Giáo án Tin học 5 Kết nối bài 13: Cấu trúc rẽ nhánh
Giáo án bài 13: Cấu trúc rẽ nhánh sách Tin học 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tin học 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án tin học 5 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án tin học 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 13. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
Cấu trúc rẽ nhánh và câu lệnh rẽ nhánh.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
Năng lực riêng:
Nêu được ví dụ cụ thể mô tả cấu trúc rẽ nhánh.
Sử dụng được cấu trúc rẽ nhánh trong một số chương trình đơn giản.
Chạy thử được chương trình có cấu trúc rẽ nhánh.
3. Phẩm chất:
Rèn luyện tinh thần trách nhiệm đối với việc tạo ra sản phẩm kĩ thuật số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án.
2. Đối với học sinh
SGK, vở ghi,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức đã biết để chuẩn bị cho bài học. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Khi chuẩn bị qua đường, em quan sát đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ (Hình 83). Em qua đường nếu đèn màu xanh và dừng lại nếu đèn màu đỏ. Việc qua đường, được thực hiện hay không tùy thuộc vào màu của đèn tín hiệu, gọi là công việc có cấu trúc rẽ nhánh. Em hãy kể thêm ví dụ về công việc có cấu trúc rẽ nhánh. - GV khen ngợi, dẫn dắt vào bài học mới: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cấu trúc rẽ nhánh và cách sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong một số chương trình đơn giản. Chúng ta cùng vào Bài 13: Cấu trúc rẽ nhánh. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm kiếm cấu trúc rẽ nhánh a. Mục tiêu: HS phân biệt được “điều kiện”, “hành động” trong một số tình huống quyết định của máy tính và mô tả tình huống này theo cấu trúc “nếu… thì…”. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS thực hiện phần Hoạt động 1 SGK tr.62 theo nhóm 4: Một chương trình Scratch điều khiển nhân vật mèo như sau: Khi chạm vào con trỏ chuột, nhân vật đổi từ màu này sang màu khác. 1. Em hãy cho biết điều kiện để mèo đổi màu là gì? 2. Hãy sử dụng cách nói nếu… thì… để mô tả hành động đổi màu của nhân vật. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV hướng dẫn để HS nhận ra điều kiện và công việc trong câu: “Nếu chạm con trỏ chuột thì đổi màu”. - GV giới thiệu cấu trúc rẽ nhánh (dạng khuyết): Một việc được thực hiện hay không được thực hiện tùy thuộc vào một điều kiện được thỏa mãn hay không. - GV yêu cầu các nhóm thực hiện phần Hoạt động 2 SGK tr.63: Giả sử kịch bản trong Hoạt động 1 thay đổi như sau: + Khi chạm vào con trỏ chuột, nhân vật đổi từ màu này sang màu khác. + Khi con trỏ chuột không còn chạm vào mèo, nhân vật trở về màu vàng ban đầu. 1. Em hãy cho biết nhân vật thay đổi như thế nào khi con trỏ chuột không còn chạm vào nó. 2. Hãy sử dụng cách nói nếu… thì… để mô tả hành động của nhân vật trong trường hợp này. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV cho HS đọc nội dung SGK trang 63. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Có hai dạng cấu trúc rẽ nhánh như bảng sau:
- GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi củng cố: Hãy sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ và điều kiện “đèn tín hiệu cho người đi bộ màu đỏ” để mô tả hoạt động qua đường của người đi bộ. - GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng. Hoạt động 2: Tìm hiểu các lệnh rẽ nhánh a. Mục tiêu: HS nêu được lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, lệnh rẽ nhánh dạng đủ. b. Cách thức thực hiện: - GV giới thiệu hai lệnh rẽ nhánh: - GV lưu ý HS: + Điều kiện chạm con trỏ chuột (trong nhóm lệnh Cảm biến) thỏa mãn khi con trỏ chuột chạm vào nhân vật. + Lệnh (trong nhóm lệnh Hiển thị) được sử dụng để thay đổi màu của nhân vật. + Lệnh (trong nhóm lệnh Hiển thị) hủy bỏ các hiệu ứng đồ họa (trong đó có đổi màu) được sử dụng để trả nhân vật về màu ban đầu của nó. - GV chốt kiến thức: Trong chương trình có cấu trúc rẽ nhánh, một lệnh hoặc khối lệnh được thực hiện hay không được thực hiện tùy thuộc vào điều kiện đúng hay sai. - GV mời 1 HS trả lời bài tập củng cố: Đoạn chương trình nào sau đây có cấu trúc rẽ nhánh: - GV nhận xét, chốt lại đáp án. Hoạt động 3: Thực hành cấu trúc rẽ nhánh a. Mục tiêu: HS sử dụng được cấu trúc rẽ nhánh trong một số chương trình đơn giản; Chạy thủ được chương trình có cấu trúc rẽ nhánh. b. Cách thức thực hiện: - GV nêu nhiệm vụ: Hãy viết chương trình Mèo đổi màu như ý tưởng được mô tả trong Hoạt động 1: Nhân vật mèo thực hiện lặp liên tục “nếu chạm con trỏ chuột thì đổi màu”. …………………. |
- HS quan sát hình 83, thảo luận trả lời: + Nếu đèn xanh thì em đi qua đường. + Nếu em được điểm cao trong kì thi cuối kì, mẹ sẽ mua tặng em một chiếc bút.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- HS nhóm 4 thảo luận thực hiện nhiệm vụ.
- Đại diện nhóm trả lời: 1. Điều kiện để mèo đổi màu là “chạm con trỏ chuột”. 2. Sử dụng cách nói nếu… thì… để mô tả hành động đổi màu của nhân vật: “Nếu chạm con trỏ chuột thì mèo đổi màu”. - HS lắng nghe. - HS nhận ra “chạm vào con trỏ chuột” là điều kiện để mèo “đổi màu”.
- HS lắng nghe.
- HS hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
- HS trả lời: 1. Nhân vật mèo trở về ban đầu khi con trỏ chuột không còn chạm vào nó. 2. Sử dụng cách nói nếu… thì… để mô tả hành động của nhân vật trong trường hợp này: + Cách 1: Nếu chạm con trỏ chuột thì mèo đổi màu. Nếu không chạm con trỏ chuột thì mèo trở về bạn đầu. + Cách 2: Nếu chạm vào con trỏ chuột thì mèo đổi màu nếu không thì mèo trở về ban đầu. - HS lắng nghe. - HS đọc thông tin. - HS lắng nghe.
- HS trả lời: Nếu đèn tín hiệu cho người đi bộ màu đỏ thì em dừng lại còn không thì em đi qua đường.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Chọn đáp án B.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe nhiệm vụ. …………………….. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tin học 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây