Kênh giáo viên » Toán 5 » Giáo án kì 2 toán 5 cánh diều

Giáo án kì 2 toán 5 cánh diều

Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm toán 5 kết cánh diều. Bộ giáo án chất lượng, chỉnh chu được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Hãy xem trước bất kì bài nào phia dưới trước khi mua.

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 TOÁN 5 CÁNH DIỀU

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

III. HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

BÀI 72. VẬN TỐC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học này, HS sẽ:

  •  Nhận biết được vận tốc của một chuyển động đều (vận tốc trung bình); tên gọi, kí hiệu của một số đơn vị đo vận tốc: km/h, m/s, m/phút.
  •  Tính được vận tốc của một chuyển động.
  •  Giải quyết được một số tình huống thực tế có liên quan đến vận tốc.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

-  Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng :

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học
  • Năng lực giải quyết vấn đề toán học
  • Năng lực giao tiếp toán học

3. Phẩm chất 

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

-  Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.

-  Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-  Giáo án

-  Máy tính, máy chiếu

-  Bảng phụ, phiếu học tập

- Tranh khởi động, mô hình của các tam giác

- Thước kẻ, thước đo độ

b. Đối với học sinh

-  Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành: 

- GV chiếu hình ảnh Khởi động và yêu cầu HS quan sát và nói cho bạn nghe:

IV. THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT. ÔN TẬP CUỐI NĂM

+ Ô tô và xe đạp, xe nào đi nhanh hơn?

+ Trong cùng một đơn vị thời gian, đối tượng nào chuyển động nhanh nhất?

- GV dẫn dắt: “Có một đại lượng chỉ rõ sự nhanh, chậm của một chuyển động trong một đơn vị thời gian. Đại lượng đó là gì, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Bài 72. Vận tốc!”

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:  HS nhận biết được vận tốc và cách tính vận tốc của một chuyển động đều.

b. Cách thức tiến hành:

- GV chiếu Ví dụ 1 và yêu cầu HS quan sát

Một ô tô đi được quãng đường 216 km hết 4 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?

- GV nêu câu hỏi:

+ Bài toán cho biết gì?

 

+ Bài toán yêu cầu gì?

+ Muốn tính trung bình một giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lo-mét ta thực hiện phép tính nào?

- GV giới thiệu:

+ Vận tốc trung bình (hay gọi tắt là vận tốc) của ô tô đó là năm mươi tư ki - lô- mét trên giờ, viết là: 54 km/giờ

+ Trong các bài toán, người ta thường xem xét các chuyển động luôn xảy ra với vận tốc không thay đổi (chuyển động đều)

- GV yêu cầu HS viết vài số đo, ví dụ: 45 km/giờ; 345 km/h; 38 m/giây; 5 m/s

- Yêu cầu HS đưa ví dụ về các số đo vận tốc trong thực tế.

- GV yêu cầu HS dựa vào ví dụ trên trình bày cách tính vận tốc của một chuyện động đều theo ý hiểu.

- GV chốt lại kiến thức: Muốn tính vận tốc, ta lấy quãng đường chia cho thời gian. Gọi vận tốc là v, quãng được là s, thời gian là t, ta có:

v = s : t

- GV yêu cầu HS nhắc lại.

- GV nêu câu hỏi, HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:

+ Đơn vị đo km/giờ thể hiện điều gì?

 

+ Đơn vị đo m/giây thể hiện điều gì?

 

- GV chốt lại kiến thức:

+ Đơn vị đo “km/giờ”

Nếu quãng đường được xác định theo ki-lô-mét (km), thời gian được xác định theo giờ (h) thì đơn vị của vận tốc là ki-lô-mét trên giờ (km/giờ hoặc km/h)

Viết là km/giờ hoặc km/h. Đọc là ki-lô-mét trên giờ.

+ Đơn vị đo “m/giây”:

Nếu quãng đường được xác định theo mét (m), thời gian được xác định theo giây (s) thì đơn vị của vận tốc là mét trên giây (m/giây hoặc m/s).

Viết là m/giây hoặc m/s. Đọc là mét trên giây.

- GV yêu cầu HS nhắc lại.

 

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: 

……………….

 

 

 

 

 

- HS quan sát, trả lời:

 

 

 

 

 

 

 

+ Ô tô

+ Tên lửa.

 

- HS chú ý lắng nghe, hình thành động cơ học tập.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý quan sát

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Một ô tô đi quãng đường 216 km hết 4 giờ.

+ Một giờ đi được bao nhiêu ki-lô-mét?

+ 216 : 4 = 54

 

 

- HS chú ý lắng nghe và ghi chép vào vở.

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

 

 

- HS trình bày: vận tốc bằng quãng đường chia thời gian.

 

- HS lắng nghe và ghi chép vào vở.

 

 

 

- HS nhắc lại kiến thức.

- HS trả lời:

 

+ Quãng đường với đơn vị ki-lô-mét (km) và thời gian với đơn vị giờ (h) thì đơn vị của vận tốc là km/giờ.

+ Quãng đường với đơn mét (m) và thời gian với đơn vị giây (s) thì đơn vị của vận tốc là m/giây.

 

- HS lắng nghe và ghi chép vào vở.

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại.

……………………….

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

IV. THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT. ÔN TẬP CUỐI NĂM

BÀI 79: BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT TRÒN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết về biểu đồ quạt.
  • Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ quạt tròn. Bước đầu biết phân tích số liệu cho trên biểu đồ quạt tròn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

-  Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng :

- Năng lực tư duy và lập luận toán học

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học

- Năng lực giao tiếp toán học

3. Phẩm chất 

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

-  Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.

-  Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-  Giáo án

-  Máy tính, máy chiếu

-  Bảng phụ, phiếu học tập

- Tranh khởi động, mô hình của các tam giác

- Thước kẻ, thước đo độ

b. Đối với học sinh

-  Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành: 

- GV chiếu hình ảnh khởi động:

IV. THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT. ÔN TẬP CUỐI NĂM

- GV nêu câu hỏi:

+ Bảng này được gọi là bảng gì?

+ Ta có thể biểu diễn bảng này bởi những biểu đồ nào? 

- GV giới thiệu: “Để biểu diễn bảng này theo tỉ số phần trăm, ta có thể sử dụng biểu đồ hình quạt tròn.”

- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Sau đây, cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu về đặc điểm của biểu đồ hình quạt tròn Bài 79: Biểu đồ hình quạt tròn

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: 

HS nhận biết được biểu đồ hình quạt tròn và các dữ liệu trên biểu đồ hình quạt tròn

b.Cách thức tiến hành:

- GV chiếu bảng dữ liệu và yêu cầu HS quan sát:

IV. THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT. ÔN TẬP CUỐI NĂM

- GV hướng dẫn HS chuyển đổi các số liệu về dạng tỉ số phần trăm, chẳng hạn:

Tỉ lệ phần trăm của tinh bột là: 2 100 : 4 200 = 0,5 = 50%.

- GV yêu cầu HS thực hiện chuyển đổi số liệu về dạng tỉ số phần trăm của các chất còn lại.

- GV giới thiệu: “Khi những số liệu ở dạng tỉ số phần trăm, người ta thường sử dụng biểu đồ hình tròn để dễ quan sát, dễ đọc, dễ so sánh, phân tích.”

- GV đặt vấn đề: “Vậy biểu đồ hình quạt tròn là gì và được vẽ như thế nào?”

- GV chiếu lên màn chiếu hình ảnh biểu đồ quạt tròn và giới thiệu:

IV. THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT. ÔN TẬP CUỐI NĂM

“Trong biểu đồ hình quạt tròn người ta:

+ Dùng một hình tròn để biểu diễn toàn bộ các số liệu.

+ Các hình quạt tròn biểu diễn tỉ số phần trăm từng loại dinh dưỡng được thống kê.”

- GV yêu cầu: “Hãy quan sát biểu đồ và nói cho bạn nghe về những thông tin biết được từ biểu đồ này.”

- GV đặt câu hỏi: 

+ Biểu đồ hình quạt tròn này biểu diễn điều gì?

+ Các thành phần được biểu diễn ở đây là gì?

+ Tỉ số phần trăm ở từng phần có ý nghĩa gì?

 

+ Tổng các tỉ số phần trăm có trên biểu đồ bằng bao nhiêu?

+ Chất dinh dưỡng nào được gia đình Thư sử dụng nhiều nhất, ít nhất?

- GV yêu cầu HS trình bày khái quát về biểu đồ quạt tròn theo ý hiểu.

- GV chốt lại kiến thức: “Biểu đồ hình quạt tròn bao gồm:

+ Tên biểu đồ (thống kê về cái gì)

+ Tên các đối tượng thống kê (thống kê loại đối tượng nào)

+ Các số liệu thống kê được viết dưới dạng tỉ số phần trăm.

+ Mỗi loại chiếm bao nhiêu % và tổng các tỉ số phần trăm ghi ở các hình quạt tròn là 100%.

-  GV yêu cầu HS nhắc lại.

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: 

-  HS nhận biết được đặc điểm biểu đồ hình quạt tròn và các số liệu trên biểu đồ hình quạt tròn.

- HS hoàn thành các bài tập 1;2; 3; 4 ở mục hoạt động.

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Kết quả điều tra về sự ưa thích các loại màu sắc của 500 học sinh được cho ở biểu đồ hình quạt tròn dưới đây.

IV. THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT. ÔN TẬP CUỐI NĂM

Trả lời các câu hỏi:

a) Số học sinh thích màu xanh lá cây chiếm bao nhiêu phần trăm?

b) Số học sinh thích màu đỏ chiếm bao nhiêu phần trăm?

- GV hướng dẫn HS thực hành đọc biểu đồ hình quạt tròn qua các câu hỏi gợi ý:

+ Tên của biểu đồ là gì?

 

+ Những loại màu sắc nào được 500 học sinh lựa chọn?

+ Có bao nhiêu phần trăm học sinh thích màu xanh lá cây?

+ Tổng số phần trăm của các màu sắc là bao nhiêu?

+ Để tính phần trăm học sinh thích màu đỏ, ta làm phép tính gì?

- GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở cá nhân.

- GV gọi 1 HS trình bày câu trả lời và cho cả lớp nhận xét.

- GV chốt đáp án.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 

Kết quả bình chọn món ăn Hà Nội ưa thích của 1 400 du khách nước ngoài được cho ở biểu đồ hình quạt tròn bên.

IV. THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT. ÔN TẬP CUỐI NĂM

Trả lời câu hỏi:

a) Số du khách thích món bún chả chiếm bao nhiêu phần trăm?

b) Số du khách thích món nem rán chiếm bao nhiêu phần trăm?

- GV gợi ý HS thực hành đọc biểu đồ qua các câu hỏi:

+ Tên của biểu đồ là gì?

 

 

+ Tỉ lệ của món bún chả chiếm bao nhiêu phần của biểu đồ?

+ Tỉ lệ phần trăm của món bún chả là bao nhiêu?

+ Để tính tỉ số phần trăm của món nem rán là bao nhiêu?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi cùng bạn cùng bàn, một người hỏi, một người trả lời và giải thích.

- GV chốt đáp án, cả lớp đối chiếu và chữa bài.

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3:

……………….

 

 

 

 

HS quan sát, thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi:

+Bảng này được gọi là bảng dữ liệu

+ Biểu đồ cột, biểu đồ tranh

 

HS chú ý nghe, hình thành động cơ

học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe và hình thành kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

 

- HS trả lời câu hỏi:

+ Biểu đồ theo dõi dinh dưỡng trong một ngày của gia đình bạn Thư.

+ Tinh bột, Vitamin và khoáng chất, Chất đạm, Chất béo.

+ Là tỉ lệ phần trăm của khối lượng từng thành phân với tổng khối lượng dinh dường.

+ 100%

 

+ Tinh bột là nhiều nhất, Chất béo là ít nhất.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

- HS lắng nghe và ghi chép vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi:

+ Sự ưa thích các loại màu sắc cảu 500 học sinh.

+ Màu xanh lá cây, màu vàng, màu xanh da trời, màu đỏ

+ 30%

 

+ 100%

 

+ Phép trừ: 100% - 30% - 8% - 16% = 46%

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

- Kết quả:

a) 30%

b) 46%

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi:

+ Kết quả của bình chọn món ăn Hà Nội ưa thích của 1 400 du khách nước ngoài.

+ IV. THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT. ÔN TẬP CUỐI NĂM

 

+ IV. THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT. ÔN TẬP CUỐI NĂM = 0,25 = 25%

 

+ 100% - 18,5% - 25% - 42% = 14,5%

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu

- Kết quả:

a) 25%

b) 14,5%

…………………….

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

I. TÀI LIỆU TẶNG KÈM KHI MUA GIÁO ÁN

1. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Cùng nhiều tài liệu khác

Giáo án kì 2 toán 5 cánh diều
Giáo án kì 2 toán 5 cánh diều

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án toán 5 cánh diều

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa:

giáo án kì 2 toán 5 kết cánh diều; bài giảng kì 2 toán 5 kết cánh diều, tài liệu giảng dạy toán 5 kết cánh diều

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay