Nội dung chính Địa lí 11 Kết nối tri thức bài 25: Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 25: Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản sách Địa lí 11 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
BÀI 25: THỰC HÀNH: VIẾT BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
- Khái quát về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
- Nhật Bản là một cường quốc về thương mại trên thế giới, khoảng 55% trị giá thương mại được thực hiện với các nước phát triển, nhất là Hoa Kỳ và EU.
- Khoảng 45% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước đang phát triển, nhất là châu Á.
- Sản phẩm của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 99% giá trị xuất khẩu của Nhật Bản.
- Một số hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
- Xuất, nhập khẩu
- Hoạt động xuất khẩu
+ Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới. Năm 2020, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản đạt 785,4 tỉ USD.
+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị điện tử, thiết bị y tế, hóa chất, nhựa…
+ Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc…
- Hoạt động nhập khẩu
+ Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới. Năm 2020, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đạt 786,2 tỉ USD.
+ Các mặt hàng nhập khẩu chính là: năng lượng, nguyên liệu công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp…
+ Thị trường nhập khẩu chủ yếu là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ả - rập Xê – út…
- Cán cân xuất nhập khẩu: cán cân thương mại của Nhật Bản có sự biến động: từ năm 2000 đến năm 2015 Nhật Bản là nước xuất siêu; từ năm 2015 đến năm 2020 Nhật Bản là nước nhập siêu.
- Ý nghĩa hoạt động:
+ Hoạt động xuất khẩu:
- Tạo nguồn hàng có chất lượng, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao để xuất khẩu.
- Góp phần giải quyết việc làm xã hội, tạo nguồn dự trữ ngoại tệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.
+ Hoạt động nhập khẩu:
- Đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và phục vụ cuộc sống.
- Tiếp thu tiến bộ khoa học – kĩ thuật, trao đổi giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
+ Có giá trị nhật lớn và ngày càng tăng.
+ Gía trị đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản đạt 149,9 tỉ USD, chiếm 7,1% so với giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả thế giới là 2120,2 tỉ USD.
+ Các nước nhận đầu tư nhiều: Mỹ là đối lác lớn nhất, tiếp đó là các nước ASEAN trong đó có Việt Nam
- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Từ năm 1992 Nhật Bản đã bắt đầu nối lại viện trợ cho Việt Nam đến nay, Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất với tổng viện trợ trên 17 tỉ USD. Đây cũng là nhà đầu tư số hai và đối tác du lịch thứ ba của Việt Nam (năm 2020).
- Ý nghĩa của hoạt động
+ Nhằm phát triển và nâng cao vị thế cho nền kinh tế nước nhà, tạo mối quan hệ với các nước, Nhật Bản đã có làn sóng đầu tư nước ngoài mạnh mẽ.
+ Đây là một trong những chiến lược đầu tư của Nhật Bản tại các quốc gia khác nhằm thúc đẩy sự phát triển và mang lại nguồn cung, chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng tại các quốc gia khác.
+ Việc đầu tư ra nước ngoài cũng mang lại nhiều nguồn lợi nhuận hơn khi chi phí được giảm thiểu hơn so với ở Nhật và đặc biệt là nguồn lao động tại Nhật Bản đang ngày càng giảm sút nghiêm trọng do dân số đang ngày càng già đi khiến cho các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.
- Chuyển giao công nghệ
- Các hoạt động chuyển giao công nghệ chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản…), giáo dục, giao thông, sản xuất công nghiệp.
- Việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ được xem là một trong nội dung quan trọng của công nghiệp Việt Nam – Nhật Bản.
- Một số công nghệ được chuyển giao phải kể đến như công nghệ CAS (bảo quản nông, thủy sản), KPI lái xe, vắc – xin…