Giáo án Lịch sử và địa lí 6 kì 1 sách chân trời sáng tạo

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Lịch sử và địa lí lớp 6 kì 1 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Vừa sách mới vừa mẫu giáo án mới có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Lịch sử và địa lí 6  kì 1 sách chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 6  kì 1 sách chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 6  kì 1 sách chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 6  kì 1 sách chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 6  kì 1 sách chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 6  kì 1 sách chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và địa lí 6 kì 1 sách chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

Thông qua bài học, HS nắm được:

  • Điều kiện tự nhiên của Ai Cập cổ đại.
  • Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại.
  • Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của cư dân Ai Cập cổ đại.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Nêu được những tác động của điều kiện tự nhiên với sự hình thành Ai Cập cổ đại.
  • Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập.
  • Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập.
  1. Phẩm chất

Trân trọng những cống hiến mang tính tiên phong của nhân loại và bảo vệ những giá trị văn hóa của nhân loại.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Lược đồ Ai Cập cổ đại phóng to.
  • Một số hình ảnh về những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập cổ đại.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV trình chiếu hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hình ảnh dưới đây có tên gọi là gì ?

+ Em có biết đất nước nào có nhiều kim tự tháp không? Em có muốn được đến tham quan công trình này không ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (HS có thể không trả lời được, GV khuyến khích HS đưa ra ý kiến):

+ Hình ảnh đó là kim tự tháp.

+ Đất nước có nhiều kim tự tháp là Sudan (250 kim tự tháp), Ai Cập (137 kim tự tháp).

- GV dẫn dắt vấn đề: “Vinh danh thay người, sông Nin vĩ đại! Người đến từ đất và mang đến sự sống cho Ai Cập”. Đó là những dòng thơ bắt đầu trong một bài thơ cổ ngợi ca dòng sông gắn với sự phát sinh và phát triển của nền văn minh Ai Cập. Nền văn minh đó gắn với những thành tựu vô cùng nổi bật như: kim tự tháp, xác ướp,...“Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”. Không có sông Nin sẽ không có Ai Cập như chúng ta được biết ngày nay. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay - Bài 6 : Ai Cập cổ đại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được điều kiện tự nhiên của Ai Cập cổ đại; những thuận lợi mà sông Nin mang lại cho người Ai Cập cổ đại.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Lược đồ Ai Cập cổ đại để xác định vị trí hình thành nên quốc gia Ai Cập cổ đại và giới thiệu kiến thức: Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin. Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải. Phía nam là vùng Thượng Ai Cập với nhiều núi và đối cát. Phía đông và phía tây giáp sa mạc.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 6.2 và trả lời câu hỏi: Sông Nin đã đem lại những thuận lợi gì cho người Ai Cập cổ đại?

- GV mở rộng kiến thức: Ở Ai Cập, nước sông Nin lên xuống hai mùa trong năm khá ổn định. Khi nước dâng cao, toàn bộ lưu vực sông trở thành một biển nước mênh mông. Khi nước rút đi, để lại hai bên bờ một lớp phù sa màu mỡ, rất mềm và xốp, dễ canh tác. Người ta chỉ cần dùng những công cụ bằng gỗ và đá, chọc lỗ, gieo hạt hoặc cuốc xới qua loa cũng thu hoạch được một mùa bội thu. Khi thu hoạch xong thì cũng bát đầu mùa khô, đất phù sa pha cát bị gió mạnh thổi mù trời... Vì thế mà Hê-rô-đốt miêu tả rất hình ảnh rằng sông Nin luôn biến Ai Cập từ một bồn nước trở thành một vườn hoa và một đồng cát bụi.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 6.1 và Hình 6.3, em hãy cho biết chữ nào trong hai chữ tượng hình dưới đây được dùng để diễn tả hoạt động đi thuyền từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập. Lí giải sự lựa chọn của em?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Điều kiện tự nhiên

- Sông Nin đã đem lại những thuận lợi cho người Ai Cập cổ đại:

+ Nguồn nước dồi dào của sông Nin thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

+ Sông Nin còn là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng. Dựa vào hướng chảy xuôi dòng từ nam đến bắc của sông, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu, hàng hoá từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập. Khi di chuyển ngược dòng nước, họ tận dụng sức gió thối từ biển vào, đẩy thuyền buồm đi từ Hạ Ai Cập về Thượng Ai Cập dễ dàng hơn.

- Hình 1 diễn tả hoạt động đi thuyền từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập.

- Lý giải sự lựa chọn:

+ Chữ tượng hình 1 diễn tả hoạt động đi thuyền từ Thượng Ai Cập đến Hạ Ai Cập vì dòng chảy sông Nin từ nam đến bắc - từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập và đổ ra Địa Trung Hải. Như vậy thuyền đi xuôi dòng, dùng sức nước, không dùng buồm.

+ Chữ tượng hình 2 diễn tả hoạt động đi thuyền từ Hạ Ai Cập đến Thượng Ai Cập vì hướng gió thổi trên sông Nin là từ bắc đến nam, gió thổi từ Địa Trung Hải vào, thuyền sẽ căng buồm để lợi dụng sức gió. Nếu thuyền không căng buồm sẽ đi ngược dòng chảy, làm việc đi lại khó khăn.

Hoạt động 2: Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời dựa trên sự thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập; đứng đầu Ai Cập cổ đại là các Pha-ra-ông; năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II, quan sát Hình 6.4 SHS trang 34 và trả lời câu hỏi về quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại:

+ Cư dân Ai Cập cổ đại cư trú ở đâu?

+ Họ sống riêng lẻ từng gia đình hay trong một cộng đồng? Họ tập hợp thành hai vùng cư trú chủ yếu là vùng nào?

+ Tại sao phiến đá Namer lại cho chúng ta ít nhiều những thông tin về quá trình thống nhất này?

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang 34, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Quá trình thống nhất Ai Cập cổ đại bằng chiến tranh được thể hiện như thế nào trên phiến đá Namer?

- GV giới thiệu kiến thức:

+ Namer và những người kế vị đã cai trị Ai Cập theo hình thức cha truyền con nối. Đứng đầu nhà nước Ai Cập cố đại là các pha-ra-ông (Kẻ ngự trong cung điện), có quyền lực tối cao, sở hữu toàn bộ đất đai, của cải, có quân đội riêng.

+ Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ.

- GV mở rộng kiến thức: Trình chiếu cho HS quan sát Sơ đồ lịch sử nhà nước Ai Cập cổ đại:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại

- Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại:

+ Cư dân Ai Cập cổ đại cư trú ở vùng lưu vực sông Nin.

+ Họ sống theo từng công xã, gọi là Nôm. Từ thiên niên kỉ IV, các Nôm miền Bắc hợp thành Hạ Ai Cập, các Nôm miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập.

+ Khoảng năm 3000 TCN, vua Namer, hay đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập. Nhà nước Ai Cập ra đời.

- Quá trình thông nhất Ai Cập cổ đại bằng chiến tranh được thể hiện trên phiến đá Namer:

+ Vua Namer đội cả hai vương miện (vương miện ở Thượng Ai Cập màu trắng, ở Hạ Ai Cập màu đỏ).

+ Hình ảnh người đàn ông chỉ tay vào một người đang quỳ xuống bên dưới - mặt 1, hình ảnh người đàn ông dẫn đầu một hàng quân có vũ khí - mặt 2.

Hoạt động 3: Những thành tựu văn hóa chủ yếu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập cổ đại trên các lĩnh vực: chữ viết, toán học, kiến trúc và điêu khắc, y học (kĩ thuật ướp xác).
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Một số thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập cổ đại trên các lĩnh vực: chữ viết, toán học, kiến trúc và điêu khắc, y học (kĩ thuật ướp xác).

- GV yêu cầu đọc thông tin mục III, quan sát các hình từ Hình 6.5 đến 6.9, thiết kế sơ đồ tư duy những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ai Cập.

- GV chia HS làm 3 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1:

+ Nhóm 1: Trong các thành tựu văn hóa của người Ai Cập cổ đại, em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Vì sao?

+ Nhóm 2: Em biết từ “paper” (giấy viết trong tiếng Anh) có nguồn gốc từ từ nào?

+ Nhóm 3: Tại sao hình học ở Ai cập cổ đại lại phát triển?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Những thành tựu văn hóa chủ yếu

- Sơ đồ tư duy những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ai Cập:


- Nhóm 1: HS trả lời bất cứ thành tựu nào em thích, giải thích được tại sao các em có ấn tượng với thành tựu đó. (GV cần định hướng cho HS về cách giải thích hướng tới ý nghĩa ứng dụng, thành tựu đó vẫn có những đóng góp cho hiện tại). Kim tự tháp và những tác phẩm nghệ thuật của Ai Cập cổ đại là một nguồn thu lớn của Ai Cập ngày nay trong ngành du lịch.

- Nhóm 2: Từ “paper” có nguồn gốc từ gốc từ "Papyrus" (pa-pi-rút). Người Ai Cập đã dùng thân cây Pa pi-rut để tạo giấy.

- Nhóm 3: Hình học ở Ai cập cổ đại lại phát triển vì hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xoá nhoà, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .
  3. Ni dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SHS trang 36: Em hiểu thế nào về câu nói của sử gia Hi Lạp cổ đại Hê-rô-dốt “Ai Cập là quà tặng của sông Nin”.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Câu nói của sử gia Hi Lạp cổ đại Hê-rô-dốt “Ai Cập là quà tặng của sông Nin”: Sông Nin mang đến sự sống cho Ai Cập trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Lời dặn của Hê-rô-dốt cách đây hơn 2.000 năm vẫn còn nguyên giá trị. Sông Nin mang đến phù sa màu đen màu mỡ cho lúa mì, con đường giao thông quan trọng, phát triển thuỷ sản.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
  3. Ni dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SHS trang 36: Giả sử lớp học em có chiều cao 3m, em hãy cùng các bạn trong lớp tìm hiểu xem chiều cao của Kim tự tháp Kê-ốp gấp bao nhiêu lần chiều cao lớp học?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

+ Chiều cao của Kim tự tháp Kê-ốp là 147m.

+ Chiều cao của Kim tự tháp Kê-ốp gấp 49 lần chiều cao lớp học.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp.

  1. Hồ sơ học tập (Đính kèm Phiếu học tập số 1)

Phiếu học tập số 1

Lớp:......

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm 1:

Câu hỏi: Trong các thành tựu văn hóa của người Ai Cập cổ đại, em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Vì sao?

Trả lời:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lớp:......

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm 2:

Câu hỏi: Em biết từ “paper” (giấy viết trong tiếng Anh) có nguồn gốc từ từ nào?

Trả lời:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trường THCS.....

Lớp:......

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm 3:

Câu hỏi: Tại sao hình học ở Ai cập cổ đại lại phát triển?

Trảlời:

…………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………..

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 7: LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

Thông qua bài học, HS nắm được:

  • Điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà cổ đại.
  • Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại.
  • Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Lưỡng Hà cổ đại.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Nêu được những tác động của điều kiện tự nhiên với sự hình thành Lưỡng Hà cổ đại.
  • Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Lưỡng Hà.
  • Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Lưỡng Hà.
  1. Phẩm chất

Trân trọng những cống hiến mang tính tiên phong của nhân loại và bảo vệ những giá trị văn hóa của nhân loại.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Lược đồ Lưỡng Hà cổ đại phóng to.
  • Một số hình ảnh về những thành tựu văn hóa chủ yếu của Lưỡng Hà cổ đại.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV dẫn dắt vấn đề: Khác với sự hình thành vương quốc thống nhất ở Ai Cập, Lưỡng Hà phải triển với sự ra đời của nhiều vương quốc do các tộc người khác nhau cai trị, nên lịch sử Lưỡng Hà triền miên những cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, hơn tất cả, cư dân Lưỡng Hà cổ đại đã tạo nên một nền văn hoá độc đáo và có những đóng góp đáng kế cho văn mình nhân loại. Chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay - Bài 7 : Lưỡng Hà cổ đại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà cổ đại; những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên đã mang lại cho người Lưỡng Hà cổ đại.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Lưỡng Hà là vùng đất nằm trên lưu vực hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ, người Hy Lạp cổ đại gọi là Mê-dô-pô-ta-mi, có nghĩa là “vùng đất giữa hai con sông” (Lưỡng Hà).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:

+ Quan sát Hình 7.1 và Hình 7.2 SHS trang 37, 38 và trả lời câu hỏi: Em hãy chỉ ra điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà cổ đại?

+ Điều kiện tự nhiên đó đã mang lại những thuận lợi gì cho cư dân Lưỡng Hà cổ đại?

- GV mở rộng kiến thức: Giống như sông Nin, sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ cũng có hai mùa nước lên xuống trong năm, mang lượng phù sa khổng lồ bồi đắp cho vùng châu thổ và đặc biệt là vùng cửa sông, mở rộng vùng đất này ra biển tới 200km.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Điều kiện tự nhiên

- Điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà cổ đại:

+ Ai Cập cổ đại có sự cô lập khá nhiều về địa hình với sa mạc bao quanh tạo thành các ranh giới tự nhiên.

+ Lưỡng Hà là vùng bình nguyên rộng mở, bằng phẳng không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, người Lưỡng Hà đi lại dễ dàng và hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá với những vùng xung quanh.

- Những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mang lại cho cư dân Lưỡng Hà cổ đại:

+ Nông nghiệp phát triển: trồng chà là, ngũ cốc, rau củ, thuần dưỡng động vật.

+ Nhiều người Lưỡng Hà trở thành thương nhân do việc đi lại dễ dàng, họ đi khắp Tây Á với những đàn lạc đà chất đầy hàng hóa trên lưng.

Hoạt động 2: Quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được người Xu-me là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà, họ xây dựng những quốc gia thành thị, đó là nhà nước đầu tiên của người Lưỡng Hà; nhiều tộc người đã thay nhau lên làm chủ vùng đất này; người Ba Tư xâm lược Lưỡng Hà, lịch sử các vương quốc cổ đại Lưỡng Hà kết thúc.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II, quan sát Hình 7.2 SHS trang 38, 39 và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại?

