Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 - 1954)
Giáo án Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 - 1954) sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 16: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
KẾT THÚC THẮNG LỢI (1951 – 1954)
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Mô tả được những thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam trên các mặt trận quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao trong giai đoạn 1951 – 1954.
Nêu được ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (Hình 16.1 – 16.7), phần Em có biết và phần Nhân vật lịch sử để mô tả được những thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam trên các mặt trận quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao trong giai đoạn 1951 – 1954; nêu được ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
Nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được những thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam trên các mặt trận quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao trong giai đoạn 1951 – 1954; Nêu được ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức đã học về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 kết hợp quan sát tư liệu 16.6 để đóng vai một nhân vật được thể hiện trong bức tranh, sau đó, viết một bức thư mô tả không khí ra trận của toàn dân trong chiến dịch này gửi đến thế hệ sau.
3. Phẩm chất
Yêu nước: Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 – 1954).
Bài hát Chiến thắng Điện Biên (Nhạc và lời: Đỗ Nhuận, 1954), phim tài liệu Chiến thắng Điện Biên Phủ (sản xuất năm 1964).
Các lược đồ về hình thái chiến trường trên các mặt trận Đông – Xuân 1953 – 1954 và diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 – 1954).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV cho HS xem hình ảnh, video “Xe đạp thồ và những kì tích khó tin trong chiến dịch Điện Biên Phủ”, video “Tái hiện huyền thoại xe đạp thồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi xem các hình ảnh, đoạn video trên?
c. Sản phẩm: Cảm nhận sau khi xem hình ảnh, video về chiếc xe đạp thồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS cả lớp xem hình ảnh, video:
Đoàn dân công tham gia vận chuyển lương thực lên Điện Biên
trên những chiếc xe đạp thồ thô sơ
+ Video 1: “Xe đạp thồ và những kì tích khó tin trong chiến dịch Điện Biên Phủ”.
https://www.youtube.com/watch?v=b83RxZaC0mY
+ Video 2: “Tái hiện huyền thoại xe đạp thồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ”.
https://www.youtube.com/watch?v=wNxpfS1IsC4
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi xem các hình ảnh, đoạn video trên?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, video, cảm nhận, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận sau khi xem hình ảnh, video về chiếc xe đạp thồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Với những chiếc xe đạp thồ cùng tinh thần quyết tử, vượt đèo cao, sương lạnh, dân ta đã vận chuyển hàng chục nghìn tấn lương thực cho bộ đội ở Điện Biên Phủ, góp công vào chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hình ảnh đoàn dân công tham gia vận chuyển lương thực lên Điện Biên trên những chiếc xe đạp thô thô sơ đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh toàn dân tham gia kháng chiến – sức mạnh làm nên một “thiên sử vàng” Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. “Thiên sử vàng” đó được kết tinh từ những thắng lợi nào trong suốt 9 năm kháng chiến trường kì, gian khổ? Vì sao cụm từ “Điện Biên Phủ” – Việt Nam – đã trở thành niềm tự hào của nhiều dân tộc đang đấu tranh chống áp bức trên thế giới lúc bấy giờ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 – 1954).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Kháng chiến “toàn diện”: Những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn 1951 – 1953.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Tư liệu 16.1, mục Nhân vật lịch sử, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.81, 82 và trả lời câu hỏi:
- Hãy trình bày những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn 1951 – 1953.
- Em có đồng ý với quan điểm cho rằng: Tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến toàn dân đã tạo nền tảng cho một thời kì nở rộ của văn chương và nghệ thuật? Tại sao?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn 1951 – 1953.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
dục của Việt Nam trong giai đoạn 1951 – 1953. - GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV khuyến khích HS trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà sử học thông thái”. - GV phổ biến luật chơi cho HS: + HS chia làm 2 đội. HS thảo luận và trả lời câu hỏi ra bảng phụ trong thời gian 5 phút. Câu hỏi: Em có đồng ý với quan điểm cho rằng: Tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến toàn dân đã tạo nền tảng cho một thời kì nở rộ của văn chương và nghệ thuật? Tại sao? + GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của 2 đội và tuyên bố đội thắng cuộc. - Kết thúc trò chơi, GV cho HS nghe bài hát Hò kéo pháo (nhạc sĩ Hoàng Vân). https://www.youtube.com/watch?v=kN82zGrllss Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn 1951 – 1953. - GV mời đại diện 2 đội chơi trả lời câu hỏi trò chơi: + Nền văn chương và nghệ thuật Việt Nam kế thừa di sản văn hóa dân tộc, trên con đường cách mạng đã có những chuyển biến sâu sắc về chất, phát triển phong phú, mạnh mẽ, sâu rộng, in đậm tinh thần thời đại. + Cảm hứng chủ đạo của thời kì này là niềm tự hào về đất nước, quê hương, về truyền thống dân tộc, ca ngợi lòng yêu nước, ý chí bất khuất, tự lực, tự cường; tinh thần đoàn kết, dũng cảm, thông minh, sáng tạo và hào sảng của người dân. + Nhiều tác giả trở thành những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa với ý chí quyết tâm phục vụ kháng chiến, nhân dân. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật luôn bám sát hiện thực và nhiệm vụ cách mạng; phản ánh sinh động thực tiễn đấu tranh; kịp thời động viên, cổ vũ toàn dân, toàn quân thi đua tăng gia sản xuất, lập nhiều chiến công, xây dựng đời sống văn hóa mới: tượng Chân dung Bác Hồ (1946) của nữ điêu khắc Nguyễn Thị Kim; Trường ca sông Lô (1947), bài hát Tiến về Hà Nội (1949) của nhạc sĩ Văn Cao; truyện ngắn Đôi mắt (1948) của nhà văn Nam Cao; bức tranh Bừa trên đồi (1953) của họa sĩ Tô Ngọc Vân; bài hát Hò kéo pháo (1954) của nhạc sĩ Hoàng Vân;... + Cuộc kháng chiến toàn dân đã tạo nên những thành tựu kì diệu về văn học - nghệ thuật trong thời kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), tạo điều kiện cho thời kì nở rộ của văn chương và nghệ thuật cách mạng với nhiều tác phẩm đỉnh cao sống mãi với thời gian. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục xã hội trong giai đoạn 1951 – 1954 đã tạo nên sức mạnh tổng hợp trong cuộc kháng chiến chống Pháp. - GV mở rộng, liên hệ: + Từ lời kêu gọi thi đua ái quốc Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau này đã có hàng chục phong trào thi đua như: Vững tay cày, chắc tay súng (1961), Thi đua sản xuất: Nhanh, nhiều, tốt, rẻ (1957); Phong trào phụ nữ 5 năm tốt (1964); Phong trào Ba đảm đang (1965); Phong trào cờ 3 nhất; Thanh niên 3 sẵn sàng. + “Thi đua ái quốc là: Diệt giặc đói - Diệt giặc dốt - Diệt giặc ngoại xâm. Cách làm là dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân”. + Lời kêu gọi của thi đua yêu nước của Bác vẫn vẹn nguyên giá trị, dẫn bước cho nhiều thế hệ người lao động hăng hái thi đua, dựng xây Tổ quốc. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Kháng chiến “toàn diện”: Những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục Sơ đồ tư duy về những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn 1951 – 1953 đính kèm bên dưới hoạt động 1.
| ||||||||||||
Tư liệu 1: Kháng chiến “toàn diện”: Những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. 1.1. Phong trào thi đua yêu nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động từ năm 1948. Ngày 1/5/1952, tại Đại Từ (Thái Nguyên), Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất khai mạc. Tại Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ nội dung thi đua là tăng gia sản xuất và tiết kiệm, diệt giặc lập công; thi đua là đoàn kết, là yêu nước, là góp sức gìn giữ hòa bình và dân chủ thế giới, là cải tạo con người. Phong trào thi đua là một hình thức động viên nhân dân ra sức phấn đấu cho thắng lợi của cuộc kháng chiến. Đại hội đã bầu được 3 Anh hùng Lao động là Ngô Gia Khám, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh; 4 Anh hùng Quân đội là Cù Chính Lan (truy tặng), La Văn Cầu, Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Quốc Trị. Đó là 7 anh hùng đầu tiên tiêu biểu cho phong trào thi đua yêu nước của nhân dân Việt Nam. Video:Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tại xã Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, 2/1951 https://www.youtube.com/watch?v=hiqWSQWzqZ0 Video:Dấu ấn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. https://www.youtube.com/watch?v=lx_GyyzfNZk Video: Tuyên Quang - Đổi thay trên quê hương diễn ra Đại hội II của Đảng. https://www.youtube.com/watch?v=TjoeAsEX-PE
SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ NHỮNG THẮNG LỢI TRÊN MẶT TRẬN CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN 1951 – 1954 | |||||||||||||
Công cụ đánh giá: bảng kiểm và thang đo.
|
Hoạt động 2. Cuộc tấn công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được chiến thắng của quân dân Việt Nam trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Tư liệu 16.2 – 16.4, thông tin mục 2 SGK tr.83 – 85, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi:
- Hãy mô tả chiến thắng của quân dân Việt Nam trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
- Theo em, vì sao Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược của thực dân Pháp trong chiến tranh Đông Dương?
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, câu trả lời của HS về chiến thắng của quân dân Việt Nam trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Sau chiến thắng Biên giới Thu – Đông 1950, quân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi quan trọng trong các chiến dịch, giữ vững quyền chủ động trên chiến trường. Từ giữa năm 1953, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã triển khai Kế hoạch Na-va với hi vọng sẽ giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh. Vậy, đội phó với Kế hoạch Na-va, phương án tác chiến được Bộ Chính trị Trung ương đề ra là gì?
+ Nhóm lẻ: Tìm hiểu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. 16.3. Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 16.4. Quân đội Pháp thất trận ở Điện Biên, tháng 5/1954
- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược của thực dân Pháp trong chiến tranh Đông Dương? - GV liên hệ, kết nối với văn học và giới thiệu về bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên: Bài thơ như khúc khải hoàn cách mạng đầy rộn ràng âm sắc trong niềm vui bất tận của toàn quân, toàn dân trước chiến thắng Điện Biên oanh liệt. Cùng với chiến thắng Điện Biên lịch sử, vang dội địa cầu, bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu đã làm nên bức tượng đài sừng sững tạc vào năm tháng, tạo một mốc son trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc nói chung và trong tiến trình thơ Tố Hữu nói riêng. Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt Năm mươi sáu ngày đêm, Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn! Tái hiện hình ảnh bộ đội kéo pháo vào mặt trận Điện Biên Phủ - GV cho HS xem video Giải phóng Điện Biên. https://www.youtube.com/watch?v=srZrGU5prEs Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, hoàn thành Phiếu tập số 1 và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm lần lượt mô tả về chiến thắng của quân dân Việt Nam trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 theo Phiếu học tập số 1. ……………. | 2. Cuộc tấn công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 Kết quả Phiếu học tập số 1 về chiến thắng của quân dân Việt Nam trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.
|
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2