Nội dung chính Địa lí 11 Kết nối tri thức bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản sách Địa lí 11 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
BÀI 23: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ
XÃ HỘI NHẬT BẢN
- VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
- Đặc điểm vị trí:
+ Là một quốc đảo, nằm ở phía Đông châu Á.
+ Lãnh thổ bao gồm hàng nghìn đảo tróng đó có bốn đảo lớn nhất:
- Đảo Hô – cai – đô.
- Đảo Hôn – su.
- Đảo Xi – cô – ư.
- Đảo Kiu – xiu
+ Tiếp giáp:
- Phía đông và phía Nam: tiếp giáp Thái Bình Dương.
- Phía tây: giáp biển Nhật Bản.
- Phía bắc: giáp biển Ô – khốt.
+ Nhật Bản nằm gần các nước trong lục địa là Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.
- Ảnh hưởng phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội:
+ Thuận lợi:
- Phát triển giao thương quốc tế.
- Phát triển kinh tế có nhiều điều kiện xây dựng các hải cảng.
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Khó khăn:
- Tác động của nhiều thiên tai.
→ Ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất
- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Thành phần tự nhiên | Đặc điểm | Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội |
1. Địa hình và đất | - Đồi núi chiếm 4/5 diện tích phần lớn là núi trẻ, có nhiều núi lửa đang hoạt động. đất chủ yếu là đất pốt – dôn, đất nâu… - Đồng bằng nhỏ hẹp và phân bố ven biển, đất phù sa màu mỡ. | - Thuận lợi: thích hợp cho phát triển rừng và chăn nuôi. - Khó khăn: Diện tích canh tác và cư trú ít, quy mô sản xuất nhỏ. |
2. Khí hậu | - Nằm chủ yếu trong đới khí hậu ôn đới, mang tính chất gió mùa. - Khí hậu phân hóa bắc – nam, đông – tây và theo độ cao. | - Thuận lợi: phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng, vật nuôi mùa vụ, loại hình du lịch. |
3. Sông, hồ | - Mạng lưới sông ngòi khá dày, ngắn, dốc, tốc độ dòng chảy lớn. - Có nhiều hồ, đặc biệt là hồ núi lửa | - Thuận lợi: + Có giá trị về thủy điện. + Khai thác phục vụ du lịch. - Khó khăn: hạn chế giao thông. |
4. Sinh vật | - Khá phong phú, có nhiều kiểu rừng. | - Thuận lợi: phát triển ngành lâm nghiệp và công nghiệp chế biến gỗ. |
5. Khoáng sản | - Nghèo tài nguyên, khoáng sản, có nhiều suối nước nóng. | - Thuận lợi: phát triển di lịch nghỉ dưỡng. - Khó khăn: nhập khẩu phần lớn khoáng sản. |
6. Biển | - Đường bờ biển dài, phần lớn không bị đóng băng, bị chia cắt tạo thành nhiều vũng vịnh, tính đa dạng sinh học cao, có nhiều ngư trường lớn. | - Thuận lợi: xây dựng các cảng biển, phát triển ngành khai thác thủy sản. |
Tổng kết | Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên không thực sự thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. |
III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
- DÂN CƯ
- Quy mô dân số đông, nhưng có xu hướng giảm.
→ Thị trường tiêu thụ nội địa mạnh, đối mặt với vấn đề thiếu lao động.
- Cơ cấu dân số theo giới tính khá cân bằng: có cấu dân số già.
→ Gây ra thiếu hụt về lực lượng lao động, gây sức ép lên hệ thống phúc lợi xã hội, giảm khả năng cạnh tranh kinh tế.
- Mật độ dân số cao, phân bố chủ yếu ở các đồng bằng ven biển, đặc biệt là dải đồng bằng ven biển Thái Bình Dương trên đảo Hôn – su.
→ Kinh tế phát triển không đều giữa các khu vực.
- Tỉ lệ dân thành thị cao, mức sống cao, cơ sở hạ tầng hiện tại, là các trung tâm kinh tế - văn hóa, nảy sinh nhiều vấn đề nhà ở, việc làm.
- XÃ HỘI
- Nhật Bản có phong tục tập quán độc đáo và nền văn hóa đặc sắc.
→ Phát triển du lịch.
- Người dân Nhật bản rất chăm chỉ, có tính kỉ luật và có tinh thần trách nhiệm cao.
→ Khắc phục được những khó khăn về điều kiện tự nhiên và duy trì sự thịnh vượng.
- Nhật Bản chú trọng đầu tư giáo dục.
→ Giáo dục phát triển.
- Nhật Bản có hệ thống y tế phát triển.
→ Chăm sóc sức khỏe người dân tốt.
=> Giáo án Địa lí 11 kết nối bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản