Giáo án KHTN 7 kết nối bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật (3 tiết)
Giáo án bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật (3 tiết) sách KHTN 7 kết nối tri thức – phần sinh học. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của KHTN 7 kết nối tri thức – Phần sinh học. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án KHTN 7 kết nối bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật (3 tiết)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 28. TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT
(3 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức:
Sau bài học, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm trao đổi khí ở sinh vật.
- Sử dụng hình ảnh để mô tả được cấu tạo và chức năng của khí khổng.
- Dựa vào hình ảnh, mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá.
- Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người, động vật và quá trình trao đổi khí ở người.
- Vận dụng được những kiến thức về trao đổi khí ở thực vật, động vật và người trong trồng trọt, bảo vệ cơ thể và môi trường sống để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình trao đổi khí ở sinh vật
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về khái niệm trao đổi khí ở sinh vật, thực vật và động vật
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về trao đổi khí ở sinh vật.
- Năng lực về sinh học:
- Năng lực nhận thức: Nhận biết và nêu được khái niệm của trao đổi khí ở sinh vật.
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và nêu được quá trình trao đổi khí ở sinh vật, thực vật và động vật.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng để thực hiện một số biện pháp bảo vệ, chăm sóc cơ quan hô hấp của bản thân.
- Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh ảnh về cơ quan trao đổi khí và quá trình trao đổi khí ở thực vật, động vật.
- Video về quá trình trao đổi khí ở các loài sinh vật (nếu có).
- Video về cách sơ cứu trẻ khi bị hóc dị vật.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa, SBT
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Khơi gợi sự tò mò của HS về quá trình trao đổi khí ở sinh vật.
- Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, đặt câu hỏi, HS thảo luận, trả lời.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về câu hỏi phần Khởi động.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình và đặt câu hỏi: Hình bên thể hiện sự trao đổi khí ở người. Trao đổi khí là gì? Quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào ở cơ thể động vật và thực vật?
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Khi hô hấp, thành phần khí hít vào và thở ra ở cơ thể người là gì? Em hãy mô tả đường đi của khí từ khi hít vào đến khi thở ra.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, thảo luận đưa ra ý kiến.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời theo ý hiểu của mình.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV ghi nhận câu trả lời của HS, nhận xét, đánh giá.
- Từ câu hỏi trên, GV dẫn dắt vào bài học mới: Để tìm hiểu xem trao đổi khí là gì và quá trình trao đổi khí ở sinh vật diễn ra ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu trao đổi khí ở sinh vật
- Mục tiêu: HS tìm hiểu khái niệm trao đổi khí ở sinh vật
- Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I – SGK tr.118 và trả lời câu hỏi
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm trao đổi khí ở sinh vật.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I – SGK tr.118 và cho biết: Em hãy nêu khái niệm trao đổi khí ở sinh vật - GV yêu cầu HS liên hệ những kiến thức đã học trong bài quang hợp và hô hấp ở thực vật, kết hợp với kiến thức đã biết về các khí hít vào và thở ra ở động vật. - GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS hoàn thành nội dung bảng 28.1: 1. Em hãy cho biết các khí cơ thể sinh vật lấy vào và thải ra. 2. Trao đổi khí có liên quan gì với hô hấp tế bào. - GV bổ sung: Ở động vật, trao đổi khí là biểu hiện bên ngoài của hô hấp còn hô hấp tế bào là biểu hiện bên trong của hô hấp, khí O2 mà cơ thể lấy vào sẽ được đưa đến tế bào để thực hiện quá trình oxy hóa các chất trong hô hấp tế bào, giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Nếu sống trong môi trường thiếu O2 thì điều gì sẽ xảy ra với cơ thể động vật nói chung và con người nói riêng? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục I – SGK tr.118 và trả lời câu hỏi. - GV trình bày, hướng dẫn HS lần lượt khám phá nội dung bài học. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời. - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung câu trả lời Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Trao đổi khí ở sinh vật - Trao đổi khí là quá trình sinh vật lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2. - Ở cơ thể động vật, trao đổi khí được thực hiện qua quá trình hô hấp. - Ở thực vật, trao đổi khí được thực hiện ở cả quá trình quang hợp và hô hấp. - Bảng 28.1 (đính kèm ở cuối bài). - Hô hấp tế bào sử dụng O2 để oxy hóa chất hữu cơ tạo thành CO2, nước và giải phóng năng lượng. Quá trình trao đổi khí giúp cơ thể lấy O2 dùng cho hô hấp tế bào và thải CO2 từ quá trình hô hấp tế bào ra môi trường. - Nếu sống trong môi trường thiếu O2 thì cơ thể con người sẽ dẫn đến đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt. Thể nặng có thể gây ra tình trạng mất ý thức, mất trí nhớ tạm thời, liệt nhẹ nửa người, choáng váng,… gây khó khăn cho sinh hoạt và công việc. Thiếu O2 kéo dài sẽ dẫn tới tai biến mạch máu não, nhồi máu não, đột quỵ, đột tử,… |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
- Trọn bộ word + Powerpoint: 600k/học kì - 650k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)