Giáo án và PPT Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 10: Tuần hoàn ở động vật. Thuộc chương trình Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Giáo án và PPT Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Giáo án và PPT Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Giáo án và PPT Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Giáo án và PPT Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Giáo án và PPT Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Giáo án và PPT Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Giáo án và PPT Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Giáo án và PPT Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Giáo án và PPT Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Giáo án và PPT Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Giáo án và PPT Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật (P1)
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật (P1)
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật (P1)
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật (P1)
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật (P1)
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật (P1)
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật (P1)
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật (P1)
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật (P1)
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật (P1)
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật (P1)
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật (P1)

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Sinh học 11 chân trời sáng tạo

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

 

BÀI 10. TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái quát hệ vận chuyển trong cơ thể động vật. Nêu được một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau.

  • Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, phân biệt được các dạng tuần hoàn ở động vật.

  • Trình bày được cấu tạo và hoạt động của tim, sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim. Giải thích khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim.

  • Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch.

  • Mô tả được quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch (huyết áp, vận tốc máu và sự trao đổi chất giữa máu với tế bào).

  • Nêu được hoạt động của tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.

  • Kể được các bệnh thường gặp về hệ tuần hoàn và trình bày một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch.

  • Phân tích được tác hại của việc lạm dụng rượu bia đối với sức khỏe con người, đánh giá được ý nghĩa việc xử phạt người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia.

  • Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với tuần hoàn.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin khi học tập, thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến của bản thân về tuần hoàn ở động vật.

  • Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu về tuần hoàn ở động vật qua các nguồn học liệu khác nhau và xử lý thông tin thu được.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được nhiều ý tưởng mới, kết nối các ý tưởng khi vẽ sơ đồ tư duy về một số dạng hệ vận chuyển ở động vật; khi tham gia các trò chơi được tổ chức trong quá trình học tập về hệ tuần hoàn ở động vật.

Năng lực sinh học: 

  • Năng lực nhận thức sinh học: 
    • Trình bày được khái quát hệ vận chuyển trong cơ thể động vật

    • Nếu được một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau.

    • Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, phân biệt được các dạng tuần hoàn ở động vật; tuần hoàn kín và tuần hoàn hở; tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép.

    • Trình bày được cấu tạo và hoạt động của tim và sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim.

    • Giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim.

    • Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch.

    • Mô tả được quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch (huyết áp, vận tốc máu và sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào).

    • Nêu được hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.

    • Kể được các bệnh thường gặp về hệ tuần hoàn.

    • Trình bày được một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch.

    • Phân tích được tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là hệ tim mạch.

    • Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn.

  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Đánh giá được ý nghĩa của việc xử phạt người tham gia giao thông khi sử dụng rượu, bia..

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng hiểu biết về tuần hoàn để phòng các bệnh về hệ tuần hoàn.

  1. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.

  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn sinh học.

  • Chủ động, tích cực tham gia vận động người khác vận động người khác tham gia các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11.
  • Máy tính, máy chiếu( nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SHS sinh học 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  3. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.

  4. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

  5. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.

  6. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đưa ra câu hỏi: “Giãn tĩnh mạch là bệnh lí thuộc nhóm bệnh của máu ngoại vi. Bệnh giãn tĩnh mạch có ảnh hưởng gì đến sự lưu thông máu của cơ thể”

IMG_256

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 10. Tuần hoàn ở động vật.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về hệ vận chuyển

  1. Mục tiêu: Trình bày được khái quát hệ vận chuyển trong cơ thể động vật; Nêu được một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi- đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong sgk.
  3. Sản phẩm: Cấu tạo của hệ tuần hoàn, đáp án câu hỏi 1 sgk trang 62.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, đọc hiểu nội dung trong sgk, nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, trả lời câu hỏi 1 sgk trang 62 và đưa ra kết luận về hệ tuần hoàn ở động vật.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS theo dõi, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

  1. Khái quát về hệ vận chuyển

- Hệ tuần hoàn ở động vật gồm:

+ Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu-dịch mô

+ Tim: cơ quan đẩy, hút máu, tạo động lực cho quá trình lưu thông máu trong hệ mạch

+ Hệ thống mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.

- Đáp án câu hỏi 1 sgk trang 62

Ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp như thủy tức, giun dẹp, các tế bào của cơ thể trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài qua màng tế bào hoặc qua bề mặt của cơ thể.

- Ở động vật bậc cao, không có sự liên lệ trực tiếp với môi trường xung quanh. Do đó, chúng cần có một hệ thống vận chuyển dịch thể để cung cấp các chất cần thiết cho hoạt động sống và đào thải như ở hải miên, các dịch thể là nước sẽ được vận chuyển qua các gian bào nhờ sợ vận động của các lông

- Ở ruột khoang và giun bậc thấp, các dịc thể và chất dinh dưỡng được vận chuyển trong các ống từ dạ dày một cách thụ động của cơ thể.

- Ở chân đốt và nhuyễn thể đã xuất hiện hệ tuần hoàn hở, dịch thể (huyết tương chứa protein, muối và các enzyme hô hấp) được vận chuyển trong hệ tuần hoàn.

- Giun ở bậc cao và động vật bậc cao đã xuất hiện hệ tuần hoàn kín.  Máu và dịch mô được vận chuyển đi khắp cơ thể, đem theo các chất tiếp nhận từ môi trường ngoài qua cơ quan hô hấp và cơ quan tiêu hóa đến các tế bào, đồng thời chuyển các sản phẩm cần loại bỏ đến cơ quan bài tiết để thải ra môi trường bên ngoài.

Kết luận: 

+ Ở động vật bậc cao, hệ vận chuyển hay hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển các chất trong cơ thể.

+ Hệ tuần hoàn gồm các thành phần: Dịch tuần hoàn, tim và hệ thống mạch máu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các dạng hệ tuần hoàn

  1. Mục tiêu: Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, phân biệt được các dạng tuần hoàn ở động vật; tuần hoàn kín và tuần hoàn hở; tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi đáp kết hợp kĩ thuật sơ đồ tư duy để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong sgk.
  3. Sản phẩm: Các dạng hệ tuần hoàn, đáp án câu hỏi 2,3 sgk trang 63.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu các dạng hệ tuần hoàn.

- GV chia lớp thành  3 nhóm, trao đổi thảo luận để hoàn thành các nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Trả lời câu hỏi 2 sgk trang 63

 + Nhóm 2: Trả lời ý a, câu hỏi 3 sgk trang 63.

+ Nhóm 3: Trả lời ý b,c câu hỏi 3 sgk trang 63.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

  1. Các dạng hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn có hai loại:

+ Hệ tuần hoàn kín : hệ tuần hoàn đơn ( có ở cá) và hệ tuần hoàn kép ( có ở lưỡng cư, bò sát, chim, thú).

+ Hệ tuần hoàn hở.

- Đáp án câu hỏi 2 sgk trang 63.

Bảng được đính dưới hoạt động 2.

- Đáp án câu hỏi 3 sgk trang 63.

  1.  

+ Ở cá:

Tâm thất → động mạch mang → các mao mạch ở mang → động mạch lưng → mao mạch ở các cơ quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ

+ Ở lưỡng cư trưởng thành:

Vòng tuần hoàn phổi/da: tâm thất → động mạch phổi, da → các mao mạch ở phổi, da → tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ phải → tâm thất.

Vòng tuần hoàn cơ thể: tâm thất → động mạch chủ → mao mạch ở các cơ quan → tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ phải → tâm thất.

+ Ở động vật có vú: 

Vòng tuần hoàn phổi: tâm thất phải → động mạch phổi → các mao mạch ở các cơ quan → tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ phải → tâm thất phải.

Vòng tuần hoàn cơ thể: tâm thất trái → động mạch chủ → mao mạch ở các cơ quan → tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ phải → tâm thất phải.

  1. Do máu từ tim được vận chuyển đến các cơ quan rồi trở về tim theo một vòng tuần hoàn nên hệ tuần hoàn ở cá là hệ tuần hoàn đơn.

  2. Do máu từ tim lên phổi rồi trở về tim (vòng tuần hoàn phổi), sau đó, máu từ tim vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể rồi trở về tim ( vòng tuần hoàn cơ thể). Vì vậy máu vận chuyển theo hai vòng, nên hệ tuần hoàn ở động vật có vú là hệ tuần hoàn kép.

Kết luận: 

 

- Đáp án câu hỏi 2 sgk trang 63.

 

 

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

Cấu tạo

Không có mao mạch

Có mao mạch

Đường đi của máu

Tim → mạch máu → xoang cơ thể (trộn lẫn dịch mô) → máu tiếp xúc trực tiếp với tế bào → ống góp → tim

Tìm → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của tim

  1. Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo và hoạt động của tim và sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim; giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi- đáp kết hợp kĩ thuật think-pair- share để hướng dẫn và gợi ý cho Hs thảo luận nội dung trong sgk.
  3. Sản phẩm: Cấu tạo của tim, đáp án câu hỏi 4 sgk trang 64, tính tự động, chu kì hoạt động của tim, đáp án câu 5,6, luyện tập sgk trang 65.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đưa ra một số câu hỏi, yêu cầu HS đưa ra đáp án nhanh:

  1. Tim được cấu tạo từ các tế bào nào?

  2. Buồng nào của tim chứa máu từ tĩnh mạch đổ về?

  3. Tâm nhĩ trái và tâm thất trái thông với nhau qua loại van nào?

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, đọc nội dung trong sgk và trả lời câu hỏi 4 sgk trang 64.

GV chia lớp thành 4 nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau: 

+ Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu về tính tự động của tim: Nêu khái niệm tính tự động của tim và trả lời câu hỏi 5 sgk trang 65.

+ Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu về chu kì hoạt động của tim để trả lời câu hỏi 6, câu luyện tập sgk trang 65.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

  1. Cấu tạo và hoạt động của tim

  2. Cấu tạo của tim

  3. Tế bào cơ tim

  4. Tâm nhĩ

  5. Van hai lá

 

 

 

 

 

- Đáp án câu 4 sgk trang 64:

Tim là một khối cơ rỗng được bao bọc bởi một xoang bao tim. Tim có vách ngăn để chia tim làm hai nửa (nửa phải và nửa trái). Mỗi nủa được chia làm hai phần gồm một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới.

Hai tâm nhĩ có thành tương đối mỏng và đóng vai trò như các buồng thu máu trở về tim. Các tâm thất có thành dày hơn so với các tâm nhĩ, đặc biệt và tâm thất trái có thành dày hơn tâm thất phải. Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất (giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải là van ba lá, giữa tâm nhĩ trái và tâm thất phải là van hai lá)

Tâm nhĩ thông với tĩnh mạch và tâm thất thông với động mạch. Giữa tâm thất phải và động mạch phổi, giữa tâm thất trái và động mạch chủ có van bán nguyệt.

  1. Hoạt động của tim

  2. Tính tự động của tim.

- Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì.

 - Đáp án câu 5 sgk trang 65: 

Hoạt động của tim có tính tự động là do hệ dẫn truyền tim. Nút xoang nhĩ có khả năng phát xung động truyền tới tâm nhĩ làm cơ tâm nhĩ co. Từ tâm nhĩ, xung động truyền đến nút nhĩ thất, sau đó được truyền đến bó His và đến mạng lưới Purkinje, đến sợi cơ tâm thất của tim làm cơ tâm thất co.

  1. Chu kì hoạt động của tim

- Đáp án câu 6 sgk trang 65: 

Hoạt động của tim trong một chu kì tim: Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. Một chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất; tiếp đó là pha co tâm thất đẩy máu từ tâm thất vào động mạch chủ và động mạch phổi; kết thúc là pha giãn chung, sau đó tiếp tục một chu kì mới và cứ diễn ra như vậy một cách liên tục.

Vai trò của các van tim: 

+ Van ba lá và van hai lá đảm bảo cho máu chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

+ Van động mạch phổi và van động mạch chủ đảm bảo cho máu chảy theo một chiều từ tâm thất phải, trái vào động mạch phổi và động mạch chủ.

- Đáp án câu luyện tập sgk trang 65:

Động mạch chủ và động mạch phổi nhận được nhiều máu nhất ở pha thất co vì trong pha này, máu được đẩy từ tâm thất trái vào động mạch chủ và từ tâm thất phải vào động mạch phổi.

Kết luận: 

+ Tim là một bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn với chức năng bơm hút và dẩy máu trong mạch máu. 

+ Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì nhờ hệ thống dẫn truyền tim.

Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của hệ mạch

  1. Mục tiêu: Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch; mô tả được quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch (huyết áp, vận tốc máu và sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào).

  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi- đáp để hướng dẫn và gợi ý cho Hs thảo luận nội dung trong sgk.

  3. Sản phẩm: Cấu tạo của hẹ mạch và đáp án câu hỏi 7 sgk trang 66, huyết áp, vận tốc máu và sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào, đáp án câu hỏi 8, 9, 10 sgk.

  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc nội dung trong sgk nêu cấu tạo của hệ mạch và trả lời câu hỏi 7 sgk trang 66.

- GV chia lớp thành 4 nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về huyết áp: Nêu khái niệm huyết áp, trả lời câu hỏi 8 sgk trang 66.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về vận tốc máu: Nêu khái niệm vận tốc máu và trả lời câu hỏi 9 sgk trang 67.

+ Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu về sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào: Nơi diễn ra, các yếu tố ảnh hưởng và trả lời câu hỏi 10 sgk trang 67. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

  1. Cấu tạo và hoạt động của hệ mạch

  2. Cấu tạo của hệ mạch

Hệ mạch gồm các động mạch, tĩnh mạch nối với nhau thông qua các mao mạch:

- Động mạch là mạch máu dẫn máu từ tâm thất phải đến phổi và từ tâm thất trái đến các cơ quan, các mô và các tế bào trong cơ thể.

- Tĩnh mạch là các mạch máu dẫn từ mao mạch trở về tim.

- Mao mạch là các mạch máu nhỏ.

- Đáp án câu 7 sgk trang 66: 

+ Động mạch có thành dày và được cấu tạo bởi: lớp mô liên kết, lớp cơ trơn, lớp biểu mô.

- Tĩnh mạch có thành mỏng hơn động mạch và có cấu tạo ba lớp giống động mạch, một số tĩnh mạch có van

+ Mao mạch có thành mỏng được cấu tạo từ một lớp biểu mô.

  1. Hoạt động của hệ mạch

Máu được vận chuyển trong hệ mạch tuân theo các quy luật vật lí liên quan chặt chẽ đến áp suất đẩy máu, lưu lượng máu chảy, vận tốc và sức cản của mạch.

  1. Huyết áp

- Huyết áp là lực máu tác động lên thành mạch tuân theo các mô trong cơ thể. 

- Huyết áp là kết quả tổng hợp của các yếu tố: sức co bóp của tim, sức cản của dòng máu và độ quánh của máu.

- Đáp án câu hỏi 8 sgk trang 66: 

+ Trong suốt chiều dài của hệ mạch từ động mạch chủ đến mao mạch và tĩnh mạch chủ, huyết áp có sự biến đổi: huyết áp giảm dần từ động mạch → tiểu động mạch  →  mao mạch   →  tiểu tĩnh mạch  →   tĩnh mạch. Sự biến động của huyết áp là do các yếu tố: sức co bóp của tim, sức cản của dòng máu và độ quánh của máu.

Kết luận: 

- Huyết áp là lực máu tác động lên thành mạch gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

- Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giảm dần theo khoảng cách ở tâm thất trái.

  1. Vận tốc máu

- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.

- Đáp án câu 9 sgk trang 67:

Nếu tổng tiết diện mạch nhỏ, chênh lệch huyết áp lớn, máu chảy nhanh và ngược lại, máu chảy chậm.

Kết luận: 

- Máu vận chuyển trong hệ mạch là do sự chênh lệch huyết áp giữa đầu đoạn mạch và cuối đoạn mạch. 

- Tốc độ máu chảy qua các đoạn mạch là khác nhau phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch

  1. Sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào

- Diễn ra ở mao mạch.

- Các chất dinh dưỡng và O2 được chuyển từ máu đến các tế bào nhờ áp suất lọc

- Các sản phẩm của quá trình chuyển hóa được đưa lại vào máu qua thành mao mạch do lực tái hấp thu.

- Đáp án câu 10 sgk trang 67:

Mao mạch là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu với các mô, tế bào. Vận tốc máu trong mao mạch chậm nhất đảm bảo cho quá trình trao đổi chất giữa máu với các tế bào. 

Hoạt động 5: Tìm hiểu về điều hòa hoạt động ở tim mạch.

  1. Mục tiêu: Nêu được hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi- đáp để hướng dẫn và gợi ý cho Hs thảo luận nội dung trong sgk
  3. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi 11 và câu luyện tập sgk trang 68.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn, thảo luận trả lời câu hỏi 11 và câu luyện tập sgk trang 68.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

  1. Điều hòa hoạt động ở tim mạch

- Đáp án câu 11 sgk trang 68: 

Hoạt động tim mạch được điều hòa bởi cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch. Cơ chế thần kinh được thực hiện theo nguyên tắc phản xạ, cơ chế thể dịch được thực hiện nhờ các hormone của tuyến nội tiết.

Xung động thần kinh từ các thụ thể áp lực hoặc thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh theo các sợi thần kinh cảm giác về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. Xung thần kinh tuwg hành não theo dây thần kinh giao cảm hoặc đối giao cảm đến tim mạch hoặc tuyến nội tiết để điều hòa hoạt động tim mạch như: điều chỉnh huyết áp, vận tốc máu,…

- Đáp án câu luyện tập sgk trang 68:

Khi lao động, cơ thể cần nhiều năng lượng nên nhu cầu O2 cho các tế bào tăng lên, do đó, hệ tuần hoàn tăng cường hoạt động nhằm đảm bảo vận chuyển O2 đến các tế bào → tim mạch hoạt động mạnh hơn so với lúc nghỉ ngơi.

Kết luận: Hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh (thông qua hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm) và cơ chế thể dịch.

Hoạt động 6: Bảo vệ sức khỏe hệ tuần hoàn

  1. Mục tiêu: Kể được các bệnh thường gặp về hệ tuần hoàn; trình bày được một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch; phân tích được tác hậu của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là hệ tim mạch; trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn.

  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm kết hợp hỏi- đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong sgk.

  3. Sản phẩm: Vai trò của thể dục thể thao với tim và mạch máu, tác hại của rượu bia và các bệnh về hệ tuần hoàn, nguyên nhân gây bệnh và đáp án câu hỏi vận dụng sgk trang 68.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS, đọc nội dung trong sgk nêu vai trò của thể dục thể thao với:

+ Tim

+ Mạch máu.

- GV yêu cầu nhóm đôi HS thảo luận đưa ra các tác hại của rượu bia đến hệ tuần hoàn.

IMG_256

 

- GV giới thiệu một số bệnh về hệ tuần hoàn và nguyên nhân dẫn đến bệnh.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, tìm hiểu về nguyên nhân, biện pháp phòng chống của các bệnh sau (câu 12 sgk trang 68):

+ Nhóm 1: Xơ vữa động mạch

+ Nhóm 2: Cao huyết áp

+ Nhóm 3: Suy tim

+ Nhóm 4: Thiếu máu. 

(GV có thể giao về nhà làm nhiệm vụ này ở tiết học trước)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

  1. Bảo vệ sức khỏe hệ tuần hoàn

  2. Vai trò của thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn.

Vai trò của thể dục, thể thao đối với tim:

+ Tăng kích thước tế bào cơ tim, tăng khối lượng cơ tim, thành tim phát triển dày lên.

+ Tăng thể tích buồng tim, do đó, tăng thể tích tâm thu và lưu lượng tim.

+ Giảm nhịp tim nhưng vẫn đảm bảo khả năng cung cấp máu cho cho cơ thể.

- Vai trò của thể dục thể thao đối với mạch máu:

+ Tăng tính đàn hồi, tăng lưu lượng máu.

+ Tăng mao mạch ở cơ và xương, do đó, tăng khả năng điều chỉnh huyết áp.

+ Tăng thể tích máu, tăng số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin, do đó, tăng khả năng vận chuyển O2.

Kết luận: tập thể dục thể thao đều đặn, điều tiết chế độ ăn uống, lao động có tác dụng phòng chống các bệnh về tuần hoàn.

 

  1. Tác hại của rượu bia

 Rượu, bia gây tác hại cho người sử dụng thông qua ba cơ chế chính là: gây độc, rối loạn nhận thức, hành vi; gây nghiện;… Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hệ tuần hoàn tim mạch.

  1. Bệnh về hệ tuần hoàn

Bệnh về hệ tuần hoàn gồm:

+ Các bệnh về tim mạch: bệnh lí van tim, xơ cứng động mạch, rối loạn nhịp tim,…

IMG_256

IMG_256

IMG_256

+ Các bệnh về máu: thiếu máu, bệnh bạch cầu…

IMG_256

IMG_256

Nguyên nhân: 

+ Di truyền

+ Lối sống: hút thuốc lá, thiếu tập luyện thể dục, chế độ dinh dưỡng không hợp lý,…

- Đáp án câu 12 sgk trang 68: 

Bảng đính kèm dưới hoạt động 6.

 

 

Tên bệnh

Nguyên nhân

Biện pháp phòng chống

Xơ vữa động mạch

Do mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu, thành phần cấu tạo mảng xơ vữa bao gồm cholesterol, calcium, mảnh vỡ tế bào. Các bệnh như cao huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo đường góp phần thúc đẩy tổn thương mạch máu theo thời gian

Không hút thuốc lá, tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn nhiều rau xanh, ít mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật, uống thuốc và kiểm tra huyết áp thường xuyên, kiểm soát hàm lượng đường trong máu,…

Cao huyết áp

Phần lớn do di truyền; có thể là hệ quả của một số bệnh lí như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận; lạm dụng thuốc tránh thai, thuốc cảm, sử dụng cocaine, rượu, bia, thuốc lá.

Không lạm dụng các loại thuốc, có chế độ ăn uống khoa học, không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cocain,…

Suy tim

Bẩm sinh hoặc người mắc các bệnh như cao huyết áp, bệnh lí mạch vành, bệnh lí van tim, rối loạn chuyển hóa lâu ngày dẫn đến suy tim; tổn thương tim do thuốc hoặc các chất độc hại, viruss,..

Có chế độ ăn lành mạnh: giảm muối tiêu, nhiều hoa quả rau xanh, hạn chế mỡ động vật, hạn chế ăn nội tạng động vật; tập luyện thể thao thường xuyên; không hút thuốc; kiểm soát huyết áp bằng cách thay đổi lối sống và uống thuốc đều đặn, kiểm soát lượng đường trong máu, lipid,…

Thiếu máu

Do di truyền, thiếu sắt, vitamin B12, folic acid; do mắc bệnh tự miễn, suy tủy xương, suy thận,…

Có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ các chất cho quá trình tạo hồng cầu, có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lí; uống viên sắt (đối với phụ nữ đến chu kì kinh nguyệt)

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về hệ tuần hoàn.

  3. Nội dung: Cá nhân HS làm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để củng cố lại kiến thức đã học.

  4. Sản phẩm: Đáp án của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Câu 1: Chức năng của hệ tuần hoàn là?

A. Vận chuyển máu từ tim đến phổi, từ phổi đến ruột

B. Vận chuyển các chất từ bộ phận này sang bộ phận khác, đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể

C. Vận chuyển máu từ tim đến các tĩnh mạch trong cơ thể

D. Vận chuyển máu đến các tế bào

Câu 2: Hệ tuần hoàn có hai dạng là

A. Hệ Tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kép

B. Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn hở

C. Hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn kép

D. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

Câu 3: Ở giun đốt, động vật có xương sống có hệ tuần hoàn….

A. Hở

B. Kín

C. Hở và đơn

D. Hở và kép

Câu 4: Pha co của tim được gọi là? 

