Giáo án HĐTN 4 kết nối chủ đề 1: Nhận diện bản thân - Tuần 3

Giáo án tiết chủ đề 1: Nhận diện bản thân - Tuần 3 sách HĐTN 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 4 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức đủ cả năm

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 3:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
  • Thực hành được cách điều chỉnh cảm xúc trong một số tình huống.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết các loại cảm xúc, suy nghĩ; điều chỉnh được cảm xúc, suy nghĩ của mình.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Nhận diện được các loại cảm xúc khác nhau và điều chỉnh được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Giấy và bút màu.
  • Các loại trang phục phù hợp để đóng vai.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ:

Giao lưu tài năng học trò với chủ đề “Nụ cười lan tỏa niềm vui”

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS tham gia hoạt động Vui Trung thu theo kế hoạch của nhà trường.

b. Cách tiến hành

- GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình.

- GV Tổng phụ trách yêu cầu mỗi lớp chuẩn bị một tiểu phẩm theo chủ đề “Nụ cười lan tỏa niềm vui” để diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ.

- GV kết hợp với HS dẫn dắt chương trình sinh hoạt và lần lượt sắp xếp sân khấu cho các tiết mục văn nghệ, kể chuyện, tiểu phẩm vui, hài hước,…

- Sau mỗi tiết mục, GV đặt câu hỏi tương tác với HS: Em thấy tiết mục có những nhân vật nào? Tiết mục nói về vấn đề gì?

- GV chủ nhiệm hỗ trợ GV Tổng phụ trách Đội trong quá trình chuẩn bị, tổ chức cho HS biểu diễn và tham gia giám sát.

- Sau khi kết thúc buổi sinh hoạt, GV đặt câu hỏi: Em hãy chia sẻ cảm nghĩ của mình sau buổi giao lưu hôm nay?

 

 

 

- HS tham gia với sự phân công của GV.

- HS chuẩn bị tiết mục.

 

 

- HS chú ý lên sân khấu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tương tác.

 

 

- HS chú ý.

 

 

- HS chia sẻ.

 

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Khả năng điều chỉnh cảm xúc

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái và giới thiệu được nội dung chủ đề hoạt động.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Gọi tên cảm xúc.

- GV nêu luật chơi:

+ Mỗi nhóm ghi những cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực mà các thành viên trong nhóm đã trải qua vào hai tấm bìa khác nhau.

+ Các thành viên trong nhóm lần lượt thể hiện những cảm xúc ấy qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,…

+ Cả lớp quan sát và gọi tên cảm xúc đó.

- GV mời một nhóm lên bảng chơi thử và cho HS chơi trong vòng 5 phút.

- Sau khi kết thúc trò chơi, GV đặt câu hỏi: Em rút ra được điều gì qua trò chơi?

- GV tổng kết và dẫn dắt: Con người có nhiều cảm xúc khác nhau. Có những cảm xúc tích cực mang lại cảm giác vui vẻ, sung sướng, tự hào, hạnh phúc,… Ngược lại, có những cảm xúc tiêu cực gây ra cảm giác buồn rầu, tức giận, lo lắng, thất vọng, chán nản,… : Tuần 3 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Khả năng trải nghiệm cảm xúc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong một số tình huống đơn giản.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ – SGK tr.11 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV cho HS xem video sau:

https://youtu.be/mClBkFwKcZs

- GV đặt câu hỏi: Bạn Cò đã làm gì khiến bạn Bờm tức giận? Cảm xúc của bạn Bờm là tích cực hay tiêu cực? Mẹ đã hướng dẫn cách nào để bạn Bờm kiềm chế cơn tức giận của mình?

- GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các bạn khác bổ sung và nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nêu nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ về một tình huống từng gặp khiến mình có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực.

- GV đặt câu hỏi để chia nhóm: Bạn nào có cảm xúc tích cực giơ tay phải. Bạn nào có cảm xúc tiêu cực giơ tay trái.

- GV gọi 3 – 4 bạn của mỗi nhóm chia sẻ tình huống của mình trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Các nhóm hãy chọn một tình huống tích cực và một tình huống tiêu cực, sau đó thảo luận về những cách điều chỉnh cảm xúc tích cực, tiêu cực trong các tình huống đã chọn.

- GV mời đại diện 3 – 4 nhóm lên trình bày trước lớp về cách điều chỉnh cảm xúc của nhóm mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm lắng nghe phần trình bày của nhóm bạn và đưa ra góp ý, bổ sung.

- GV nêu tình huống: Em đang ngồi chăm chú viết lời chúc mừng sinh nhật chị gái thì bạn Minh đi qua và làm nguệch nét bút của em khiến bưu thiếp trở nên xấu xí và em đã rất tức giận vì em đã dành rất nhiều thời gian để viết lời chúc thật hay gửi đến chị. Trong trường hợp này em nên làm gì để điều chỉnh cơn giận của mình?

- GV gọi 2 – 3 bạn nêu cách giải quyết của mình.

 

 

 

 

 

 

- GV cho HS xem video sau để biết tác hại của sự tức giận đối với bên trong cơ thể con người:

youtu.be/iGx8LKqt0k0 (0:30 - 3:44)

- GV kết luận: Để điều chỉnh cảm xúc, đặc biệt là điều chỉnh cảm xúc tiêu cực, chúng ta cần lấy lại sự bình tĩnh, cân bằng bằng cách hít thở sâu/ngồi thiền/đi dạo/tâm sự với người mình tin cậy,… Sau đó suy nghĩ lại về sự việc, hiện tượng xảy ra một cách lạc quan, tích cực,…

Hoạt động 2: Tập hít thở sâu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh, cân bằng.

b. Cách tiến hành:

- GV làm mẫu, hướng dẫn HS cách hít thở sâu đúng cách. GV có thể mở một bản nhạc nhẹ nhàng trong lúc tổ chức hoạt động.

https://youtu.be/s171eMRLPPQ

- GV hô nhịp để HS thực hiện theo.

- Sau khi thực hành, GV đặt câu hỏi: Em có cảm xúc như thế nào sau khi hít thở sâu?

 

- GV kết luận: Hít thở sâu là cách hiệu quả để lấy lại sự bình tĩnh, thăng bằng khi có những cảm xúc tiêu cực hoặc tích cực.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Trò chuyện với người thân về những cách điều chỉnh cảm xúc.

+ Thực hiện việc điều chỉnh cảm xúc trong cuộc sống.

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

- HS lắng nghe luật chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chơi thử và chơi cùng các bạn.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

 

- HS xem video.

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi:

+ Bạn Cò hù làm bạn Bờm giật mình và hỏng bức tranh mà Bờm đang vẽ.

+ Cảm xúc của bạn Bờm là cảm xúc tiêu cực.

+ Mẹ khuyên bạn bờm kiềm chế cơn tức giận bằng cách:

Ÿ Hít thở sâu.

Ÿ Uống một cốc nước mát.

Ÿ Kiềm chế cơn tức giận, bỏ qua lỗi lầm của bạn.

- HS lắng nghe nhiệm vụ.

 

 

- HS chia nhóm theo câu hỏi của GV.

 

 

- HS chia sẻ tình huống:

Gợi ý:

+ Cảm xúc tích cực: Em rất vui khi được nhận quà, khi được bố mẹ khen, khi đạt điểm cao, khi được đi ăn, đi xem phim, khi được đi du lịch với gia đình, khi được cô giáo khen, khi giành giải nhất, khi được tuyên dương trước toàn trường,…

+ Cảm xúc tiêu cực:

Ÿ Buồn bã: Em buồn khi mẹ bị ốm, khi con mèo nhà em bị đau, khi em bị mất bút mực, khi em làm hỏng món đồ chơi yêu thích của mình, khi em bị chị gái mắng, khi em bị điểm kém,…

Ÿ Tức giận: Em tức giận khi bạn viết bẩn lên sách của em, khi em của em làm hỏng bút mực, khi con mèo cào rách mất chiếc váy em yêu thích, khi bạn giựt tóc em, khi bạn làm hỏng bức tranh em vừa vẽ xong,…

- HS thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày:

Gợi ý: Một số cách để điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân:

+ Hít thở thật sâu.

+ Đếm từ 1 đến 10.

+ Uống một cốc nước mát.

+ Tâm sự với người mà mình tin tưởng.

+ Chấp nhận cảm xúc tiêu cực.

+ Nghe nhạc, xem phim.

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe tình huống

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Để điều chỉnh cơn giận của mình, em nên:

+ Hít thở sâu.

+ Đếm từ 1 đến 5 để giúp bản thân bình tĩnh hơn.

+ Uống một cốc nước mát để giúp bản thân kiềm chế tốt hơn.

- HS xem video.

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát GV làm mẫu.

 

 

 

- HS tập hít thở sâu.

- HS nêu cảm xúc của mình: Sau khi hít thở sâu, em thấy bản thân bình tĩnh hơn, thoải mái hơn.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt và động viên những bạn làm chưa tốt.

 

- HS lắng nghe và chuẩn bị ở nhà.

 

Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Điều chỉnh cảm xúc

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt động tổng kết tuần

a. Mục tiêu: HS tổng kết được những việc đã làm được trong tuần vừa qua.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định trật tự lớp học, tổng kết những hoạt động của tuần 3 và nêu những kế hoạch học tập và hoạt động trong tuần 4.

- GV nhận xét về ý thức học tập của một số bạn trong lớp và tiến hành tuyên dương bạn có ý thức tốt, nhắc nhở bạn có ý thức chưa tốt.

Hoạt động 2: Chia sẻ kết quả trao đổi cùng người thân về cách điều chỉnh cảm xúc.

a. Mục tiêu: Thông quan hoạt động,

- HS phản hồi được kết quả trò chuyện với người thân về những cách điều chỉnh cảm xúc cũng như kết quả thực hiện việc điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong cuộc sống.

- Nhận ra được tầm quan trọng của việc điều chỉnh cảm xúc trong một số tình huống.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ kết quả trò chuyện cùng người thân về những cách điều chỉnh cảm xúc như kết quả thực hiện việc điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong cuộc sống.

- GV mời 4 – 5 HS chia sẻ trước lớp.

- GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: Việc điều chỉnh cảm xúc có cần thiết không? Vì sao?

- GV gọi 2 – 3 bạn HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét và kết luận: Việc điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong các tình huống là rất quan trọng, giúp chúng ta bảo vệ được sức khỏe của bản thân, học tập, lao động và giao tiếp hiệu quả; đồng thời không làm ảnh hưởng tiêu cực tới những người xung quanh.

Hoạt động 3. Thực hành điều chỉnh cảm xúc

a. Mục tiêu: HS biết điều chỉnh và thể hiện cảm xúc phù hợp trong các tình huống đơn giản.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu: Mỗi nhóm lựa chọn một tình huống sau đây, thảo luận và đưa ra cách điều chỉnh cảm xúc phù hợp trong từng tình huống:

+ Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, một số bạn chơi đùa với nhau làm hộp bút màu của Nam ở trên bàn rơi vung vãi ra sàn lớp học. Các bạn không chịu nhặt hộp bút lên và xin lỗi Nam. Điều đó khiến Nam rất tức giận. Nếu là Nam, em sẽ làm gì?

+ Tình huống 2: Trong giờ học, cả lớp đang làm việc nhóm. Bỗng Vân nhìn thấy cô Hoa dạy mình năm lớp 1 đi ngang qua cửa lớp. Vân vui mừng reo lên: “Ơ, cô Hoa kìa!”. Em hãy nhận xét về cách thể hiện cảm xúc của Vân trong tình huống này. Nếu là Vân, em sẽ làm gì?

- GV mời 3 – 4 nhóm giải quyết tình huống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sau khi các nhóm đưa ra cách giải quyết, GV yêu cầu các nhóm xây dựng kịch bản, sắm vai xử lí tình huống.

- GV mời lần lượt từng nhóm lên sắm vai.

 

- Sau mỗi tiểu phẩm, cả lớp thảo luận và nhận xét về cách điều chỉnh cảm xúc mà nhóm bạn đã thực hiện.

- GV nhận xét chung và kết luận: Trong mỗi tình huống cụ thể, chúng ta cần biết cách điều chỉnh cảm xúc và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp để không ảnh hưởng đến những người xung quanh.

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe

 

 

- HS lắng nghe và vỗ tay tuyên dương những bạn có ý thức tốt, động viên những bạn còn kém.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động theo cặp và chia sẻ.

 

 

 

 

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe câu hỏi và thảo luận.

 

 

- HS trả lời: Việc điều chỉnh cảm xúc có cần thiết vì để tránh có những lời nói, hành động làm tổn thương người khác. Cân bằng tốt cảm xúc giúp chúng ta giữ gìn và duy trì được những mối quan hệ tốt với bạn bè.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giải quyết tình huống:

+ Tình huống 1: Nếu là Nam, em sẽ hít một hơi thật sâu để làm giảm sự tức giận của mình. Sau đó em sẽ nói với bạn rằng bạn nên nhặt hộp bút của tớ lên vì bạn đã làm rơi và phải có trách nhiệm sửa lỗi.

+ Tình huống 2: Theo em, bạn Vân làm như vậy là không đúng vì thái độ như vậy là thiếu sự tôn trọng cô. Bạn nên đi ra chỗ cô, chào hỏi và hỏi thăm cô một cách lịch sự.

- HS xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí tình huống.

 

- Các nhóm sắm vai thể hiện tình huống.

- Các nhóm lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: NHẬN DIỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: YÊU TRƯỜNG, MẾN LỚP

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: TỰ LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG EM TƯƠI ĐẸP

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM NGHỀ TRUYỀN THỐNG

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: NHẬN DIỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: YÊU TRƯỜNG, MẾN LỚP

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: TỰ LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG EM TƯƠI ĐẸP

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM NGHỀ TRUYỀN THỐNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay