chi trong gia đình, hiểu được thế nào là chi tiêu tiết kiệm và lợi ích của việc chi tiêu tiết kiệm. b. Cách tiến hành: - GV mời HS ngồi theo nhóm và chia sẻ về các khoản thu, chi của gia đình bằng sơ đồ đã chuẩn bị: + Gia đình em có những nguồn thu nhập nào? Trong những nguồn thu ấy, nguồn thu nào là cố định hàng tháng, nguồn thu nào là đột xuất? (Được thưởng, tặng, biểu,...) + Những khoản chi cố định hằng tháng của gia đình em là gì? Có khoản chi nào phát sinh không? - GV mời đại diện các HS trả lời. Các HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV gợi ý để HS tiếp tục thảo luận: + Thế nào là chi tiêu tiết kiệm? (Mua vừa đủ, phù hợp với tải chính gia đình, không mua thừa mà không dùng đến) + Lợi ích của việc chi tiêu tiết kiệm? - GV nhận xét, kết luận: Việc chi tiêu phù hợp với các khoản thu là rất cần thiết đối với mỗi gia đình. Khi cần đối thu – chi và chi tiêu tiết kiệm, các gia đình sẽ không gặp khó khăn về tài chính. - GV yêu cầu HS cùng đọc đoạn bí kíp: CHI TIÊU TIẾT KIỆM Mua sắm vừa đủ dùng. Không thừa mà không thiếu. Có khoản tiền dự phòng - Để riêng khi cần đến. Chi tiêu nên tiết kiệm Để không thấp thỏm lo “Khéo ăn thì sẽ có Khéo co thì được ấm”. Thụy Anh Hoạt động 2: Thực hành chi tiêu tiết kiệm trong gia đình a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hành qua trò chơi để biết cách ra quyết định khi đi mua sắm với các bí kíp mà các em đã thống nhất. b. Cách tiến hành: - GV mời HS ngồi theo nhóm, đại diện nhóm lên bốc thăm tình huống để thực hành chi tiêu theo gợi ý sau:
|
- HS chơi trò chơi. - HS lắng nghe GV phổ biến.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu vào bài mới.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS trả lời. + Gia đình em có nguồn thu nhập là thu nhập của bố và mẹ, tiền thuê nhà, thuê xe. Trong những nguồn thu ấy, nguồn thu nhập của bố mẹ và tiền thuê nhà thuê xe là cố định hàng tháng. + Các khoản chi cố định hàng tháng là tiền điện nước, tiền học phí, chi phí sinh hoạt. Khoản chi phát sinh là đám cưới, mua đồ,… - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc đoạn bí kíp.
- HS thực hành theo nhóm.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức đủ cả năm