Giáo án và PPT Địa lí 10 chân trời Bài 4: Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 4: Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng. Thuộc chương trình Địa lí 10 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Địa lí 10 chân trời sáng tạo
BÀI 4: TRÁI ĐẤT, THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Xem, nêu nội dung của đoạn video sau và chia sẻ suy nghĩ của em về ý kiến: Lịch sử Trái Đất bắt đầu từ cách đây khoảng 4.5 tỷ năm?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT
Hoạt động 1.
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Theo nguồn gốc, đá được phân chia hành ba nhóm là gì?
Nguồn gốc của Trái Đất liên quan chặt chẽ với sự hinh thành của?
Sản phẩm dự kiến:
- Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc hình thành Trái Đất tuy nhiên theo quan niệm chung nhất, những thiên thể trong hệ Mặt Trời được hình thành từ một đám mây bụi và khí lạnh hình đĩa với các vành xoắn ốc quay tương đối chậm.
- Trong quá trình chuyển động, các hạt bụi va chạm lẫn nhau, nóng lên, dính kết với nhau. Khối bụi lớn nhất tập trung ở trung tâm, nơi nhiệt độ tăng lên rất cao và các phản ứng hạt nhân bắt đầu xuất hiện, đã hình thành Mặt Trời.
- Những vành xoắn ốc ở phía ngoài cũng dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.
- Khi Trái Đất đã có khối lượng lớn gần như hiện nay thì trong lòng Trái Đất đã bắt đầu diễn ra quá trình tăng nhiệt. Sự tăng nhiệt đó làm nóng chảy vật chất ở bên trong và sắp xếp thành các lớp: nhân, man-ti và vỏ Trái Đất như hiện nay.
II. VỎ TRÁI ĐẤT VÀ VẬT LIỆU CẤU TẠO VỎ TRÁI ĐẤT
Hoạt động 2.
GV đưa ra câu hỏi:
Trình bày đặc điểm vỏ Trái Đất.
Nêu sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Sản phẩm dự kiến:
1. ĐẶC ĐIỂM VỎ TRÁI ĐẤT
- Độ dày dao động từ 5 km dưới đáy đại dương đến 70 km ở lục địa.
- Trên cùng là tầng trầm tích: nơi mỏng, nơi dày (trầm tích lục địa thường dày hơn trầm tích đại dương), một số nơi trên lục địa không có tầng trầm tích này.
- Ở giữa là tầng đá granit (đá granit và các loại đá nhẹ tương tự đá granit) làm thành nền của các lục địa.
- Dưới tầng granit là tầng badan (đá badan và các loại đá nặng tương tự như đá badan), thường lộ ra dưới đáy đại dương.
- Gồm: vỏ đại dương và vỏ lục địa, phân biệt với nhau bởi cấu tạo địa chất, độ dày,…
2. VẬT LIỆU CẤU TẠO VỎ TRÁI ĐẤT
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bằng nhiều nguyên tố hóa học, chủ yếu là silic và nhôm. Khoáng vật và đá là những vật liệu chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
* Khoáng vật: là những nguyên tố hoặc hợp chất hoá học được hình thành do các quá trình địa chất.
- Trong thiên nhiên, đa số khoáng vật ở trạng thái rắn như thạch anh, hematit, canxit,...
- Một số khoáng vật là đơn chất như vàng, kim cương,... hoặc hợp chất như canxit, thạch anh, mica,...
* Đá được chia thành 3 nhóm:
- Đá măcma:
+ Hình thành do kết tinh khối măcma nóng chảy trong vỏ Trái Đất hoặc trên bề mặt đất;
+ Gồm đá xâm nhập (đá granit) và đá phun trào (đá badan chiếm tỉ lệ lớn nhất).
- Đá trầm tích:
+ Hình thành do sự tích tụ, nén ép của các sản phẩm phá huỷ từ đá gốc thành vật liệu vụn như cuội, cát, tro bụi,... và xác sinh vật.
+ Gồm đá vôi, đá sét, đá phiến, cát kết,...
- Đá biến chất:
+ Được thành tạo từ đá măcma hoặc đá trầm tích bị biến đổi tính chất (thành phần hoá học, cấu trúc,..) do tác động của nhiệt, áp suất,...
+ Gồm đá gơnai, đá hoa, đá phiến mica,…
III. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
Hoạt động 3.
GV đưa ra câu hỏi:
Thuyết kiến tạo mảng là gì?
Có bao nhiêu mảng kiến tạo lớn? Xác định các mảng kiến tạo của Trái Đất.
Trình bày nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng?
Sản phẩm dự kiến:
1. NỘI DUNG THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
- Trên Trái Đất chỉ có một lục địa thống nhất, sau đó bị tách thành nhiều bộ phận rồi trôi dạt tạo nên các lục địa và đại dương ngày nay.
Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo, mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo.
- Thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của bao Manti và di chuyển một cách chậm chạp.
- Toàn bộ bề mặt Trái Đất (gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti) được chia thành 7 mảnh lớn, các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti và dịch chuyển trên lớp này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man-ti trên.
- Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau hoặc xô vào nhau.
2. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH CÁC VÙNG NÚI TRẺ, CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA
- Các mảng kiến tạo gắn nhau sẽ đó các cách tiếp xúc như: tách rời nhau, xô vào nhau, tạo hút chìm và trượt bằng:
+ Tách rời nhau: xảy ra hiện tượng phun trào macma tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo động đất, núi lửa,... => sống núi giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tách rời giữa mảng Âu - Á và mảng Bắc Mỹ
+ Xô vào nhau: làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất, tạo ra các dãy núi cao => các vực biển (vực Ma-ri-a-na (Marian),...), sinh ra động đất, núi lửa (đảo núi lửa Phi-lip-pin (Philippines) giữa mảng Thái Bình Dương và mảng Phi-líp-pin),...
+ Tạo hút chìm: nâng rìa lục địa lên và uốn nếp các lớp đá trầm tích ở đáy đại dương thành các dãy núi => dãy Coóc-đi-e (Cordillera) ở Bắc Mỹ; dãy An-đét (Andes) ở Nam Mỹ;…
+ Trượt bằng: tạo nên vết nứt lớn của vỏ Trái Đất dọc theo đường tiếp xúc => vết nứt tạo nên vịnh Ca-li-phoóc-ni-a (California) giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Thái Bình Dương.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Dựa theo thuyết kiến tạo mảng, thung lũng được hình thành là do đâu?
Câu 2: Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ?
Câu 3: Mảng kiến tạo nào toàn là vỏ đại dương?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm các tầng đá của vỏ Trái Đất?
Câu 2:Theo nguồn gốc, các loại đá cầu tạo nên vỏ Trái Đất gồm mấy nhóm? Các nhóm đá được hình thành như thế nào?
Câu 3: Đặc điểm các tầng đá của vỏ Trái Đất?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Địa lí 10 chân trời sáng tạo
ĐỊA LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án chuyên đề địa lí 10 chân trời sáng tạo
Soạn giáo án Địa lí 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử địa lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint địa lí 10 chân trời sáng tạo
Đề thi địa lí 10 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo
ĐỊA LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề địa lí 10 kết nối tri thức
Soạn giáo án Địa lí 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử địa lí 10 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 10 kết nối tri thức
Đề thi địa lí 10 kết nối tri thức
Trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức
ĐỊA LÍ 10 CÁNH DIỀU
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều
Soạn giáo án Địa lí 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Giáo án địa lí 10 cánh diều (bản word)
Giáo án điện tử địa lí 10 cánh diều