Trắc nghiệm bài 16: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

Lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bbài 16: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (28 câu)

Câu 1. Ở Việt Nam, thời kì Bắc thuộc kéo dài trong khoảng thời gian nào?

A. Năm 179 TCN - 938.

B. Năm 179 - 938.

C. Năm 111 TCN - 905.

D. Năm 111 - 905.

Câu 2. Thành cổ Luy Lâu thuộc tỉnh nào của Việt Nam ngày nay:

A. Hà Nội. 

B. Bắc Ninh.

D. Thanh Hóa.

C. Nghệ An. 

Câu 3. Nhà Hán chia Âu Lạc thành mấy quận:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 4. Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ phương Bắc cai trị đến cấp:

A. Châu. 

B. Quận.

C. Huyện.

D. Lãng, xã. 

Câu 5. Chính quyền đô hộ của nhà Hán ở nước ta từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng có:

A. 2 quận.

B. 3 quận.

C. 4 quận.

D. 1 quận. 

Câu 6. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43), chính quyền từ cấp huyện trở lên do ai nắm giữ?

A. Nhà Đường.

B. Nhà Tần.

C. Nhà Hán.

D. Nhà Thương. 

Câu 7. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc là:

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

B. Khởi nghĩa Lý Bí.

C. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.

D. Khởi nghĩa Ngô Quyền.

Câu 8. Thi hành chính sách cai trị hà khắc và đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ là:

A. Nhà Hán.

B. Nhà Tùy.

C. Nhà Đường.

D. Các triều đại phong kiến phương Bắc từ thời nhà Hán.

Câu 9. Trong thời kì Bắc thuộc, đứng đầu các làng xã là:

A. Viên thứ sử người Hán. 

B. Viên Thái thú người Hán. 

C. Hào trưởng người Việt.

D. Tiết độ sứ người Việt. 

Câu 10. Sơ đồ tổ chức chính quyền ở nhà Hán ở Giao Châu theo thứ tự từ trên xuống dưới là:

A. Huyện, châu, quận, làng xã.

B. Châu, quận, huyện, làng xã.

C. Làng xã, huyện, quận, châu.

D. Quận, huyện, châu, làng xã. 

Câu 11. Dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp Châu được gọi là

A. Thái thú.

B. Lạc tướng.

C. Bồ chính.

D. Thứ sử.

Câu 12. Dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp quận được gọi là:

A. Thái thú.

B. Lạc tướng.

C. Bồ chính.

D. Thứ sử.

Câu 13. Dưới thời thuộc Đường, chức quan đứng đầu An Nam Đô hộ phủ là:

A. Thái thú.

B. Tiết độ sứ.

C. Huyện lệnh.

D. Thứ sử.

Câu 14. Dưới thời thuộc Đường, chức quan nào đứng đầu bộ máy đô hộ cấp châu?

A. Thái thú.

B. Tiết độ sứ.

C. Huyện lệnh.

D. Thứ sử.

Câu 15. Dưới thời thuộc Đường, chức quan nào đứng đầu bộ máy đô hộ cấp huyện?

A. Thái thú.

B. Tiết độ sứ.

C. Huyện lệnh.

D. Thứ sử.

Câu 16. Các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị về bộ máy cai trị đối với người Việt như thế nào?

A. Chia Âu Lạc thành 3 quận, gộp chung với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu, thủ phủ đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). 

B. Cho người Việt đứng đầu các quận, huyện.

C. Xây trường học, đào tạo đội ngũ tay sai. 

D. Đàn áp người dân dưới nhiều hình thức. 

Câu 17. Dưới thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt:

A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý.

B. Thu tô thuế nặng nề, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về lúa gạo.

C. Vơ vét sản vật, bắt dân đi lao dịch, nắm độc quyền buôn bán rượu. 

D. Thu tô thế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối. 

Câu 18. Chiếm đoạt ruộng đất, bắt dân ta cống nạp sản vật quý là chính sách cai trị về kinh tế của:

A. Nhà Lương.

B. Nhà Hán. 

C. Nhà Ngô.

D. Nhà Đường. 

Câu 19. Nhà Ngô và nhà Lương đã thực hiện chính sách cai trị về kinh tế đối với nước ta như thế nào?

A. Tăng cường chế độ thuế khóa và loa dịch nặng nề.

B. Bắt dân ta cống nạp những sản vật quan trọng là muối và sắt.

C. Bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.

D. Chiếm đoạt ruộng đất. 

Câu 20. Xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc xuất hiện những tầng lớp mới nào? 

A. Lạc hầu, địa chủ người Việt. 

B. Nô tì, nông dân công xã.

C. Lạc dân, nông dân lệ thuộc. 

D. Địa chủ Hán, nông dân lệ thuộc.

Câu 21. Chính quyền phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị nào về văn hóa đối với nước ta:

A. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.

B. Bắt nhân dân ta phải theo phong tục, luật pháp của người Hán.

C. Tìm mọi cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 22. Tư tưởng lễ giáo của phong kiến được truyền vào Việt Nam là:

A. Đạo giáo.

B. Nho giáo.

C. Hin-đu giáo.

D. Thiên chúa giáo. 

Câu 23. Việc chữ Hán du nhập vào nước ta nhằm phục vụ cho công cuộc đồng hóa được tiến hành như thế nào?

A. Giới hạn cho một số ít người ở các vùng trung tâm.

B. Tiến hành trong toàn thể nước ta. 

C. Giới hạn cho các hào trưởng người việt.

D. Giới hạn cho các tù trưởng. 

Câu 24. Hoạt động kinh tế chính của người Việt dưới thời Bắc thuộc là:

A. Sản xuất thủ công nghiệp.

B. Nông nghiệp trồng lúa nước.

C. Trao đổi, buôn bán qua đường bộ.

D. Trao đổi, buôn bán qua đường biển.

Câu 25. Nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta là:

A. Làm giấy.

B. Khảm xà cừ.

C. Đúc đồng.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 26. Dưới thời Bắc thuộc, người Việt đã sử dụng công cụ lao động phổ biến bằng:

A. Sắt.

B. Thiếc.

C. Đồng đỏ.

D. Đồng thau. 

Câu 27. Tầng lớp có thế lực kinh tế và uy tín trong nhân dân nhưng vẫn bị chính quyền độ hộ chèn ép là:

A. Lạc tướng.

B. Lạc hầu.

C. Hào trưởng người Việt. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 28. Chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế là:

A. Nô tì.

B. Nông dân lệ thuộc.

C. Nông dân công xã.

D. Nô lệ. 

2. THÔNG HIỂU (16 câu)

Câu 1. Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời Bắc thuộc là:

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với quý tộc người Việt.

C. Mâu thuẫn giữa quý tộc Việt Nam với chính quyền đô hộ.

D. Mẫu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc trên lĩnh vực chính trị đối với nhân dân Âu Lạc?

A. Sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc.

B. Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.

C. Cửa quan lại người Hán tới cai trị Âu Lạc.

D. Đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc:

A. Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc của họ.

B. Tập trung xây đắp các thành lũy lớn như: thành Luy Lâu (Bắc Ninh), thành Tống Bình, Đại La (Hà Nội). 

C. Lực lượng quân đội đồn trú có vai trò kiểm soát các làng, xã của người Việt.

D. Chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. 

Câu 4. Trên lĩnh vực kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc đã:

A. Bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa.

B. Sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện.

C. Chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu…

D. Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ.

Câu 5. Trên lĩnh vực văn hóa, các triều đại phong kiến phương Bắc đã:

A. Bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa.

B. Sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện.

C. Chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu…

D. Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ.

Câu 6. Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây?

A. Bắt người Hán sinh sống và tuân theo các phong tục tập quán của người Việt.

B. Xây đắp các thành, lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.

C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

D. Đưa người Hán tới, cho ở lẫn với người Việt; bắt người Việt theo lễ nghi Trung Quốc.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc?

A. Xây đắp các thành lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.

B. Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý, hương liệu, vàng bạc.

C. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, lễ nghi của người Trung Hoa.

D. Sáo nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc, rồi chia thành các châu – quận...

Câu 8. Ý nào dưới đây không thể hiện đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc:

A. Chiếm ruộng đất của Âu Lạc lập thành ấp, trại. 

B. Áp đặt chính sách tô, thuế nặng nề.

C. Cho phép nhân dân bản địa sản xuất muối và sắt. 

D. Bắt nhân dân ta cống nạp các sản vật quý trên rừng, dưới biển. 

Câu 9. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chuyển biến kinh tế của nước ta dưới thời Bắc thuộc:

A. Ngoài trồng lúa, người dân còn trồng cây ăn quả, cây dâu, cây bông. 

B. Kĩ thuật đúc đồng thời Đông Sơn tiếp tục được kế thừa và phát triển.

C. Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sản xuất nông nghiệp.

D. Nhiều tuyến đường giao thông được mở rộng .

Câu 10. Đâu không phải chính sách bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc áp dụng ở nước ta trong thời Bắc thuộc?

A. Sử dụng chế độ tô thuế.

B. Bắt cống nạp sản vật.

C. Nắm độc quyền về muối và sắt.

D. Bắt nhổ lúa trồng đay.

Câu 11. Ý nào sau đây không phản ảnh đúng chuyển biến của nền kinh tế nước ta thời kì Bắc thuộc:

A. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.

B. Biết áp dụng các kĩ thuật canh tác mới.

C. Xuất hiện các ngành nghề thủ công mới.

D. Quan hệ buôn bán với các nước phương Tây phát triển.

Câu 12. Ý nào không phản ánh đúng chuyển biến của nông nghiệp nước ta thời Bắc thuộc:

A. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.

B. Sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò.

C. Biết áp dụng các phương pháp, kĩ thuật mới.

D. Năng suất tăng hơn trước.

Câu 13. Ý nào không phản ánh đúng sự chuyển biến về kinh tế ở nước ta dưới thời Bắc thuộc:

A. Các nghề rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, làm mộc tiếp tục được duy trì với kĩ thuật sản xuất cao hơn. 

B. Trồng lúa vẫn là nghề chính bên cạnh trồng cây ăn quả, hoa màu và chăn nuôi. 

C. Một số đường giao thông thủy, bộ được hình thành. 

D. Người Việt đã đã tiếp thu kĩ thuật làm giấy từ Ấn Độ để làm ra các loại giấy có chất lượng tốt. 

Câu 14. Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là:

A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của Trung Quốc. 

B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc.

C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán.

D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc.

Câu 15. Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc:

A. Hà khắc, tàn bạo, thâm độc.

B. Được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực.

C. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nước ta.

D. Nhằm thôn tính lãnh thổ và đồng hóa nhân dân ta.

Câu 16. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách đồng hóa dân tộc:

A. Trong các chính sách văn hoá, xã hội của chính quyền đô hộ, chính sách nguy hiểm nhất là chính sách đồng hoá văn hoá, đồng hóa dân tộc.

B. Đồng hóa dân tộc là việc ép buộc, bắt một dân tộc khác phải chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của dân tộc mình.

C. Trước chính sách đồng hóa dân tộc của các triều đại phong kiến phương Bắc, nhân dân ta buộc phải thuận theo phong tục, tập quán của họ.

D. Nhà Hán chủ trương đưa người Hán sang sinh sống ở nước ta lâu dài. 

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1. Thành lũy nào ở Hà Nội ngày nay do chính quyền đô hộ xây đắp:

A. Thành Vạn An.

B. Thành Tống Bình. 

C. Thành Luy Lâu. 

D. Thành Cổ Loa. 

Câu 2. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về Thành cổ Luy Lâu:

A. Thành cổ Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) từ thời Hán đã là trị sở của chính quyền đô hộ.

B. Là nơi lưu lại dấu tích liên quan đến chính sách cai trị và sự chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người Việt thời Bắc thuộc. 

C. Luy Lâu là một thành cổ có lịch sử trên 2 000 năm được xây dựng từ thời Đông Hán.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3. Các triều đại phong kiến phương Bắc lại nắm độc quyền về muối và sắt vì:

A. Muối là gia vị chính không thể thiếu hằng ngày.

B. Sắt là vật liệu chính để chế tạo công cụ lao động, vũ khí. 

C. Thu lợi nhuận cao và kiểm soát chặt chẽ các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa.

D. Tất cả A, B, C đều đúng. 

Câu 4. Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc:

A. Thành Cổ Loa.

B. Thành Luy Lâu. 

C. Thành Tống Bình.

D. Thành Đại La. 

Câu 5. Tầng lớp trong xã hội sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại được quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc là:

A. Quan lại, địa chủ người Hán đã Việt hóa.

B. Địa chủ người Việt.

C. Nông dân làng xã.

D. Hào trưởng bản địa. 

Câu 6. Mục đích của việc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta là:

A. Xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.

B. Ép buộc nhân dân ta theo phong tục tập quán của họ.

C. Xây dựng trường dạy chữ Hán tại các quận, huyện.

D. Cả A và B đều đúng. 

Câu 7. Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc?

“Trước đây những người làm thứ sử thấy đất châu (Giao Chỉ) có các thứ ngọc trai, lông (chim) trả, tê, voi, đồi mồi, hương lạ, gỗ tốt, nhiều người không liêm khiết, vơ vét của cải cho đầy rồi lại xin đổi đi”.

A. Chính sách vơ vét, bóc lột nặng nề về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc.

B. Đất nước ta có nhiều sản vật quý.

C. Các triều đại phong kiến phương Bắc nắm độc quyền về sản vật quý.

D. Các triều đại phong kiến phương Bắc mua sản vật quý với giá thấp. 

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1. Nghề thủ công mới nào không xuất hiện trong thời kì chuyển biến về kinh tế thời Bắc thuộc:

A. Làm giấy.

B. Làm đường, làm mật mía. 

C. Làm “vải Giao Chỉ” từ vỏ cây đay, cây chuối.

D. Làm nhựa. 

Câu 2. Một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam là:

A. Chùa Bái Đính (Ninh Bình).

B. Chùa Dâu (Bắc Ninh).

C. Chùa Hương (Hà Nội).

D. Chùa Một Cột (Hà Nội). 

Câu 3. Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là:

A. Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.

B. Chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển.

C. Sự hình thành và phát triển của nhà nước Âu Lạc.

D. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của người Việt.

Câu 4. Bài học lớn nhất cho đời sau trước thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược là:

A. Phải có tinh thần đoàn kết, quân dân trên dưới một lòng.

B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh.

C. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.

D. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay