Câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật

Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)

CHƯƠNG VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

BÀI 28 - TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT

I. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Trình bày khái niệm trao đổi khí ở sinh vật.

Trả lời:

Trao đổi khí là quá trình sinh vật lấy O2 hoặc COtừ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2.

Câu 2: Quá trình trao đổi khí ở động vật và thực vật thực hiện qua quá trình nào?

Trả lời:

  • Quá trình trao đổi khí ở động vật thực hiện thông qua quá trình hô hấp: Các chất khí khuếch tán ra vào cơ thể thông qua bề mặt trao đổi khí.
  • Quá trình trao đổi khí ở thực vật thực hiện ở quá trình quang hợp và hô hấp: Các chất khí khuếch tán ra vào lá thông qua khí khổng của lá.

 

Câu 3: Trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường diễn ra theo cơ chế nào? Nêu mối quan hệ giữa quá trình trao đổi khí và hô hấp tế bào.

Trả lời:

  • Trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường diễn ra theo cơ chế khuếch tán (các phân tử khí di chuyển từ vùng có nồng độ cao sang vùng có nồng độ thấp hơn).
  • Quá trình trao đổi khí và hô hấp tế bào có mối quan hệ chặt chẽ, nguyên liệu của quá trình này là sản phẩm của quá trình kia:
  • Quá trình trao đổi khí lấy khí oxygen từ môi trường ngoài cung cấp cho hoạt động hô hấp tế bào.
  • Ngược lại, khí carbon dioxide – sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào sẽ được quá trình trao đổi khí để thải ra ngoài môi trường.

 

Câu 4: Nêu vai trò của sự trao đổi khí với cơ thể sinh vật.

Trả lời:

Vai trò của sự trao đổi khí với cơ thể sinh vật: Sự trao đổi khí giúp cơ thể sinh vật trao đổi khí đối với môi trường bên ngoài, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể được diễn ra bình thường.

 

Câu 5: Thực vật trao đổi khí với môi trường nhờ cơ quan nào? Nêu cấu tạo và chức năng của cơ quan đó.

Trả lời:

  • Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua khí khổng ở lá cây.
  • Cấu tạo khí khổng:
  • Mỗi khí khổng gồm 2 tế bào hình hạt đậu nằm áp sát vào nhau, tạo nên khe khí khổng.
  • Mỗi tế bào khí khổng có thành ngoài mỏng, thành trong dày. Các tế bào hình hạt đậu đều chứa nhiều lục lạp.
  • Chức năng trao đổi khí của khí khổng ở lá cây:
  • Trong quang hợp (diễn ra khi có ánh sáng): Khí khổng mở để khí CO2 khuếch tán từ môi trường bên ngoài vào lá, khí O2 khuếch tán từ trong lá ra môi trường bên ngoài.
  • Trong hô hấp (diễn ra cả ngày đêm): Khí khổng mở để khí O2 khuếch tán từ môi trường ngoài vào lá và khí CO2 khuếch tán từ lá ra môi trường ngoài.
  • Quá trình trao đổi khí phụ thuộc vào độ đóng mở của khí khổng: Khí khổng mở khi có ánh sáng và được cung cấp đủ nước. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa rồi giảm dần và nhỏ nhất ở chiều tối.

 

Câu 6: Động vật trao đổi khí với môi trường nhờ cơ quan nào?

Trả lời:

Ở động vật, sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra qua cơ quan trao đổi khí:

  • Động vật đơn bào và một số động vật đa bào như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp,… trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
  • Các loài côn trùng như châu chấu, ruồi,… trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
  • Các loài sống dưới nước như cá, tôm, cua, trai,… trao đổi khí qua mang.
  • Động vật thuộc lớp Bò sát, Chim, Thú trao đổi khí qua phổi.

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Trao đổi khí ở người diễn ra theo phồi thông qua con đường nào?

Trả lời:

Ở người, trao đổi khí được diễn ra ở phổi thông qua đường dẫn khí: Khoang mũi → Hầu → Khí quản → Phế quản → Phổi.

Câu 2: Trình bày sự trao đổi khí ở người.

Trả lời:

  • Khi hít vào, không khí đi qua khoang mũi tới hầu, khí quản, phế quản để vào phổi. Tại phổi, khi hít vào, O2 khuếch tán từ phế nang vào máu đến cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.
  • Tại các tế bào, CO2 được chuyển vào máu đến phổi, sau đó sẽ khuếch tán vào phế nang và được đưa ra ngoài môi trường qua động tác thở ra.

Câu 3: Quá trình trao đổi khí ở động vật có vai trò gì?

Trả lời:

Cơ thể động vật trao đổi khí với môi trường đảm bảo cho các tế bào, mô và các cơ quan được cung cấp đầy đủ oxygen và thải carbon dioxide (chất thải) ra ngoài một cách hiệu quả.

 

Câu 4: Lấy ví dụ về ý nghĩa của công thức hóa học.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Calcium carbonate gồm 3 nguyên tố là Ca, C và O.
  • Trong một phân tử calcium carbonate có một nguyên tử Ca, một nguyên tử C, ba nguyên tử O và tỉ lệ số nguyên tử Ca : C : O là 1 : 1 : 3.
  • Khối lượng phân tử bằng 40 + 12 + 3.16 = 100 amu.

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Cá heo, cá voi sống trong nước nhưng phải thường xuyên nhô lên mặt nước để thở. Giải thích hiện tượng này.

Trả lời:

Giải thích: vì chúng hô hấp bằng phổi nên phải thường xuyên nhô lên lấy oxy trong không khí thì mới có thể hô hấp bình thường.

 

Câu 2: Tại sao cơ thể động vật bắt buộc phải lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường?

Trả li:

Bởi vì quá trình hô hấp sử dụng  khí O2 để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể, mà động vật trao đổi khí với môi trường nhờ quá trình hô hấp. Cơ thể động vật bắt buộc phải lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường vì O2 cung cấp cho sự hô hấp của tế bào, tạo năng lượng để duy trì hoạt động sống cho cơ thể. CO2 sinh ra sẽ được thải ra môi trường để đảm bảo cân bằng môi trường bên trong cơ thể.

Câu 3: Thuỷ tức và giun đất trao đổi khí với môi trường sống như thế nào?

Trả lời:

Ở thuỷ tức và giun đất: Khí O2 và CO2 khuếch tán qua toàn bộ bề mặt cơ thể.

Câu 4: Tại sao phải giữ cho môi trường nuôi luôn ẩm ướt khi nuôi ếch và giun đất?

Trả lời:

Vì ếch và giun đất chủ yếu hô hấp qua da. Da ếch và giun đất cần ẩm để thực hiện khuyếch tán không khí dễ dàng, nếu môi trường không đủ ẩm, da ếch và giun đất bị khô, chúng không thực hiện được quá trình trao đổi khí và sẽ chết.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nêu một số bệnh phổ biến ở đường dẫn khí và ở phổi, nguyên nhân gây bệnh, biện pháp phòng tránh các bệnh đó.

Trả lời:

Tên bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Biện pháp phòng tránh

1. Hen suyễn

-       Nhiễm khuẩn hô hấp trên do vi khuẩn, virus

-       Không khí lạnh

-       Bụi, khói thuốc lá, hóa chất trong không khí

-       Mạt nhà

-       Stress

-       Tiêm vắc xin phòng cúm

-       Xác định và tránh tiếp xúc với các dị nguyên khởi phát cơn hen

-       Nhận diện các dấu hiệu báo trước

-       Điều trị càng sớm càng tốt

-       Tuân thủ việc điều trị

-       Tái khám theo hẹn

-       Cần gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu của cơn hen nặng. 

Viêm phế quản cấp

Do virus, bệnh còn có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi

-       Tránh xa khói thuốc lá

-       Uống nhiều nước

-       Tiêm chủng hàng năm

-       Rửa tay thường xuyên

-       Tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc cúm

-       Đeo khẩu trang y tế

Xơ nang

Do nhận gen di truyền xơ nang từ cả bố hoặc mẹ hoặc cả hai.

Duy trì lối sống lành mạnh: tiêm phòng vaccine, không hút thuốc, rửa tay thường xuyên và bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

-       Hút thuốc lá

-       Yếu tố di truyền

-       Tránh hút thuốc lá

-       Theo dõi định kỳ hàng tháng

-       Tiêm ngừa vaccine 

Câu 2: Hệ hô hấp của cá xương có đặc điểm gì để thích nghi với việc trao đổi khí với nước?

Trả lời:

  • Mang được cấu gồm nhiều cung mang, một cung mang lại gồm nhiều phiến mang ® diện tích trao đổi khí rất lớn.
  • Dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước đi qua phiến mang, tối ưu hóa trao đổi khí giữa máu mao mạch với nước
  • Các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang miệng và khoang mang ® dòng nước giàu O2 đi theo một chiều liên tục

 

 

=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay