Nội dung chính Lịch sử 9 chân trời Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 - 1954)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 - 1954) sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo

BÀI 16: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC THẮNG LỢI (1951 – 1954)

1. Kháng Chiến “Toàn Diện”: Những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục

1.1. Văn hoá – giáo dục: 

Từ tháng 7 –1950, Chính phủ tiến hành cải cách giáo dục phổ thông, thay hệ thống giáo dục 12 năm bằng hệ thống giáo dục 9 năm, theo hướng “phục vụ kháng chiến kiến quốc”. Đến năm 1954, số học sinh tiểu học tăng 130%, học sinh trung học tăng 300%...

1.2. Chính trị: 

Tháng 2 – 1951, Đại hội II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp, quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên là Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1952, Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần I đã tổng kết, biểu dương thành tích của phong trào thi đua yêu nước,...

1.3. Kinh tế: 

Tháng 12 – 1953, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật cải cách ruộng đất. Đến tháng 7 – 1954, chính quyền cách mạng đã thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất ở một số xã thuộc vùng tự do.

2. Cuộc Tiến Công Chiến Lược Đông – Xuân 1953 – 1954 v à Chiến Dịch Lịch Sử Điện Biên Phủ Năm 1954

+ Mô tả chiến thắng trong:

• Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954: Chủ trương của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về kế hoạch quân sự trong đông – xuân 1953 – 1954 vào cuối tháng 9 – 1953: “tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”. Thực hiện kế hoạch trên, Quân đội nhân dân Việt Nam mở một loạt các chiến dịch trên khắp các chiến trường Đông Dương như: Lai Châu (10 – 12 – 1953), Trung Lào (đầu tháng 12 – 1953), Thượng Lào (cuối tháng 1 – 1954), Bắc Tây Nguyên (đầu tháng 2 – 1954). Phối hợp với mặt trận chính, ở vùng sau lưng địch phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh. Thắng lợi trong đông – xuân 1953 – 1954 đã chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho quân và dân ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ.

Dự kiến sản phẩm

• Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954: Đầu tháng 12 – 1953, Bộ Chính trị

Trung ương Đảng họp, thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết

định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu là tiêu diệt lực lượng quân Pháp ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. Đầu tháng 3 – 1954, công tác chuẩn bị mọi mặt đã hoàn tất. Ngày 13 – 3 – 1954, quân đội Việt Nam nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến dịch chính thức bắt đầu và diễn ra trong 3 đợt (đợt 1: từ ngày 13 – 3 đến ngày 17 – 3 – 1954, đợt 2: từ ngày 30 – 3 đến ngày 26 – 4 – 1954, đợt 3: từ ngày 1 – 5 đến ngày 7 – 5 – 1954). 17 giờ 30 phút, ngày 7 – 5 – 1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban Tham mưu của quân Pháp đầu hàng và bị bắt sống. Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.

+ Lí do: đầu tháng 12 – 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vì đây là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng có điểm yếu là dễ bị cô lập, mọi việc tiếp tế đều phải dựa vào đường hàng không. Với những kinh nghiệm sẵn có và sự tiến bộ về trang bị kĩ thuật, Việt Nam có thể khắc phục khó khăn, bao vây, chia cắt và tiêu diệt tập đoàn cứ điểm. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch. Quyết định chọn cứ điểm mạnh nhất của địch – Điện Biên Phủ để đánh trận quyết chiến chiến lược là một chủ trương kiên quyết, táo bạo, kịp thời, sáng tạo và đầy quyết tâm của lãnh đạo kháng chiến. Lúc đầu, Bộ Tư lệnh chủ trương “đánh nhanh, thắng nhanh”. Nhưng sau khi trực tiếp quan sát cách thức bố phòng tập đoàn cứ điểm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc”, bố trí lại pháo binh, tổ chức phương thức chiến đấu phù hợp với trình độ tác chiến của bộ đội Việt Nam nhằm giảm thiểu thương vong. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam ở Giơ-ne-vơ. Thất bại của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ cũng đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

3. Chiến thắng trên mặt trận ngoại giao

Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954 là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Thắng lợi lớn nhất: một hiệp định quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương; miền Bắc được giải phóng, tạo điều kiện đấu tranh thống nhất nước nhà. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam thắng lợi nhưng chưa trọn vẹn vì Hiệp định không phản ánh hết thắng lợi của ta trên chiến trường, chỉ mới giải phóng được miền Bắc, miền Nam phải tiếp tục đấu tranh, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất nước nhà.

4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

4.1. Nguyên nhân thắng lợi

+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

+ Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất, lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và hậu phương vững chắc nghĩa quân.

+ Toàn dân, toàn quân Việt Nam đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.

+ Liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước chống kẻ thù chung. Sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân.

+ Nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa.

4.2. Ý nghĩa lịch sử

- Đối với Việt Nam: 

+ Chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ;

+ Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

- Đối với quốc tế:

+ Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai;

+  Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa;

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

=> Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 - 1954)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay