Giáo án ôn tập tiếng việt 3 kết nối Bài 12: bài tập làm văn

Dưới đây là giáo án ôn tập Bài 12: bài tập làm văn .Bài học nằm trong chương trình tiếng việt 3 kết nối. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm tiếng việt 3 kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TUẦN 6:

BÀI 12: BÀI TẬP LÀM VĂN (TIẾT 1)

ĐỌC – BÀI TẬP LÀM VĂN

ĐỌC MỞ RỘNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc lại bài đọc Bài tập làm văn và nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể, đồng thời hiểu được điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Nói phải đi đôi với làm.
  • Kể được những việc đã làm để giúp cha mẹ hằng ngày.
  • Đọc và nắm được câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về nhà trường và viết vào phiếu đọc sách theo mẫu.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ. Tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tiếng việt.
  • Năng lực văn học:
  • Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
  • Biết kể lai những việc đã làm để giúp bố mẹ hằng ngày.
  • Nắm được những điểm nổi bật trong văn bản tự tìm đọc
  1. Phẩm chất
  • Hình thành và phát triển phẩm chất thật thà, ngay thăng trong học tập và trong cuộc sống.
  • Có trách nhiệm với lời nói của mình, có ý thức lao động và trách nhiệm với công việc gia đình.
  • Chăm chỉ, có trách nhiệm với việc làm bài tập trên lớp và ôn bài ở nhà.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1)
  • Tranh minh họa bài đọc Bài tập làm văn.
  • Phiếu bài tập số 25.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 3 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV phát cho HS phiếu khảo sát và yêu cầu các em hoàn thành các câu hỏi:

+ Em có thường xuyên giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà không? Đó là những công việc nào?

+ Mỗi lần giúp bố mẹ làm việc nhà, em cảm thấy như thế nào?

- GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trong phiếu; các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

- GV dẫn dắt HS vào bài: Đọc – Bài tập làm văn.   

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc bài Bài tập làm văn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Bài tập làm văn với giọng đọc thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu 1 lần bài đọc Bài tập làm văn với giọng đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: lia lịa, nộp, lạ thật, nhận lời..., giúp đỡ, rửa bát đĩa, quả thật, chẳng lẽ, ngẩn ngủn,...).

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Thỉnh thoảng,/ mẹ bận,/ định bảo tôi giúp việc này việc kia,/ nhưng thấy tôi đang học,/ mẹ lại thôi; Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời,/ vì đó là việc làm/ mà tôi đã nói trong bài tập làm văn.

- GV hướng dẫn HS: đọc các từ ngữ dễ phát âm sai, đọc diễn cảm lời thoại, cùng HS nhắc lại và giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.

- GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm 1 lượt.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp cả bài:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến khăn mùi soa;

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến giặt bít tất;

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến để mẹ đỡ vất vả;

+ Đoạn 4: Còn lại.

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

Hoạt động 2: Luyện tập – đọc hiểu bài Bài tập làm văn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài Bài tập làm văn.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời:

Câu 1: Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn?

A. Vì Cô-li-a rất ít khi giúp đỡ mẹ.

B. Vì Cô-li-a không bao giờ giúp đỡ mẹ.

C. Vì Cô-li-a mải nhìn Liu-xi-a viết bài

D. Vì Cô-li-a bị hỏng bút viết.

Câu 2: Cô-lia-a viết những công việc gì vào bài tập làm văn của mình?

A. Giặt khăn mùi soa, bít tất

B. Tưới cây, dọn nhà

C. Giặt áo lót, sơ mi và quần

D. Quét nhà và rửa bát đĩa

E. Trông em giúp mẹ.

Câu 3: Thấy các bạn viết nhiều, Cô-li-a làm cách gì để viết dài ra?

A. Cô-li-a tưởng tượng ra những việc mà bạn ấy sẽ làm để giúp đỡ mẹ

B. Cô-li-a bịa thêm ra những việc mà mới chỉ nhìn thấy mẹ bạn ấy làm

C. Cô-li-a cố nghĩ ra những việc bạn ấy ít hoặc chưa từng làm.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Đẻ kết thúc bài của mình, Cô-li-a đã viết thêm điều gì?

A. Bạn ấy cảm thấy tự hào vì đã giúp cho mẹ được nhiều việc

B. Bạn ấy cảm thấy vui vẻ và hào hứng khi được giúp đỡ việc nhà cho mẹ

C. Cô-li-a muốn giúp mẹ nhiều việc hơn để mẹ đỡ vất vả.

D. Cả A và B

Câu 5: Qua câu chuyện trên, em nhận ra được điều gì ở thực tế cuộc sống hằng ngày?

A. Không chỉ Cô-li-a mà còn rất nhiều bạn không giúp đỡ mẹ khi rảnh

B. Không cần phải giúp cha mẹ vì chúng ta còn nhỏ, chỉ cần đi học và đi chơi.  

C. Chỉ cần làm giúp khi nào bố mẹ yêu cầu.

D. Tất cả các đáp án đều sai.    

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và trả lời câu hỏi. Sau đó thảo luận theo cặp đôi để trao đổi đáp án.

- GV mời đại diện một số HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét, đọc đáp án khác (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

A

A, C, D

C

C

A

Nhiệm vụ 2: Gạch chân vào lí do vì sao Cô-li-a vui vẻ nhận lời mẹ làm việc nhà.

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy gạch chân vào lí do vì sao Cô-li-a vui vẻ nhận lời mẹ làm việc nhà.

- GV gợi ý cho HS làm việc cặp đôi, đọc đoạn văn sau hoặc theo dõi trong SGK tr.55 để gạch chân vào lí do Cô-li-a vui vẻ nhận lời mẹ làm việc nhà:

      Mấy hôm sau, sáng Chủ nhật, mẹ bảo tôi:

- Cô-li-a này! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé!

      Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn.

- GV mời một số HS trình bày bài làm trước lớp; các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét và chốt đáp án:

      Mấy hôm sau, sáng Chủ nhật, mẹ bảo tôi:

- Cô-li-a này! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé!

      Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn.

Hoạt động 3: Viết – Những việc làm giúp đỡ bố mẹ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Mô tả được những việc bạn nhỏ đã làm để giúp bố mẹ qua tranh.

- Kể lại được những việc bản thân đã làm để giúp đỡ bố mẹ.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Xem tranh và viết lại những việc bạn nhỏ đã làm để giúp đỡ bố mẹ

- GV chiếu cho HS quan sát bức tranh sau:

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy viết lại những việc bạn nhỏ đã làm để giúp đỡ bố mẹ trong tranh.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp, viết lại vào vở những việc bạn nhỏ đã làm trong tranh

- GV mời một số cặp đôi trình bày bài trước lớp, các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét và kết luận: Bạn nhỏ giúp mẹ phơi quần áo.

Nhiệm vụ 2: Kể lại những việc đã làm để giúp bố mẹ

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy kể lại 3 việc đã làm để giúp đỡ bố mẹ.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. Sau đó, chia sẻ câu trả lời trong nhóm.

- GV mời đại diện HS trả lời; các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt một vài đáp án: Giúp bố mẹ nấu cơm, giặt quần áo, quét nhà,...

Hoạt động 3: Đọc mở rộng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành phiếu đọc sách theo yêu cầu.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy đọc to bài thơ dưới đây 3 lần:

CÔ GIÁO LỚP EM

Sáng nào em đến lớp

Cũng thầy cô đến rồi

Đáp lời “chào cô ạ!”

Cô mỉm cười thật tươi.

 

Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.

Nguyễn Xuân Sanh

- GV mời 1 – 2 HS đọc to bài thơ cho cả lớp nghe; các HS còn lại lắng nghe.

- GV yêu cầu HS học thuộc bài thơ.

- GV tiếp tục chiếu cho HS Phiếu đọc sách và yêu cầu: Em hãy hoàn thành phiếu đọc sách (Đính kèm phía dưới hoạt động)

- GV hướng dẫn cho HS làm việc cá nhân, sau đó trao đổi kết quả với bạn bên cạnh để hoàn thành phiếu đọc sách.

- GV mời một số HS đại diện trình bày phiếu đọc sách đã hoàn thành trước lớp; các HS còn lại quan sát, lắng nghe và bổ sung.

- GV nhận xét và chốt kết quả hoạt động.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.

 

 

 

 

- HS ổn định chỗ ngồi.

 

- HS nhận phiếu và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ trước lớp. 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài theo hướng dẫn của GV.

- HS đọc thầm bài thơ.

- 4 HS lần lượt đọc theo phân công; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và đọc câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời và trao đổi đáp án với bạn bên cạnh.

 

- HS đọc đáp án; các HS khác lắng nghe và so sánh với đáp án của mình.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận và làm bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.

 

- HS làm bài.

 

- HS trả lời

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu bài tập.

 

- HS làm bài.

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu bài tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc to trước lớp.

 

- HS học thuộc bài thơ.

- HS lắng nghe yêu cầu. 

 

 

 

- HS hoàn thành phiếu đọc sách

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Được biên rõ ràng, khoa học, nhiều tư liệu ngoài SGK

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 300k/học kì - 350k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm tiếng việt 3 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Dạy thêm tuần 19

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay