Phiếu trắc nghiệm Công dân 8 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Minh đặt mục tiêu đạt giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, nhưng bạn ấy không có kế hoạch học tập rõ ràng và thường xuyên trì hoãn việc học. Trong trường hợp này, Minh nên làm gì?
A. Tiếp tục giữ mục tiêu nhưng không cần thay đổi cách học
B. Điều chỉnh mục tiêu xuống mức dễ hơn để đỡ áp lực
C. Xây dựng kế hoạch học tập cụ thể, phân bổ thời gian hợp lý
D. Từ bỏ mục tiêu vì thấy quá khó khăn
Câu 2: Lan đặt mục tiêu rèn luyện sức khỏe bằng cách chạy bộ mỗi ngày. Tuy nhiên, sau một tuần, cô ấy cảm thấy mệt mỏi và muốn từ bỏ. Theo em, Lan nên làm gì?
A. Ngừng chạy bộ vì sức khỏe không cho phép
B. Điều chỉnh cường độ luyện tập và đặt mục tiêu phù hợp hơn
C. Tiếp tục chạy mà không cần quan tâm đến cơ thể
D. Chỉ chạy khi có động lực
Câu 3: Khi lập kế hoạch ôn tập cho kỳ thi học kỳ, em cần ưu tiên điều gì?
A. Chỉ học những môn yêu thích trước
B. Phân bổ thời gian học hợp lý theo độ khó của từng môn
C. Chỉ học vào phút chót để nhớ lâu hơn
D. Học liên tục mà không cần nghỉ ngơi
Câu 4: Linh đặt mục tiêu đọc 20 cuốn sách trong năm, nhưng sau 3 tháng cô ấy mới đọc được 3 cuốn. Theo em, Linh nên làm gì?
A. Giảm số lượng sách xuống để bớt áp lực
B. Điều chỉnh kế hoạch, dành thêm thời gian mỗi ngày để đọc
C. Từ bỏ mục tiêu vì thấy khó thực hiện
D. Đọc tóm tắt sách thay vì đọc toàn bộ nội dung
Câu 5: Khi gặp khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch cá nhân, em cần làm gì?
A. Kiên trì thực hiện và điều chỉnh nếu cần
B. Bỏ cuộc ngay khi thấy khó khăn
C. Chờ thời điểm thích hợp hơn để thực hiện lại
D. Chỉ làm theo kế hoạch nếu có người nhắc nhở
Câu 6: Bước đầu tiên trong khâu lên kế hoạch lập mục tiêu cá nhân là gì?
A. Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết
B. Cam kết thực hiện kế hoạch
C. Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi
D. Liệt kê những việc cần làm để đạt được mục tiêu
Câu 7: “Tiết kiệm được một khoản tiền tiêu vặt” thuộc loại mục tiêu cá nhân nào?
A. Học tập và nghề nghiệp
B. Tài chính cá nhân
C. Sức khỏe
D. Trao tặng và cống hiến xã hội
Câu 8: Em có thể xác định các mục tiêu dài hạn như thế nào?
A. Suy nghĩ về em muốn bản thân trở thành như thế nào trong tương lai
B. Suy nghĩ về những điều em muốn làm ở thời điểm em lập kế hoạch mục tiêu cho bản thân
C. Nghĩ về các việc làm sẽ thực hiện được trong khoảng thời gian ngắn
D. Em có thể dựa vào sở thích của em ở thời điểm hiện tại
Câu 9: Vì sao chúng ta nên xác định mục tiêu cá nhân cho bản thân?
A. Làm chúng ta trượt dài trên các mục tiêu đã đề ra
B. Giúp chúng ta có thêm đông lực trong cuộc sống, có các kế hoạch cụ thể để hoàn thành mục tiêu của mình trong tương lai
C. Thực hiện các mục tiêu cá nhân khiến chúng ta không tìm được hướng đi đúng đắn cho từng trường hợp cụ thể
D. Lên kế hoạch cho các mục tiêu làm chúng ta mất thời gian
Câu 10: Để xác định được mục tiêu cả ngắn hạn và dài hạn, em cần chú ý điều gì?
A. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân
B. Những điểm mạnh điểm yếu trong tính cách của bạn
C. Các mốc thời gian thự hiện cụ thể và phù hợp với khả năng của chính mình
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 11: Điền vào chỗ trống từ còn thiếu trong câu sau “lập kế hoạch chi tiêu là việc làm cần thiết giúp mỗi người ………….. được thu, chi, chủ động trong việc thực hiện các dự định của bản thân ở hiện tại và tương lai”.
A. Linh hoạt
B. Kiểm soát
C. Điều chỉnh
D. Tìm kiếm
Câu 12: Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng
B. Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm
C. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích
D. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc
Câu 13: Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng
B. Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm
C. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích
D. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc
Câu 14: Em có ngoài việc thiết lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng, em còn cách nào để có thể giúp bản thân khắc phục được các thói quen chi tiêu không lành mạnh?
A. Không thường xuyên xem các trang mua sắm trực tuyến
B. Cân nhắc kĩ trước khi chọn mua một sản phẩm nào đó
C. Không chọn mua các sản phẩm chỉ vì sở thích cá nhân, phải cân nhắc đến giá trị sử dụng và giá cả của sản phẩm trước khi quyết định mua
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 15: L được tiết kiệm được một khoản tiền mừng tuổi và dự định sẽ mua thêm sách để ôn tập cho kì thi cuối năm. Hôm nay, L đi hội trợ vô tình thấy rất nhiều trò chơi thú vị nên đã tiêu mất số tiền mình có. Theo em, L đã thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu mà mình đề ra hay chưa?
A. L thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu của mình, vì chúng ta có thể ưu tiên các khoản tiêu trước mắt
B. L đã không nghiêm túc trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu
C. Tiền mua đồ dùng học tập L có thể xin mẹ mua sau, vì đó là khoản chi tiêu cần thiết
D. L không nhất thiết phải dùng tiền của mình để mua các đồ dùng học tập vì có thể xin trợ giúp từ người thân
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Đọc đoạn văn và trả lời:
“Xác định mục tiêu cá nhân cần dựa vào khả năng, sở thích và các yếu tố khách quan như hoàn cảnh gia đình, điều kiện xã hội. Ngoài ra, người có mục tiêu rõ ràng thường chủ động, biết cách sắp xếp thời gian, nỗ lực vượt khó và ít bị lệ thuộc vào hoàn cảnh hơn.”
a) Sở thích và điều kiện gia đình là những yếu tố nên cân nhắc khi đặt mục tiêu.
b) Chỉ cần có mục tiêu lớn là có thể thành công, không cần xem xét điều kiện thực tế.
c) Người có mục tiêu thường biết chủ động và có trách nhiệm với bản thân.
d) Xác định mục tiêu không liên quan đến khả năng quản lý thời gian.
Câu 2: Đọc đoạn văn và trả lời:
“Lan đặt mục tiêu sẽ thi đỗ vào trường chuyên cấp 3. Sau khi xác định mục tiêu, Lan lập kế hoạch học tập chi tiết từng tháng, từng tuần. Tuy nhiên, khi gặp khó khăn ở môn Toán, Lan đã tìm đến cô giáo và bạn bè để nhờ giúp đỡ thay vì bỏ cuộc. Cuối năm học, kết quả của Lan tiến bộ rõ rệt.”
a) Lan đã có mục tiêu cụ thể và biết cách lên kế hoạch thực hiện.
b) Khi gặp khó khăn, từ bỏ là lựa chọn hợp lý vì mục tiêu quá cao.
c) Việc tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp trở ngại là một cách làm phù hợp.
d) Chỉ cần đặt mục tiêu, không cần lập kế hoạch cụ thể cũng có thể thành công.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................