+ Kể tên những thành thị gắn với những nhà nước ra đời sau giai đoạn Xu-me.

- GV giới thiệu kiến thức: Cũng giống với nhà nước Ai Cập cổ đại, lịch sử các vương quốc cổ đại Lưỡng Hà cũng kết thúc khi bị xâm lược bởi người Ba Tư vào năm 539 TCN.

- GV mở rộng kiến thức: trình chiếu giới thiệu cho HS Sơ đồ tiến trình lịch sử nhà nước Lưỡng Hà cổ đại:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại

- Quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại:

+ Người Xu-me là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà. Khoảng 3500 năm TCN, họ xây dựng những quốc gia thành thị, Đó là những nhà nước đầu tiên của người Lưỡng Hà. Mỗi quốc gia thành thị bao gồm một thành phố và vùng đất xung quanh lệ thuộc vào nó, tập trung chủ yếu ở lưu vực hai con sông.

+ Sau người Xu-me, nhiều tộc người khác thay nhau làm chủ vùng đất này và lập nên những vương quốc, những đế chế hùng mạnh.

- Những thành thị gắn với những nhà nước ra đời sau giai đoạn Xu-me: Mari, Ashur, Babylon.

Hoạt động 3: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết về một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của người Lưỡng Hà trên các lĩnh vực: chữ viết và văn học, luật pháp, toán học, kiến trúc và điêu khắc.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Một số thành tựu văn hóa chủ yếu của Lưỡng Hà cổ đại trên các lĩnh vực: chữ viết và văn học, luật pháp, toán học, kiến trúc và điêu khắc.

- GV yêu cầu đọc thông tin mục III, quan sát các hình từ Hình 7.3 đến 7.7, thiết kế sơ đồ tư duy những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ai Cập.

- GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1:

+ Nhóm 1: Quan sát Hình 7.3, em hãy cho biết tại sao người Xu-me không dùng dụng cụ đầu hình tròn hay lông mềm để khắc chữ trên những phiến đất sắt?

+ Nhóm 2: Đọc tư liệu Hình 7.4, em hãy cho biết vua Ha-mu-ra-bi ban hành bộ luật để làm gì?

+ Nhóm 3: Em ấn tượng với thành tựu nào nhất của Lưỡng Hà cổ đại, vì sao?

- GV mở rộng kiến thức:

+ Một số điều của bộ luật của Ha-mu-ra-bi:

· Điều 1. Nếu một người tố cáo và buộc tội một người khác mà không chứng minh được, anh ta sẽ bị buộc tội chết.

· Điều 195. Nếu con trai đánh bố của anh ta tay anh ta phải bị chặt đi.

· Điều 196. Nếu đàn ông móc mắt của người đàn ông khác, mắt anh ta cũng bị móc.

· Điều 197. Nếu đàn ông đánh vỡ xương người đàn ông khác, xương của anh ta cũng bị đánh vỡ.

· Điều 229. Nếu một người xây dựng một ngôi nhà cho một người đàn ông mà ngôi nhà bị sụp đổ làm người chủ nhà bị thiệt mạng, người xây nhà sẽ bị buộc tội chết.

+ Ngoài những thành tựu nổi bật trên, người Lưỡng Hà còn phát minh ra bánh xe, ngày nay được ứng dụng trong lĩnh vực làm bánh xe ô tô, xe máy,...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

- Sơ đồ tư duy những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Lưỡng Hà:


- Nhóm 1: Không thể dùng dụng cụ đầu hình tròn hay lông mềm để khắc chữ trên những phiến đất sắt vì không viết được như vậy. Người Lưỡng Hà dùng dụng cụ có đầu hình nhọn để khắc chữ viết có hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn.

+ Nhóm 2: Vua ban hành bộ luật để phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo luật pháp, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu.

+ Nhóm 3 (tùy theo sở thích của HS, tuy nhiên HS phải đưa ra được lý do sự lựa chọn của mình): Em ấn tượng với thành tựu Vườn treo Ba-bi-lon nhất. Đây là công trình kiến trúc được liệt vào hàng kiệt tác của nhân loại, luôn luôn gắn liền với tên của một phụ nữ, đó là vườn treo Ba-bi-lon (vườn treo Se-mi-ra-mit). Vườn treo từng được coi là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đạiVườn treo là một khoảng xanh tươi mát, là niềm hi vọng và điểm định hướng cho những đoàn lạc đà hành trình trên sa mạc mênh mông và nóng bỏng.

Còn tiếp………

Giáo án Lịch sử và địa lí 6  kì 1 sách chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 6 kì 1 sách chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: giáo án lịch sử địa lí 6 sách mới, giáo án chân trời lịch sử địa lí 6, giáo án ls và đl 6 cv 5512 sách mới, giáo án 5512 lịch sử địa lí 6 sách chân trời

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Chat hỗ trợ
Chat ngay