Giáo án HĐTN 4 kết nối chủ đề 1: Nhận diện bản thân - Tuần 4

Giáo án chủ đề 1: Nhận diện bản thân - Tuần 1 sá4h HĐTN 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 4 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 4:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được khả năng suy nghĩ tích cực của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
  • Phản hồi được kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được khả năng suy nghĩ tích cực của bản thân trong một số tình huống.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Nhận diện được các loại cảm xúc, suy nghĩ tích cực.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Các tấm thẻ, trên mỗi tấm thẻ có ghi nội dung một tình huống dẫn đến suy nghĩ tiêu cực.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Ngày hội “Cùng làm cùng vui”

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS tham gia hoạt động “Cùng làm cùng vui”.

b. Cách tiến hành

- GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình.

- GV chuẩn bị quà tặng và phân công cho các lớp những góc triển lãm phù hợp với diện tích của sân trường.

- GV yêu cầu HS các lớp trang trí cho góc lớp mình được phân công và chuẩn bị tiết mục để chia sẻ.

- GV yêu cầu các lớp chuẩn bị các sản phẩm liên quan đến chủ đề “Cùng làm cùng vui”.

- GV giới thiệu về chủ đề của ngày hội “Cùng làm cùng vui”.

- GV cùng BGK đi tham quan từng góc lớp của các bạn và yêu cầu HS giới thiệu về sản phẩm của lớp mình.

- GV tổ chức cho HS tham gia triển lãm giới thiệu sản phẩm theo lớp.

- Sau khi kết thúc buổi triển lãm, GV yêu cầu: Mỗi lớp chia sẻ cảm nghĩ khi được giới thiệu sản phẩm cùng các bạn.

­- Sau khi kết thúc buổi sinh hoạt dưới cờ, GVCN ghi nhớ, nhắc nhở HS thực hiện những gì đã cam kết trong buổi sinh hoạt hôm nay và báo cáo kết quả thực hiện vào cuối tuần.

 

 

 

- HS tham gia với sự phân công của GV.

 

 

 

- HS trang trí góc lớp và chuẩn bị tiết mục chia sẻ.

- HS các lớp chuẩn bị.

 

- HS chăm chú lắng nghe.

 

- HS giới thiệu về sản phẩm của lớp mình.

 

- HS tham gia triển lãm.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

 

- HS ghi nhớ.

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Suy nghĩ tích cực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách suy nghĩ tích cực.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nghĩ theo cách khác.

- GV yêu cầu HS: Các em hãy nhớ lại những từng huống nào trong cuộc sống khiến các em thấy thất vọng, giận dữ, bực bội, khó chịu,…? Em hãy ghi lại tình huống đó vào tờ giấy và gửi lại cho GV.

- GV gợi ý: trời mưa không thể đi chơi theo kế hoạch, mẹ giao nấu cơm nhưng quên chưa bấm nút, bạn chạy xô vào người nên bị ngã, bạn hù làm em bị nguệch nét chữ, em bé nghịch ngợm làm gãy hộp bút màu của em, chị gái đón em muộn,…

- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi:

+ HS ghi các tình huống vào một tờ bìa.

+ GV nhặt một tình huống, nói lên suy nghĩ tiêu cực khi gặp tình huống đó.

+ GV đề nghị HS đưa ra cách nghĩ tích cực hơn.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: Một bạn đưa ra tình huống có suy nghĩ tiêu cực và các bạn khác đưa ra cách nghĩ tích cực để hóa giải.

- GV gọi đại diện một số nhóm chia sẻ cách suy nghĩ tích cực của mình ở các tình huống đã đưa ra.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV khen ngợi và đề nghị HS phân tích lợi ích của việc suy nghĩ tích cực như vậy.

- GV tổng kết và dẫn dắt: Trong cùng một tình huống, có thể nảy sinh những cách suy nghĩ tích cực hoặc tiêu cực. Hướng suy nghĩ tích cực sẽ giúp chúng ta có được cảm xúc tốt đẹp, vượt qua cảm xúc tiêu cực, từ đó điều chỉnh được cảm xúc của mình. Vậy làm thế nào để hình thành cách suy nghĩ tích cực, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay: Tuần 4 – Tiết 2:  Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Suy nghĩ tích cực.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thảo luận về cách suy nghĩ tích cực

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được cách suy nghĩ tích cực.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS và nêu câu hỏi thảo luận: Làm thế nào để suy nghĩ tích cực?

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng chia sẻ và đưa ra bí kíp suy nghĩ tích cực của nhóm mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV tiếp tục đặt câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận theo cặp: Theo em, suy nghĩ tích cực đem lại lợi ích gì cho sức khỏe?

- GV mời 3 – 4 HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

- GV kết luận: Để có được suy nghĩ tích cực, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân xảy ra sự việc một cách khách quan, đặt mình vào địa vị người khác để hiểu và thông cảm với họ, nhìn nhận sự việc một cách lạc quan, tích cực,…

- GV có thể cho HS xem video sau về suy nghĩ tích cực: https://youtu.be/An41leOEF7w.

Hoạt động 2: Sắm vai thực hành suy nghĩ tích cực.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết thực hành thể hiện suy nghĩ tích cực trong một số tình huống đơn giản.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của 2 tình huống – SGK tr.13 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ.

- GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) và cho HS bốc thăm để xử lí tình huống: Em hãy thảo luận nhóm về cách điều chỉnh suy nghĩ của nhân vật trong tình huống theo hướng tích cực:

+ Tình huống 1: Nhân dịp sinh nhật, Tâm được tặng một món đồ chơi đẹp. Tâm rất quý và giữ gìn món đồ chơi đó cẩn thận. Một lần, em trai Tâm lấy đồ chơi ra nghịch và làm hỏng. Tâm quát em nên bị bà mắng. Tâm tủi thân vì nghĩ rằng bà chỉ thiên vị em. Nếu là Tâm, em sẽ làm gì?

+ Tình huống 2: Huy bị cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở vì hay nói chuyện riêng và đùa nghịch trong giờ Giáo dục thể chất. Huy nghĩ rằng, chính lớp trưởng là người đã mách cô nên rất ghét bạn ấy. Nếu là Huy, em sẽ làm gì?

- GV gọi 3 – 4 nhóm đưa ra cách xử lí tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu các nhóm xây dựng kịch bản, sắm vai xử lí tình huống thể hiện suy nghĩ tích cực qua lời nói, hành động phù hợp.

- GV mời một số nhóm lên bảng sắm vai thể hiện tình huống. Các nhóm khác cùng theo dõi và nhận xét về cách thể hiện suy nghĩ tích cực trong mỗi tình huống.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Chia sẻ với người thân về cách suy nghĩ tích cực.

+ Rèn luyện cách suy nghĩ lạc quan, tích cực trong các tình huống với cuộc sống và ghi lại kết quả, cảm xúc của em.

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi,

 

- HS lắng nghe yêu cầu.

 

 

 

- HS lắng nghe gợi ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe hướng dẫn.

 

 

 

 

- HS hoạt động theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ:

Gợi ý:

+ Tình huống: Chị gái đến đón em quá muộn.

+ Cách nghĩ tiêu cực: Chị quên đón mình.

+ Cách nghĩ tiêu cực: có thể chị bị hỏng xe, chị tan làm muộn, chị phải ở lại làm thêm giờ,…

+ Thông cảm và thấy thương chị hơn.

- HS phân tích.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời: Các cách để suy nghĩ tích cực là:

+ Tập trung vào những điều tốt đẹp.

+ Viết nhật ký về lòng biết ơn.

+ Dành thời gian nói chuyện với những người có suy nghĩ tích cực.

+ Viết ghi chú về những điều tích cực.

+ Luôn mỉm cười.

+ Nghe bài hát yêu đời, vui vẻ.

+ Xem những bộ phim truyền cảm hứng.

- HS lắng nghe câu hỏi thảo luận.

 

 

- HS trả lời: Lợi ích của suy nghĩ tích cực đem lại cho sức khỏe:

+ Tăng tuổi thọ.

+ Giảm căng thẳng, trầm cảm.

+ Tâm lý thoải mái, sức khỏe tốt hơn.

+ Bình tĩnh hơn trong mọi việc.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ và tình huống.

 

- HS bốc thăm và xử lí tình huống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Tình huống 1: Tâm nên suy nghĩ một cách tích cực vì em trai Tâm còn nhỏ, còn vụng về nên chưa biết cách giữ gìn đồ chơi. Việc Tâm quát em là sai nên bà phải nhắc nhở, chứ không phải thiên vị cho em.

→ Với suy nghĩ như vậy, Tâm sẽ không dỗi bà; đồng thời nhắc nhở và hướng dẫn em bé giữ gìn đồ chơi.

+ Tình huống 2: Huy cần hiểu việc mình làm trong giờ Giáo dục thể chất là sai nên bị cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở. Huy nên nghĩ cách sửa chữa khuyết điểm chứ không nên nghĩ đến việc nghi kị, ghét bạn lớp trưởng, vì dù bạn ấy có phản ánh tình hình lớp học với cô giáo chủ nhiệm thì cũng đúng trách nhiệm, phận sử của lớp trưởng.

→ Với suy nghĩ tích cực như vậy, Huy sẽ thành khẩn nhận và sửa chữa khuyết điểm thay vì ghét bạn lớp trưởng.

- Các nhóm xây dựng kịch bản để xử lí tình huống.

 

- Các nhóm sắm vai thể hiện tình huống trước lớp.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt và động viên những bạn làm chưa tích cực.

 

- HS lắng nghe và chuẩn bị.

 

Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Nghĩ tích cực – Sống vui tươi

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt động tổng kết tuần

a. Mục tiêu: HS tổng kết được những việc đã làm được trong tuần vừa qua.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định trật tự lớp học, tổng kết những hoạt động của tuần 4 và nêu những kế hoạch học tập và hoạt động trong tuần 5.

- GV nhận xét về ý thức học tập của một số bạn trong lớp và tiến hành tuyên dương bạn có ý thức tốt, nhắc nhở bạn có ý thức chưa tốt.

Hoạt động 2: Chia sẻ kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực của em.

a. Mục tiêu: HS phản hồi được kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành nhóm 4 HS và yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực theo các gợi ý sau:

+ Em đã vượt qua được cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ tích cực hơn qua những tình huống nào?

+ Em đã suy nghĩ tích cực như thế nào trong tình huống?

+ Em đã thể hiện suy nghĩ ấy qua lời nói, hành động như thế nào?

+ Cảm xúc của em khi đó như thế nào?

+ Em thấy bản thân đã tiến bộ hơn khi suy nghĩ tích cực trong những tình huống đã gặp chưa?

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nêu yêu cầu: Sau khi nghe bạn chia sẻ, em có cảm nghĩ gì?

- GV khen HS và đề nghị các HS khác chia sẻ thêm về ích lợi của việc suy nghĩ tích cực và quyết tâm tiếp tục rèn luyện suy nghĩ tích cực trong tương lai.

 

 

 

 

 

- GV cho HS xem video về 7 cách sống tích cực mỗi ngày: https://youtu.be/vEQfgUck6eM

- GV kết luận: Việc rèn luyện suy nghĩ tích cực trong các tình huống thực tế rất quan trọng, giúp chúng ta có được cảm xúc và hành vi, việc làm phù hợp.

- GV yêu cầu HS tiếp tục rèn luyện khả năng điều chỉnh suy nghĩ và cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực.

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe

 

 

- HS lắng nghe và vỗ tay tuyên dương những bạn có ý thức tốt, động viên những bạn còn kém.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu và thảo luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời HS chia sẻ:

Gợi ý:

+ Em đã vượt qua cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ tích cực hơn khi em hẹn bạn đi đá bóng nhưng đợi mãi không thấy bạn đến.

+ Em đã suy nghĩ rằng có thể bạn bị hỏng xe nên không thể đến đúng giờ.

+ Hành động: Em bình tĩnh và đợi bạn thêm một lúc nữa. Nếu bạn chưa đến thì em sẽ đi một mình và hỏi bạn lý do sau.

+ Cảm xúc của em lúc đầu có chút bực bội nhưng sau đó suy nghĩ tích cực em sẽ cảm thông cho bạn.

+ Em thấy bản thân đã tiến bộ hơn khi suy nghĩ tích cực trong tình huống đó.

- HS trả lời: Sau khi nghe bạn chia sẻ, em thấy bạn đã tiến bộ hơn khi suy nghĩ tích cực.

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ: Lợi ích của việc suy nghĩ tích cực:

+ Sức khỏe tốt, tâm lý thoải mái.

+ Giảm căng thẳng.

+ Thúc đẩy các mối quan hệ tốt đẹp hơn.

+ Bình tĩnh hơn trong mọi vấn đề.

+ Mang lại sự tự tin.

+ Cải thiện kĩ năng sống.

- HS xem video.

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

- HS thực hiện.

 

Đánh giá hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động của bản thân

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đánh giá theo các tiêu chí sau:

+ Xác định và giới thiệu những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.

+ Xác định và giới thiệu những việc làm đáng tự hào của bản thân.

+ Xác định khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong một số tình huống đơn giản.

+ Xác định khả năng điều chỉnh suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.

- GV phát cho HS Phiếu đánh giá và yêu cầu: Mỗi HS tự đánh giá về các hoạt động của em đã thực hiện trong chủ đề Nhận diện bản thân. Sau đó, em hãy đổi Phiếu đánh giá với bạn cùng bàn để bạn đánh giá về việc thực hiện các hoạt động trong chủ đề của em.

- GV yêu cầu HS về nhà xin ý kiến người thân về việc em đã thực hiện.

- GV ghi ý kiến nhận xét vào Phiếu đánh giá và tổng kết hoạt động.

 

 

 

- HS lắng nghe tiêu chí đánh giá.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tự đánh giá và đổi Phiếu đánh giá với bạn cùng bàn.

 

 

 

 

- HS về nhà xin ý kiến người thân.

 

- HS lắng nghe.

 

 

MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ:

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

Họ và tên:……………………………

Lớp:………

Trường:………………

1. Tự đánh giá và bạn đánh giá em

Tô màu vào J với mỗi nội dung em tự đánh giá và bạn đánh giá theo gợi ý dưới đây:

Hoàn thành tốt:

Hoàn thành:

Chưa hoàn thành:

STT

Nội dung

Em tự đánh giá

Bạn đánh giá em

1

Xác định và giới thiệu những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.

  

2

Xác định và giới thiệu những việc làm đáng tự hào của bản thân.

  

3

Xác định khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong một số tình huống đơn giản.

  

4

Xác định khả năng điều chỉnh suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.

  
      

2. Ý kiến của người thân:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3. Ý kiến của giáo viên

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: NHẬN DIỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: YÊU TRƯỜNG, MẾN LỚP

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: TỰ LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG EM TƯƠI ĐẸP

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM NGHỀ TRUYỀN THỐNG

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: NHẬN DIỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: YÊU TRƯỜNG, MẾN LỚP

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: TỰ LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG EM TƯƠI ĐẸP

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM NGHỀ TRUYỀN THỐNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay