Giáo án HĐTN 4 kết nối chủ đề 2: Nếp sống và tư duy khoa học- Tuần 6
Giáo án chủ đề 2: Nếp sống và tư duy khoa học- Tuần 6 trong tim sách HĐTN 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 4 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 6:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết sử dụng các câu hỏi 5W1H để khai thác và tổ chức quản lí thông tin về sự vật, hiện tượng đang tìm hiểu.
- Biết cách thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy như công cụ tìm hiểu và công cụ hỗ trợ khi trình bày, qua đó thể hiện rõ các ý trong kết quả tư duy (thời gian, nhân quả, chính phụ,…).
- Chia sẻ về cách thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy trong sinh hoạt và học tập.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia sẻ được cách thiết kế sơ đồ tư duy về một sự vật, hiện tượng và đặt câu hỏi để tìm thông tin về sự vật, hiện tượng đó.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng để thiết kế sơ đồ tư duy khoa học và hiệu quả.
Năng lực riêng:
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xây dựng sơ đồ tư duy và đặt câu hỏi để tìm kiếm thông tin.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện thiết kế sơ đồ tư duy phù hợp.
- Phẩm chất
- Nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, biết tự lực thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, hướng dẫn.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Các tấm bìa, phấn, bút.
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Cuộc phiêu lưu của sách, bút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: HS tham gia hoạt động theo kế hoạch của nhà trường. b. Cách tiến hành - GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình. - GV Tổng phụ trách yêu cầu đội văn nghệ của trường chuẩn bị tiểu phẩm về chủ đề “Cuộc phiêu lưu của sách, bút”. - GV cùng HS dẫn dắt vào chương trình về chủ đề Cuộc phiêu lưu của sách, bút. - GV chủ nhiệm hỗ trợ GV Tổng phụ trách Đội trong quá trình chuẩn bị, tổ chức cho HS biểu diễn tiểu phẩm về chủ đề Cuộc phiêu lưu của sách, bút. - GV đặt câu hỏi: Em rút ra được bài học gì sau khi xem xong tiểu phẩm? - GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm về cảm xúc của bản thân khi xem các tiết mục biểu diễn về chủ đề Cuộc phiêu lưu của sách, bút. |
- HS tham gia với sự phân công của GV. - HS chuẩn bị tiết mục.
- HS lắng nghe.
- HS xem tiểu phẩm.
- HS trả lời theo tiểu phẩm đã đón xem. - HS chia sẻ theo nhóm. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Kĩ năng đặt câu hỏi để tìm hiểu thông tin
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo cảm giác vui vẻ cho HS, khởi động việc “động não, luyện trí”. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố vui. - GV đưa ra một số câu đố để HS cùng đoán về sự vật, hiện tượng: Câu 1: Con gì ăn lửa với than? Câu 2: Vừa bằng cái vung, vùng xuống ao, đào chẳng thấy, lấy chẳng được, là cái gì? Câu 3: Lịch nào dài nhất? Câu 4: Cái gì đánh cha, đánh má, đánh anh, đánh chị, đánh em? Câu 5: Con gì dài nhất trên đời? - GV gọi 5 bạn xung phong trả lời các câu đố.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm (4 – 6 HS) và nêu yêu cầu: Mỗi bạn nêu một câu đố của mình, có thể là câu đố dân gian, sưu tầm hoặc tự sáng tác, sau đó, các bạn khác trong nhóm sẽ tìm lời giải đố. - GV mời 1 – 2 nhóm nêu câu đố và trả lời. - GV tổng kết và dẫn dắt: Trong cuộc sống có nhiều lúc ta cần tự quan sát, dự đoán, suy luận để tìm hiểu bản chất của vấn đề. Chúng ta có thể tìm ra bản chất vấn đề bằng cách tự hỏi. Vậy đặt câu hỏi cần có những kĩ năng gì để tìm hiểu thông tin, chúng ta cùng đi vào bài hôm nay: Tuần 6 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Kĩ năng đặt câu hỏi để tìm hiểu thông tin. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chơi trò chơi Động não, luyện trí. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS học cách sử dụng các câu hỏi có từ để hỏi theo công thức 5W1H (Ai? Cái gì? – tên đồ vật, hiện tượng, tên các bộ phận; Khi nào? – thời gian; Ở đâu? – địa điểm; Vì sao? – nguyên nhân; Như thế nào? – phương pháp, cách sử dụng, cách thực hiện) để tìm hiểu thông tin về sự vật, sự kiện, hiện tượng. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ – SGK tr.18 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Động não, luyện trí. - GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) và nêu luật chơi: Các thành viên trong nhóm quan sát và ghi tên một đồ vật mình nhìn thấy trong lớp học vào một tấm bìa và úp các tấm bìa xuống bàn. Mỗi thành viên trong nhóm lần lượt rút một tấm bìa, trả lời câu hỏi tìm hiểu thông tin của các thành viên khác: “Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Vì sao? Như thế nào?” để các thành viên khác đoán được đồ vật được ghi trên tấm bìa. Bạn nào hỏi ít thông tin mà đoán được nhanh nhất là người chiến thắng. - GV cho HS chơi thử và lấy ví dụ để HS hiểu hơn về luật chơi: Ví dụ trên tấm bìa là: Bảng đen HS có thể đặt câu hỏi: + Đồ vật đó được làm bằng gì? – Bằng gỗ. + Ai có thể sử dụng đồ vật đó – Giáo viên và học sinh. + Đồ vật đó được sử dụng vào những lúc nào? – Những khi cần ghi thông tin để tất cả cùng nhìn, những lúc giảng bài. + Đồ vật đó được đặt ở đâu? – Treo trên tường. + Vì sao đồ vật đó được treo trên tường mà không phải để dưới đất? – Để tất cả đều nhìn rõ. + Đồ vật đó được sử dụng như thế nào? – Sử dụng phấn trắng viết lên. - GV mời 3 – 4 nhóm thực hiện hỏi đáp để tìm ra đồ vật của nhóm mình. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Phương pháp 5W1H được sử dụng khi đặt câu hỏi tìm hiểu thông tin về con người, sự vật, hiện tượng. Chúng ta có thể dùng câu hỏi để hỏi người khác, nhưng cũng có thể tự đặt câu hỏi cho mình để từ đó phán đoán, tìm hiểu được thêm thông tin. Hoạt động 2: Trình bày thông tin tìm hiểu được bằng hình thức sơ đồ tư duy a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách mô hình hóa những thông tin về sự vật, sự kiện, hiện tượng; biết lựa chọn thông tin quan trọng, phân loại thông tin để xây dựng sơ đồ tư duy – giúp nhớ, hiểu và thực hành tư duy tốt hơn. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ – SGK tr.18 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ. - GV giữ nguyên nhóm ở HĐ1 và yêu cầu: Mỗi nhóm hãy lựa chọn một đồ vật để vẽ sơ đồ tư duy trình bày những thông tin đã tìm hiểu được qua trò chơi ở HĐ1. - GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy: + Tên đồ vật ở giữa, có các đường nhánh chính, nhánh phụ tỏa ra, thể hiện sự phân loại. + Xác định các nhánh chính dựa trên câu hỏi, không cần thiết sử dụng tất cả các nhánh. - GV lấy ví dụ: Tủ sách lớp học: + Nhánh 1: Nội dung tủ sách: bao gồm những cuốn sách nào, về chủ đề gì? + Nhánh 2: Người sử dụng: ai được sử dụng tủ sách? + Nhánh 3: Thời gian sử dụng: được sử dụng tủ sách vào thời gian nào trong ngày? + Nhánh 4: Mục đích sử dụng (vì sao lại để tủ sách trong lớp học, để đây làm gì? + Nhánh 5: Vị trí đặt tủ sách: đặt ở đâu, góc nào trong lớp. + Nhánh 6: Biện pháp phát triển tủ sách: thu thập thêm sách bằng cách nào? Phát triển tủ sách như thế nào? - GV phân tích cho HS: + Nhánh 3 hoặc nhánh 4 là nhánh chính. + Ưu tiên những nhánh phụ có thể đưa ra nhiều thông tin chi tiết bên trong. + Nhánh 5 sẽ ít được chọn vì khó phát triển thành các nhánh thông tin. - GV hướng dẫn HS điền thông tin bằng cách vẽ, trang trí, dùng nhiều màu sắc,… để thông tin được ghi nhớ ngắn gọn bằng hình ảnh, ăn sâu vào trí não hơn. - GV cho các nhóm thiết kế sơ đồ tư duy trong vòng 7 phút. - GV gọi từng nhóm chia sẻ sơ đồ tư duy của nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác quan sát, đặt câu hỏi (nêu cần thiết).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Sơ đồ tư duy giúp chúng ta hệ thống thông tin về một sự vật, hiện tượng, cho ta nhìn rõ hơn về mối quan hệ giữa các bộ phận, nội dung. Hỏi, tự hỏi để tìm kiếm thông tin; ghi lại, phân loại và hệ thống lại thông tin – đó là những thao tác ban đầu của tư duy khoa học. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Lựa chọn một sự vật, hiện tượng mà em quan tâm để vẽ sơ đồ tư duy. Lưu ý HS thực hiện các bước động não: đặt câu hỏi, phân loại thông tin theo câu hỏi, trình bày thông tin theo nhánh. |
- HS tích cực tham gia trò chơi. - HS lắng nghe câu đố.
- HS trả lời câu đố: Câu 1: Con tàu. Câu 2: Mặt trăng. Câu 3: Lịch sử. Câu 4: Bàn chải đánh răng. Câu 5: Con đường. - HS hoạt động nhóm.
- HS thực hiện. - HS lắng nghe.
- HS đọc hiểu nhiệm vụ.
- HS tích cực tham gia trò chơi.
- HS hình thành nhóm và lắng nghe luật chơi.
- HS lắng nghe ví dụ.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS đọc hiểu nhiệm vụ.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS lắng nghe hướng dẫn.
- HS quan sát ví dụ.
- HS lắng nghe GV phân tích.
- HS lưu ý.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ sơ đồ tư duy của nhóm mình. - HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt, động viên những bạn làm chưa tốt.
- HS lắng nghe và chuẩn bị. |
Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Rèn luyện tư duy khoa học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động 1: Hoạt động tổng kết tuần a. Mục tiêu: HS tổng kết được những việc đã làm được trong tuần vừa qua. b. Cách tiến hành - GV ổn định trật tự lớp học, tổng kết những hoạt động của tuần 6 và nêu những kế hoạch học tập và hoạt động trong tuần 7. - GV nhận xét về ý thức học tập của một số bạn trong lớp và tiến hành tuyên dương bạn có ý thức tốt, nhắc nhở bạn có ý thức chưa tốt. Hoạt động 2: Chia sẻ sơ đồ tư duy a. Mục tiêu: HS thực hành trình bày về một vấn đề trước lớp, học cách sử dụng sơ đồ tư duy để thuyết trình, biết cách lập luận bảo vệ quan điểm của mình khi có câu hỏi chất vấn. b. Cách tiến hành: - GV trang trí lớp học thành một buổi triển lãm và cho HS tham quan sơ đồ tư duy của các nhóm. GV hướng dẫn HS tổ chức triển lãm sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà về sự vật, hiện tượng mà mình quan tâm – mỗi nhóm trưng bày sơ đồ ở góc của nhóm mình. - Từng thành viên trong nhóm trình bày nội dung sơ đồ tư duy của mình, các bạn khác đặt câu hỏi để tìm hiểu sâu thêm về vấn đề được trình bày. - GV tổ chức cho cả lớp bình chọn sơ đồ tư duy được trình bày thú vị, mạch lạc, khoa học nhất bằng cách gắn một logo trái tim lên góc sơ đồ mà mình tâm đắc. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Phóng viên. - GV nêu luật chơi: Một bạn đóng vai phóng viên, chọn 5 - 7 bạn bất kì và đặt câu hỏi: Bạn thích sơ đồ tư duy nào nhất? Vì sao? - GV tiếp tục đặt câu hỏi: + Em học thêm được điều gì mới từ cách trình bày sơ đồ tư duy của nhóm bạn? + Em gặp khó khăn gì khi đặt câu hỏi 5W1H và lựa chọn nhánh cho sơ đồ? + Theo em, chúng ta nên sử dụng sơ đồ tư duy vào những công việc gì? - GV mời một số HS trả lời.
- GV đánh giá, nhận xét và kết luận. - GV nhắc nhở HS về nhà chuẩn bị các hoạt động sau: + Chia sẻ với người thân về kinh nghiệm sử dụng các câu hỏi 5W1H và sơ đồ tư duy trong sinh hoạt và học tập. + Tìm hiểu về đồ tái chế, chuẩn bị nội dung chia sẻ về ý tưởng, cách làm đồ tái chế để tham gia Hội chợ Đồ tái chế trong tiết SHDC tới. + Làm đồ tái chế để chuẩn bị tham gia Hội chợ Đồ tái chế. |
- HS chú ý lắng nghe
- HS lắng nghe và vỗ tay tuyên dương những bạn có ý thức tốt, động viên những bạn còn kém.
- HS trưng bày các sơ đồ tư duy,
- Đại diện các nhóm trình bày nội dung sơ đồ tư duy của mình.
- HS bình chọn.
- HS tham gia trò chơi. - HS lắng nghe luật chơi.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời: + Em học thêm được cách trình bày sơ đồ tư duy mạch lạc, khoa học, ngắn gọn, dễ ghi nhớ, đẹp. + Khó khăn: Có quá nhiều thông tin cần khai thác mà không biết nên đưa thông tin nào vào sơ đồ. + Sử dụng sơ đồ tư duy để ghi nhớ những thông tin trong học tập và giảng dạy giúp thầy cô và học trò hệ thống kiến thức hiệu quả hơn. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và chuẩn bị. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức đủ cả năm