[Chân trời sáng tạo] Giáo án lịch sử 6 bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến Phương Bắc và sự chuyển biển của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

Giáo án lịch sử 6 - sách Chân trời sáng tạo. Giáo án bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến Phương Bắc và sự chuyển biển của Việt Nam thời kì Bắc thuộc. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô.

Xem video về mẫu [Chân trời sáng tạo] Giáo án lịch sử 6 bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến Phương Bắc và sự chuyển biển của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 16: CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA VIỆT NAM THỜI KÌ BẮC THUỘC

 (2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

Thông qua bài học, HS nắm được:

  • Chính sách cai trị của các triểu đại phong kiến phương Bắc: tổ chức bộ máy cai trị, chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hoá về văn hoá, xã hội.
  • Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, văn hoá ở Việt Nam thời Bắc thuộc.
  • Cuộc chiến chống đồng hoá, tiếp thu văn hoá bên ngoài và bảo tồn văn hoá Việt.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Nêu được một số chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc trong thời Bắc thuộc.
  • Nhận biết được một số chuyển biến quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hoá ở Việt Nam trong thời Bắc thuộc.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.
  • Yêu nước, sẵn sàng góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Sơ đồ Tổ chức chính quyền ở Giao Châu thời thuộc Hán.
  • Sơ đồ Tổ chức chính quyền An Nam đô hộ phủ thời thuộc Đường.
  • Các kênh hình phóng to.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt vấn đề: Thành cổ Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) từ thời Hán đã là trị sở của chính quyên đô hộ. Đây cũng là nơi lưu lại dấu tích liên quan đến chính sách cai trị và sự chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của người Việt thời Bắc thuộc. Sự hiện diện của những dấu tích ấy gợi cho chúng ta liên tưởng và nhớ về một trung tâm văn hóa chính trị, trung tâm Phật giáo, gắn liền với một thời kỳ bi tráng của lịch sử dân tộc - thời Bắc thuộc. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì bắc thuộc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được tổ chức bộ máy cai trị, chính sách bóc lột về kinh tế, chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với dân tộc ta.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp, nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1 và quan sát Sơ đồ 16.1, 16.2 SHS trang 81, trả lời câu hỏi:

+ Em hãy cho biết tên gọi nước ta thời kì thuộc Hán và thuộc Đường, các đơn vị hành chính, người đứng đầu.

+ Nhận xét về chính quyền ở Giao Châu thời thuộc Hán và chính quyền An Nam đô hộ phủ thời thuộc Đường.

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: Tại sao nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu?

 

 

- GV mở rộng kiến thức: Chính quyền đô hộ chia tách lãnh thổ Âu Lạc thành:

+ Nhà Triệu chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ (tương đương khu vực Bắc Bộ ngày nay), Cửu Chân (tương đương với vùng Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh).

+ Nhà Hán lập thêm một quận là Nhật Nam (tương đương với vùng Quảng Bình - Quảng Nam), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu.

+ Thời Tuỳ, Đường, nước ta được chia làm nhiều châu, trực thuộc An Nam đô hộ phủ.

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục I.2, quan sát Hình 16.3, lưu ý các từ, cụm từ miêu tả chính sách bóc lột nhân dân ta của chính quyền đô hộ: cống nạp, độc quyền sắt và muối,...

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Chính quyền đô hộ đã thực hiện những chính sách bóc lột về kinh tế đối với nước ta như thế nào?

+ Những sản vật nào của nước ta bị đem cống nạp?

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: Vì sao các triều đại phong kiến phương Bắc lại nắm độc quyền về muối và sắt; đánh thuế cao về muối và sắt?

 

 

 

- GV giới thiệu kiến thức: Trong các chính sách văn hoá, xã hội của chính quyền đô hộ, chính sách nguy hiểm nhất là chính sách đồng hoá văn hoá, đồng hóa dân tộc.

+ GV giải thích khái niệm đồng hóa dân tộc: việc ép buộc, bắt một dân tộc khác phải chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của dân tộc mình.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.3 SHS trang 82 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những chính sách đồng hóa dân tộc ta mà chính quyền đô hộ thực hiện. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

a. Tổ chức bộ máy cai trị

- Tên gọi nước ta thời:

+ Thuộc Hán: Giao Châu.

+ Thuộc Đường: An Nam đô hộ phủ.

- Các đơn vị hành chính:

+ Thuộc Hán: Quận, huyện, thị xã.

+ Thuộc Đường: Châu, huyện, làng xã.

- Người đứng đầu:

+ Thuộc Hán: Thứ sử người Hán.

+ Thuộc Đường: Tiết độ sứ người Hán.

- Nhận xét về chính quyền ở Giao Châu thời thuộc Hán và chính quyền An Nam đô hộ phủ thời thuộc Đường: Chính quyền đô hộ phương Bắc kiểm soát nước ta ngày càng chặt chẽ nhưng vẫn không khống chế được làng xã Việt. Các Tù trưởng, hào trưởng người Việt vẫn quản lí cấp huyện xã (thời Hán) và cấp làng xã (thời Đường).

- Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu vì:

+ Thực hiện âm mưu sáp nhập nước ta vào lãnh thổ nhà Hán.

+ Xóa bỏ quốc gia, dân tộc Việt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Chính sách bóc lột về kinh tế

- Chính quyền đô hộ đã thực hiện những chính sách bóc lột về kinh tế đối với nước ta:

+ Chiếm đoạt ruộng đất.

+ Siết chặt ách cai trị, đặt thêm thuế, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.

+ Thời Đường, bên cạnh chính sách cống nạp, chính quyền đô hộ còn tăng cường chế độ thuế khoá và lao dịch nặng nề.

- Sắt và muối bị chính quyền đô hộ giữ độc quyền; hương liệu, vàng bạc bị đem cống nạp.

 

 

- Các triều đại phong kiến phương Bắc lại nắm độc quyền về muối và sắt vì:

+ Muối là gia vị chính không thể thiếu hằng ngày.

+ Sắt là vật liệu chính để chế tạo công cụ lao động, vũ khí.

+ Thu lợi nhuận cao và kiểm soát chặt chẽ các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa.

c. Chính sách đồng hóa

 

 

 

 

 

- Những chính sách đồng hóa dân tộc ta mà chính quyền đô hộ thực hiện:

+ Nhà Hán chủ trương đưa người Hán sang nước ta sinh sống lâu dài, ở lẫn với người Việt.

+ Tìm cách xoá bỏ những tập quán lâu đời của người Việt, ép buộc dân ta theo phong tục, tập quán của họ.

+ Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc được truyền vào Việt Nam.

+ Chữ Hán được du nhập nhằm phục vụ cho công cuộc đồng hoá. Tuy nhiên, việc dạy chữ chỉ giới hạn trong một số ít người ở các vùng trung tâm. Cả ngàn năm Bắc thuộc, số người Việt được trọng dụng chỉ là thiểu số.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ?

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: THỜI KÌ NGUYÊN THỦY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ?

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: THỜI KÌ NGUYÊN THỦY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

Chat hỗ trợ
Chat ngay