Phiếu trắc nghiệm Công dân 8 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
Đề số 03
Câu 1: Vì sao việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại lại là trách nhiệm của toàn xã hội?
A. Vì tai nạn gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
B. Vì Nhà nước có quy định về phòng ngừa tai nạn.
C. Vì đó là nghĩa vụ của mỗi công dân.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Bạn sẽ làm gì khi phát hiện một vật lạ nghi là vũ khí hoặc chất nổ ở nơi công cộng?
A. Báo ngay cho cơ quan chức năng hoặc người có trách nhiệm gần nhất.
B. Tò mò xem xét vật đó là gì.
C. Cầm vật đó mang đi nơi khác để tránh gây nguy hiểm cho mọi người.
D. Giữ im lặng và không làm gì cả.
Câu 3: Phân biệt sự khác nhau giữa quyền lao động và nghĩa vụ lao động của công dân?
A. Quyền lao động là quyền của công dân được làm việc để kiếm sống, còn nghĩa vụ lao động là trách nhiệm của công dân phải tham gia lao động để đóng góp cho xã hội.
B. Quyền lao động là nghĩa vụ của công dân phải làm việc, còn nghĩa vụ lao động là quyền của công dân được hưởng các quyền lợi từ lao động.
C. Quyền lao động và nghĩa vụ lao động là hai mặt của một vấn đề, không thể tách rời.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 4: Vì sao Nhà nước cần bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
A. Để tạo công bằng xã hội.
B. Để phát triển kinh tế đất nước.
C. Để bảo vệ quyền lợi của người lao động.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Nếu phát hiện một cơ sở sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi, em nên làm gì?
A. Báo cho chính quyền hoặc cơ quan chức năng
B. Chia sẻ trên mạng xã hội để cảnh báo
C. Thuyết phục người lao động nhí tiếp tục làm việc vì họ cần tiền
D. Không quan tâm vì không liên quan đến mình
Câu 6: Sự bất cẩn trong các hoạt động hằng ngày của con người có thể gây ra các hậu quả gì?
A. Gây ra các vụ cháy, nổ thương tâm
B. Bị ngộ độc thực phẩm
C. Làm lan truyền chất thải độc hại ra môi trường sống
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: Công dân nên làm gì để phòng tránh các tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?
A. Tàng trữ và buôn bán các vũ khí, trang thiết bị gây sát thương
B. Không khóa bình gas sau khi nấu ăn
C. Xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
D. Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho mọi người thực hiện tốt các quy định của pháp luật về các quy định phòng chống tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
Câu 8: Các hình thức tai nạn nào dưới đây được coi là tai nạn vũ khí?
A. Gặp tai nạn khi đang tham gia giao thông
B. Gặp các sự cố, tai nạn trong khi làm việc
C. Bị thương tích do súng đạn, bom mìn còn sót lại sau chiến tranh gây ra
D. Gặp tai nạn do thực lửa gây ra trong khi đang chế biến các món ăn
Câu 9: Các chất độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể con người theo các tác nhân nào?
A. Thức ăn
B. Môi trường sống
C. Các chất độc hại tồn dư sau chiến tranh
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 10: Vì sao chúng ta không nên sử dụng điện thoại khi đang sạc?
A. Chúng ta sẽ không sử dụng được hết các tính năng của điện thoại khi chúng ta đang sạc dở
B. Làm cho điện thoại nóng lên, rò rỉ bo mạch bên trong của máy, gây cháy nổ trong quá trình sử dụng
C. Không cảm nhận được hết độ mượt của điện thoại trong khi đang sạc
D. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 11: Tầm quan trọng của lao động đối với con người là gì?
A. Làm cho xã hội trở nên đình trệ, chậm phát triển
B. Làm con người mệt nhọc, không có sức khỏe toàn diện cho các hoạt động hằng ngày
C. Lao động tạo ra nguồn vật chất nuôi sống mỗi con người, gia đình và xã hội
D. Làm cho nguồn nhân lực lao động ngày một già đi và không còn đáp ứng được cho thị trường lao động
Câu 12: Một trong những nội dung về bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn?
A. Làm việc phù hợp với khả năng của mình, theo chuyên môn, không bị phân biệt đối xử
B. Muốn làm lúc nào tùy thuộc vào ý thích của mình
C. Thời gian làm việc theo ý kiến chủ quan của mình
D. Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình
Câu 13: Em hãy nêu khái niệm của “lao động”?
A. Là một hoạt động của con người có mục đích tác động để làm biến đổi các vật chất tự nhiên thành những sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế để phục vụ nhu cầu của con người và xã hội
B. Là hoạt động làm các sản phẩm đồ ăn thức uống phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày của con người
C. Là hoạt động giúp cho các vật chất biến đổi từ hình thức này sang hình thức khác phục vụ cho nhu cầu của của con người
D. Là hoạt động con người buộc phải thực hiện theo như quy định của nhà nước
Câu 14: Nhà nước quy định nhà sử dụng lao động không được phép khai thác sức lao động từ đối tượng nào?
A. Người trong độ tuổi lao động
B. Người chưa đủ 13 tuổi
C. Người không có tay nghề
D. Người phải học hỏi mới quen được với công việc
Câu 15: Thời gian lao động được quy định cho người lao động chưa thành niên là bao nhiêu giờ?
A. Người chưa đủ 15 tuổi được làm việc 8 tiếng một ngày
B. Người chưa đủ 15 tuổi không được làm quá 4 tiếng trong một ngày
C. Người đủ 18 tuổi không được làm thêm giờ
D. Người dưới 18 tuổi không được phép là quá 4 tiếng một ngày
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM Đ - S
Câu 1: Đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
a) M đốt rác trong khu vực gần rừng và cho rằng không gây nguy hiểm.
b) N phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý các nguy cơ cháy nổ tại địa phương.
c) O chủ động học tập về các quy định an toàn khi sử dụng hóa chất.
d) P tự ý chế tạo pháo từ những vật liệu tìm được mà không lường trước hậu quả.
Câu 2: Tình huống:
Trong khu phố, bạn A cất giữ thuốc trừ sâu ở nơi an toàn và tránh xa tầm tay trẻ em. Bạn B tự ý mua pháo để đốt trong dịp lễ. Bạn C tham gia lớp học về cách sử dụng hóa chất an toàn. Bạn D đốt giấy và rác thải gần khu vực chứa nhiều vật liệu dễ cháy.
Theo em, đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai trong tình huống trên?
a) A cất giữ thuốc trừ sâu ở nơi an toàn là hành vi đúng.
b) B tự ý mua pháo để đốt là hành vi đúng.
c) C tham gia lớp học về cách sử dụng hóa chất an toàn là hành vi sai.
d) D đốt rác gần vật liệu dễ cháy là hành vi sai.
Câu 3:............................................
............................................
............................................