A. Tâm trương

B. Tâm thu

C. Pha trung gian

D. Pha giãn trung

Câu 5: Chức năng của van tim?

A. Cho máu đi qua theo hai chiều

B. Đóng mở theo nhịp đẩy của tim

C. Ngăn không có máu đi qua

D. Cho máu đi qua theo một chiều

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS tham gia trò chơi củng cố kiến thức.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Đại diện HS giơ tay phát biểu.

  • Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa bài, chốt đáp án.

- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.

Đáp án

1. B

2. D

3. B

4. B

5. D

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS thực hiện làm các bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức và biết ứng dụng những kiến thức đã học vào đời sống.

b) Nội dung: HS làm việc nhóm đôi vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập trong phiếu bài tập.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS cho các câu hỏi vận dụng liên quan đến bài học.

d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

  • GV phát phiếu bài tập vận dụng cho HS, yêu cầu các nhóm đôi hoàn thành tất cả các câu hỏi trong phiếu.

Họ và tên:

Lớp:

PHIẾU BÀI TẬP

Câu 1: Tại sao máu ở tĩnh mạch phổi có nồng độ Ocao hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ?

Câu 2: Vận dụng những hiểu biết về hệ tuần hoàn, hãy đề xuất một số biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.

Câu 3: Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, ở Điều 5,6,7,8 có quy định về việc xử phạt với người điều khiển các loại phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt quá mực cho phép, cụ thể là 50mg/100mL máu, 0,25mg/1L khí thở đối với xe máy và 80mg/100mL máu, 0,4mg/1L khí thở đối với ô tô. Theo em, quy định này có ý nghĩa như thế nào?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • Nhóm đôi HS thảo luận hoàn thành nhiệm vụ.
  • GV điều hành quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • HS xung phong phát biểu, các HS khác chú ý lắng nghe nhận xét và góp ý bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

  • GV chữa bài, chốt đáp án.

  • GV nhận xét thái độ làm việc, sản phẩm, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.

Đáp án: 

Câu 1: 

+ Tim bơm máu giàu CO2 lên phổi, máu ở mao mạch phổi nhận O2 và thải CO2, nên khi đi vào tĩnh mạch phổi, máu có nồng độ O2 cao. 

+ Máu giàu O2 được tim vào động mạch và mao mạch thuộc vòng tuần hoàn hệ thống. Máu ở mao mạch mô nhận CO2 và nhường O2 cho tế bào cơ thể nên khi đi vào tĩnh mạch chủ, máu trở nên ít O2 và giàu CO2.

Câu 2: 

+ Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức, đều đặn giúp tim khỏe mạnh, mạch máu bền hơn, lưu thông máu tốt hơn.

+ Chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Ăn đủ thực phẩm tốt cho hệ tuần hoàn như trái cây, rau xanh, ngũ cốc, sản phẩm từ sữa ít chất béo.

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, nhiều cholesterol.

  • Không ăn mặn (lượng muối NaCl vượt quá nhu cầu của cơ thể), hạn chế đồ uống có cồn vì làm tăng huyết áp.

  • Nói không với thuốc lá vì các chất hóa học trong thuốc lá có thể gây tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu.

+ Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động. Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, tiểu đường, cholesterol máu cao.

+ Giảm stress: Căng thẳng, mệt mỏi… là tăng hoạt động của thần kinh giao cảm, tăng hormone adrenaline, cortisol trong máu dẫn đến phát triển các bệnh về hệ tuần hoàn như tăng huyết áp, suy tim, suy thận, tổn thương mạch máu…

Câu 3: Việc nắm vững nồng độ cồn cho phép khi lái xe cũng như mức phạt nồng độ cồn sẽ giúp người tham gia giao thông có thể làm chủ bản thân tốt hơn. Từ đó, sẽ tránh gây ra những trường hợp đáng tiếc khi sử dụng phương tiện giao thông. 

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ghi nhớ kiến thức trong bài.

- Hoàn thành bài tập trong SBT

- Chuẩn bị bài 11. Thực hành tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

Khi đặt nhận ngay và luôn

  • Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
  • Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
  • Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Sinh học 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Sinh học 11 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 11 chân trời sáng tạo

 

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay